Sau 10 năm triển khai, khu CN sạch Kim Động vẫn chỉ là ‘ruộng lúa xanh ngát’
Dự án đầu tư Khu công nghiệp sạch Kim ộng được kỳ vọng sẽ là mũi nhọn về thúc đẩy kinh tế, cũng như tạo công ăn việc cho người dân bản địa. Tuy nhiên suốt 8 năm qua, dự án này vẫn đang bị “treo”.
KCN sạch Kim Động – Hưng Yên nằm gần cao tốc Hà Nội – Hưng Yên, là trục đường giao thông quan trọng nối liền Hà Nội – Hưng Yên, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Khoảng cách từ QL5 mới đến KCN chỉ khoảng 7km, QL5 mới sau khi hoàn thành sẽ rất thuận lợi cho việc vận chuyển từ KCN đi cảng biển Hải Phòng.
Theo quy hoạch, Khu công nghiệp sạch Kim ộng có quy mô khoảng 200ha trên địa bàn ba xã: Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Toàn Thắng, được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 100ha. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 05221000120, ngày 17/12/2010 cho Công ty CP tập đoàn đầu tư xây dựng DK thực hiện đầu tư xây dựng Khu công nghiệp sạch Kim ộng, trên địa bàn xã Phạm Ngũ Lão và xã Chính Nghĩa.
Dự án Khu công nghiệp sạch Kim ộng dự kiến hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trong vòng 34 tháng, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể: từ tháng 12/2010 đến 10/2013, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất thuộc dự án, xây nhà máy xử lý nước thải, xây dựng các công trình kỹ thuật.
Giai đoạn 1: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động từ Quý IV năm 2015; Giai đoạn 2: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động năm 2017.
KCN dự kiến sẽ thu hút các ngành sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm độc hại như : Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử viễn thông, điện gia dụng, điện lạnh dùng trong công nghiệp chế biến; công nghệ phần mềm; Sản xuất hàng tiêu dùng: bàn ghế, trang thiết bị nội thất; đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp; vật dụng văn phòng, văn phòng phẩm; may quần áo xuất khẩu.
Thực hiện chủ trương tiếp nhận đầu tư của tỉnh Hưng Yên, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội xã Phạm Ngũ Lão và thôn Cốc Ngang đã kiên trì thuyết phục, vận động hơn 500 hộ dân dành toàn bộ (khoảng 90 ha) đất canh tác của thôn cho phát triển công nghiệp và được nhân dân ủng hộ, sẵn sàng giao đất cho dự án.
Có thể nói với nhiều điều kiện “thiên thời địa lợi nhân hòa” nhưng không hiểu vì lý do gì mà suốt gần 10 năm qua dự án vẫn bị đắp chiếu, chưa triển khai thực hiện xây dựng.
Thực tế dự án KCN sạch Kim Động vẫn chỉ là ruộng lúa
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay chủ đầu tư vẫn chưa GPMB xong, cứ hết lần này đến lần khác hứa hẹn trả tiền đền bù đất cho dân. ến nay, dự án vẫn “treo”, chủ đầu tư chưa thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, làm nhân dân bức xúc, nhiều lần kiến nghị lên xã, huyện. Hiện trạng của dự án hiện nay vẫn là những đồng ruộng xanh ngát màu lúa, không hề có dấu hiệu của dự án hoạt động về công nghiệp sản xuất.
Nếu không có biển thông báo dự án mục nát cắm giữa những cánh đồng lúa thì không ai biết được đây là vị trí đang được quy hoạch trở thành một KCN với diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên.
Biển thông báo vị trí dự án KCN sạch Kim Động
Điều đáng nói là ngay trên website chính thức của chủ đầu tư đã công bố thông tin về việc thuê mặt bằng, sử dụng diện tích ở KCN, đơn cư như: “Tiền thuê đất: $ 80/m2/50 năm; Phí quản lý: $ 0.3/m2/năm (trả trước hàng năm); Phí cơ sở hạ tầng: $ 0.3/m2/năm (trả trước hàng năm); Phí nước sạch: VND 7,000/m3; Phí xử lý nước thải: VND 4,500/m3 (lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước sạch sử dụng thực tế); Giá điện: Áp dụng giá của Chính phủ Việt Nam”.
Trước tình trạng nhân dân địa phương không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ruộng đất bị manh mún, mỗi hộ từ 6-7 mảnh (do không dồn thửa, đổi ruộng được), gây thiệt hại cho nông dân, việc dự án có quy mô lớn như Khu công nghiệp sạch Kim Động “treo” suốt 8 năm qua khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi “tồn tại” của dự án?
Năm 2008, Tập đoàn Đầu tư xây dựng DĐK viết tắt là DĐK Group chính thức được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc với 5 công ty thành viên. Hiện nay, DĐK Group đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, Tư vấn và thi công các công trình Xây dựng Dân dụng, Công Nghiệp, Giao thông, Thủy Lợi. Tính đến năm 2010, DĐK Group đã là chủ đầu tư của 5 Dự án Bất động sản: Khu công nghiệp sạch DĐK : 340ha (Sóc Sơn – Hà Nội), Khu công nghiệp sạch DĐK : 200 ha (Kim Động – Hưng Yên ), Trụ sở và Văn phòng cho thuê DĐK: 9 tầng( Hưng Yên), Trung Tâm đào tạo nghề kỹ thuật công nghệ cao DĐK: 2ha(Hà Nội), Trung tâm khám chữa bệnh công nghệ cao DĐK: 0,3ha (Hà Nội).
Còn tiếp…
Hải Đăng
Đến bao giờ Hà Nội xử lý được dự án "treo"?
Gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu m2 đất đang bị bỏ hoang lãng phí, Hà Nội vẫn đang loay hoay trong xử lý vấn đề này.
Hàng trăm dự án vi phạm về đất đai
Báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường và Hà Nội (việc quản lý sử dụng đất đối với các dự án vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2012-2017) thống kê được 211 dự án tổng diện tích trên 44 triệu m2 chậm triển khai, để đất hoang hoá. Trong đó, có dự án đã được thành phố kiểm tra phát hiện từ năm 2012 nhưng vẫn chưa xử lý triệt để.
Ngoài số dự án chậm tiến độ theo thông kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của 22 quận, huyện của Hà Nội phát hiện thêm 172 dự án chậm triển khai, nâng tổng số các dự án trong diện này lên 383 trường hợp. Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án...
Có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định. Ví dụ như: Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (dự án Mở rộng vườn ươm Cổ Nhuế), Công ty Thủ đô II (dự án Trung tâm ngôn ngữ Việt - Lào), Công ty Tân Á Đại Thành (dự án khu nhà ở kinh doanh Đầm Liễng...
Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt "treo" 14 năm nay.
Hàng trăm dự án "treo" của Hà Nội không chỉ lãng phí nguồn lực về đất đai của thành phố Hà Nội, còn khiến hàng nghìn người dân trong diện giải phóng mặt bằng phải sống lay lắt, tạm bợ tại những khu vực dự án "treo".
Bà Nguyễn Thị Loan, ở phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã sống tại khu vực dự án "treo" khu đô thị mới Thịnh Liệt 14 năm nay cho biết: "Nhà tôi mái dột nát, tường nứt ngang dọc khắp nơi, nhưng vì trong diện quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt nên không được phép sửa chữa, xây dựng. Gia đình cũng không đủ điều kiện chuyển đi nơi khác".
Thu hồi nhưng cần tính phương án sử dụng hiệu quả
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xử lý các dự án "treo" với Hà Nội cũng như các địa phương khác cần một chế tài cụ thể. Thời hạn là 24 tháng không sử dụng dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất, đây là quy định không phù hợp. Vì Hiến pháp quy định tài sản hình thành hợp pháp đều được Nhà nước bảo hộ không bị quốc hữu, nhưng nếu tịch thu đất lại thu luôn tài sản đầu tư trên đất, như vậy là trái với quy định. Chủ đầu tư có thể vi phạm là chưa đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ, nhưng tài sản được hình thành là hợp pháp.
"Chúng ta xử lý các dự án "treo" bằng biện pháp tài chính và thuế, có thể ra một mức phạt rất nặng, ví dụ cứ để đất chậm 1 năm không sử dụng bị phạt bằng 30% tiền sử dụng đất phải nộp. Đây là quy định để nhà đầu tư có trách nhiệm cao hơn trong việc triển khai đầu tư sử dụng đất, khi chủ đầu tư không có khả năng đầu tư phải tìm cách chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác" - GS Võ nói.
Hàng trăm dự án "treo" đang lãng phí nguồn lực về đất đai.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, Hà Nội rà soát, xử lý hàng loạt dự án ôm đất suốt nhiều năm, nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai là điều nên làm sớm. Tuy nhiên, Hà Nội cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án "ôm đất" gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
"Cần có kế hoạch rõ ràng trong việc thu hồi các dự án, xử lý các dự án vi phạm, đưa ra được danh mục đầu tư sử dụng khi thu hồi các đất các dự án. Tránh trường hợp thu hồi đất xong lại để nhiều năm không sử dụng sẽ tiếp tục gây lãng phí nguồn tài nguyên đất" - TS Liêm cảnh báo.
Dự án "treo" là câu chuyện không mới của Hà Nội nhưng vẫn đang tồn tại gây bức xúc trong xã hội. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp thế nhưng trong báo cáo số liệu thống kê các vi phạm về đất đai là dự án chậm tiến độ, bỏ hoang lại "sót" 172 dự án. Các dự án "treo" được bổ sung dựa trên báo cáo của các quận huyện và đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố đưa ra. Dư luận xã hội có quyền đặt câu hỏi về sự tích cực của đơn vị quản lý trực tiếp về đất đai?
Cần có chế tài đủ mạnh, hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng để có thể sớm xóa được các dự án bỏ hoang, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai quý giá./.
Theo Hoài Lam
VOV
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến xây thành phố giáo dục quốc tế trên 4,45ha Nằm trong danh mục cơ sở nhà đất bán đấu giá theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa -Vũng Tàu, tuy nhiên khu đất vàng có diện tích khoảng 4,45ha ở trung tâm TP có thể sẽ được triển khai xây dựng thành phố giáo dục quốc tế. Theo cổng thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mới...