Sau 10 năm, tổng tài sản của các ngân hàng biến động ra sao?
Tổng tài sản của 29 nhà băng công bố báo cáo tài chính tính đến tháng 9/2019 đạt con số 8.665 ngàn tỷ đồng, gấp 5 lần cách đây 10 năm, tức cuối năm 2009 (1.720 ngàn tỷ đồng).
Riêng 3 ngân hàng nhà nước là BIDV, Vietcombank và Vietinbank đã đóng góp 44% trong tổng tài sản các ngân hàng với 3.785 ngàn tỷ đồng.
Còn thứ hạng về tổng tài sản của 3 ông lớn này vẫn đeo bám nhau sát nút. Nếu như cách đây 10 năm, Vietcombank đứng trên Vietinbank thì nay đã có sự đảo ngược với 1.202 ngàn tỷ đồng của Vietinbank và 1.157 ngàn tỷ đồng của Vietcombank.
Còn BIDV vẫn là ngân hàng số 1 toàn hệ thống về quy mô tổng tài sản cũng như về thị phần tín dụng và tiền gửi. Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của BIDV là 1.425 ngàn tỷ đồng, nhất là nhà băng này vừa phát hành thành công 603 triệu cổ phần cho đối tác ngoại Keb Hana.
Có 9 ngân hàng có tổng tài sản dưới 100.000 tỷ đồng gồm Saigonbank, ABBank, PGBank, NCB, VietABank, KienLongBank, NamABank, VietBank và VietCapitalBank.
Sự bứt phá mạnh nhất không phải đến từ các ông lớn ngân hàng nhà nước, mà chính là từ các nhà băng tư nhân.
Top 6 ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh tới trên 1.000% chính là VietCapitalBank, TPBank, VPBank, SHB, HDBank và LienVietPostBank.
Trong khi các ngân hàng đều ghi nhận mức tăng tổng tài sản thần tốc thì Saigonbank là nhà băng ì ạch nhất trong khối khi mà 10 năm sau tổng tài sản chỉ nhích 86%, lên gần gấp đôi là 22.077 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nếu như cách đây 10 năm, ACB, Sacombank, Techcombank, MBBank, Eximbank, MSB và VIB nằm trong top 10 tổng tài sản lớn nhất thì đến nay đã có sự đổi ngôi.
Đó là sự ‘rớt hạng’ của Eximbank, MSB và VIB, thay vào đó là SCB, VPBank và SHB.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Giảm trần lãi suất, các ngân hàng chịu tác động thế nào?
Giảm trần lãi suất sẽ tạo áp lực huy động vốn lên hầu hết các ngân hàng, trong đó, ngân hàng quy mô càng nhỏ càng chịu áp lực lớn. Tuy vậy, trong số các ngân hàng quy mô nhỏ hơn lại có một số ngân hàng phải chịu áp lực lớn hơn do không còn nhiều dư địa LDR.
Giảm trần lãi suất sẽ tạo áp lực huy động vốn lên hầu hết các ngân hàng (Ảnh minh họa)
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã đồng loạt ban hành hai văn bản điều chỉnh giảm trần lãi suất, cả chiều huy động lẫn cho vay trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế, dân cư nhưng không bao gồm tổ chức tín dụng).
Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Quyết định giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước diễn ra không lâu sau thông điệp giảm lãi suất phát đi từ người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - tại diễn đàn Quốc hội ngày 8/11.
Mặc dù các ngân hàng thương mại ít nhiều đã có sự chuẩn bị nhất định trước khi Ngân hàng Nhà nước chính thức ra quyết định giảm trần lãi suất, bằng chứng là hàng loạt ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau trong khoảng một tuần trở lại đây, tuy nhiên, quyết định này của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ tạo ra áp lực nhất định lên không ít ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, việc giảm trần lãi suất sẽ khiến cho dòng tiền gửi vốn đang có lãi suất chạm trần "chảy" sang các ngân hàng có rủi ro thấp hơn (thường là từ ngân hàng nhỏ chảy sang ngân hàng lớn), bởi mức lãi suất nhận được là như nhau.
Một phần dòng tiền sẽ "chảy" sang kỳ hạn dài hơn hiện đang không bị điều chỉnh bởi trần lãi suất.
Nhưng đáng chú ý nhất là việc dòng tiền cũng sẽ "chảy" từ kênh ngân hàng sang kênh đầu tư khác do lãi suất tiền gửi đã bớt hấp dẫn hơn.
Tựu chung, giảm trần lãi suất sẽ tạo áp lực huy động vốn lên hầu hết các ngân hàng, trong đó, ngân hàng quy mô càng nhỏ càng chịu áp lực lớn.
Để đong đếm phần nào mức độ áp lực, có thể nhìn vào tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR). Tỷ lệ này càng nhỏ, áp lực huy động càng thấp. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao, áp lực huy động càng cao, buộc ngân hàng phải chấp nhận tăng huy động ở kỳ hạn dài không chịu trần lãi suất, khiến chi phí vốn gia tăng làm giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng công bố công khai tỷ lệ LDR, nhất là số liệu cuối tháng 9/2019 thì gần như không có, tuy nhiên, có thể tính sơ bộ được tỷ lệ LDR trên thị trường 1 (bằng cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng). LDR trên thị trường 1 (gọi tắt là "LDR-TT1") không bao gồm tiền gửi liên ngân hàng và giấy tờ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi).
Về cơ bản, LDR-TT1 tỷ lệ thuận với LDR. LDR-TT1 càng nhỏ, áp lực huy động vốn trên thị trường 1 càng thấp và ngược lại, LDR-TT1 càng cao, áp lực huy động vốn trên thị trường 1 càng cao, buộc ngân hàng phải chấp nhận tăng huy động liên ngân hàng và giấy tờ có giá, cũng như tăng huy động ở kỳ hạn dài không chịu trần lãi suất, khiến chi phí vốn gia tăng làm giảm lợi nhuận.
Tỷ lệ LDR-TT1 của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam, đã bao gồm cả nợ chưa dự phòng tại VAMC
Thống kê của VietnamFinance đối với 29 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, top 3 ngân hàng có tỷ lệ LDR-TT1 thấp nhất hệ thống là NCB, MSB và Vietcombank, trong đó, trường hợp của NCB có phần đột ngột do tiền gửi khách hàng tăng vọt 24% trong 9 tháng năm nay, khiến LDR-TT1 giảm đáng kể.
LDR-TT1 thấp, đồng nghĩa áp lực huy động vốn thấp và trên thực tế, chính Vietcombank và MSB là hai ngân hàng tiên phong giảm lãi suất cho vay với phạm vi giảm rộng hơn quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Một số ngân hàng khác cũng ít áp lực huy động vốn có thể kể đến như Sacombank, SCB, Eximbank, ACB, ABBank, với tỷ lệ LDR-TT1 đều dưới 90%.
Trong số 29 ngân hàng thì có 10 ngân hàng có tỷ lệ LDR-TT1 cao hơn 100%, cho thấy áp lực huy động vốn lớn hơn, trong đó áp đảo là các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ như: Saigonbank, Kienlongbank, SHB, LienVietPostBank, OCB, HDBank, SeABank, VIB và TPBank. Chỉ có một ngân hàng cỡ lớn là VietinBank.
Như vậy, mặc dù ngân hàng quy mô càng nhỏ càng chịu áp lực lớn nhưng trong số các ngân hàng quy mô nhỏ hơn lại có một số ngân hàng chịu áp lực lớn hơn phần còn lại.
Trước khi giảm trần lãi suất lần này, Ngân hàng Nhà nước đã có một thời kỳ khá dài tăng cường hỗ trợ vốn trên thị trường vốn liên ngân hàng, giúp thanh khoản thị trường này dồi dào, lãi suất hạ thấp, phần nào làm giảm áp lực huy động vốn cho các ngân hàng thương mại.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Không chỉ lợi nhuận, tổng tài sản các ngân hàng cũng ganh đua quyết liệt Nhóm "big 4" vẫn đang dẫn đầu về giá trị tuyệt đối, nhưng nhóm ngân hàng thương mại tư nhân mới là những đầu tàu tốc độ. Ảnh minh họa. Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận thường là tiêu chí đầu tiên và nổi bật khi so sánh giữa các thành viên. Thế nhưng, ở góc độ quản trị điều hành và...