Sau 1 năm, đánh giá của MSCI về chứng khoán Việt Nam có gì thay đổi?
MSCI đưa ra đánh giá tích cực hơn về khoản mục “Thanh toán và bù trừ” của thị trường chứng khoán Việt Nam.
MSCI cũng nhắc nhở rằng chỉ số MSCI Iceland Indexes được vào danh sách xem xét điều chỉnh sang “thị trường cận biện” (Frontier Markets).
Trong Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường kỳ tháng 6/2020 (MSCI Global Market Accessibility Review), MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn “không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán” trong mục “thanh toán và bù trừ”.
Đánh giá cụ thể của MSCI về thị trường chứng khoán Việt Nam
Giới hạn sở hữu nước ngoài: Các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài.
Room ngoại còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài.
Quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh. Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.
Video đang HOT
Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối: Hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán).
Đăng ký đầu tư và mở tài khoản: Thủ tục đăng ký online đã được đơn giản hóa và cắt ngắn. Đăng ký giao dịch là bắt buộc và việc mở tài khoản cần được VSD thông qua.
Các quy định về thị trường: Các quy định về thị trường chưa có đầy đủ bằng tiếng Anh.
Luồng thông tin: Các thông tin về thị trường chứng khoán thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.
Thanh toán và bù trừ: Không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.
Khả năng chuyển nhượng: Giao dịch bên ngoài sàn giao dịch bị cấm và chuyển nhượng hiện vật cần được UBCK chấp thuận.
Đối với phần đánh giá định lượng, MSCI giữ nguyên toàn bộ đánh giá của năm 2019.
Ngoài ra, MSCI cũng nhắc nhở rằng chỉ số MSCI Iceland Indexes được vào danh sách xem xét điều chỉnh sang “thị trường cận biện” (Frontier Markets).
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm phiên cuối tuần 24/4
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,8%, hướng tới mức giảm 1,8% cho cả tuần qua.
Bảng điện tử thông báo chỉ số Hang Seng tại một phiên giao dịch ở sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/4, do những hoài nghi về hiệu quả của loại vắcxin đang được thử nghiệm để phòng ngừa đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cũng như những số liệu kinh tế tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch tiếp tục tạo sức ép giảm lên thị trường cổ phiếu.
Tâm lý của giới đầu tư chịu sự chi phối bởi diễn biến ảm đạm trong phiên trước của Phố Wall, khi đà tăng mạnh ở đầu phiên đã thoái lui vào cuối phiên do thông tin cho hay, loại vắcxin đang được nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh COVID-19 đã không có hiệu quả đối với các bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 167,44 điểm (0,86%), xuống 19.262 điểm.
Giới chức Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng sắp diễn ra và yêu cầu người dân hạn chế đi du lịch, do lo ngại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại.
Các thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc và Jakarta của Indonesia đều giảm hơn 1%, trong khi thị trường chứng khoán Mumbai của Ấn Độ mất 0,5%. Đáng chú ý, thị trường chứng khoán Manila của Philippines "sụt" hơn 2% do Chính phủ nước này quyết định gia hạn lệnh phong tỏa các hoạt động kinh tế-xã hội tại thủ đô.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, sắc đỏ cũng thống lĩnh hai sàn giao dịch chứng khoán chính là Thượng Hải và Hong Kong, khi những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng và ngày càng trở nên rõ nét hơn, trong khi kỳ vọng vào việc bào chế thành công vắcxin ngăn ngừa bệnh này lại bị "dội gáo nước lạnh" do sự thất bại ngay từ những thử nghiệm ban đầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 24/4, chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 145,99 điểm (0,61%) xuống 23.831,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite lùi 29,97 điểm (1,06%) xuống 2.808,53 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 lại ghi nhận phiên tăng điểm đầu tiên trong tuần này, nhờ nhóm cổ phiếu về y tế và tài nguyên. Chỉ số này đóng cửa ở mức 5.242,60 điểm, tăng 25,5 điểm (0,49%) so với phiên trước. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, chỉ số này vẫn mất khoảng 5% do đà lao dốc kỷ lục của giá dầu.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng cửa phiên chiều 24/4, chỉ số VN-Index tăng 2,75 điểm (0,36%), lên 776,66 điểm. Còn chỉ số HNX-Index không biến đổi so với phiên trước, đứng ở mức 106,97 điểm./.
Minh Trang
Chứng khoán ngày 23/4: Nhóm dầu khí phục hồi Thị trường chứng khoán ngày 23/4 tiếp tục chứng kiến nhóm cổ phiếu ngành dầu khí khởi sắc trở lại sau khi giá dầu thô phục hồi 19%. Tính đến 14h30 chiều 23/4, VN-Index tăng 4,99 điểm (0,65%) lên 773,91 điểm; HNX-Index tăng 0,16% lên 106,97 điểm; UPCoM-Index tăng 0,28% lên 51,73 điểm. Phiên giao dịch chiều nay, toàn sàn có 157 mã...