Sau 1 năm, Công an Hà Nội vẫn… đang điều tra vụ “bôi trơn” sổ đỏ
Trả lời nghi vấn của đại biểu Quốc hội về vụ việc “ bôi trơn” sổ đỏ ở Hà Nội “có dấu hiệu rơi vào im lặng” dù đã điều tra hơn 1 năm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang khẳng định Cơ quan điều tra Công an Hà Nội vẫn đang làm, chưa có kết luận cuối cùng nên… phải chờ.
Sau hơn 1 năm, đến nay vẫn chưa có kết luận vụ việc “bôi trơn” 8 triệu đồng/1 sổ đỏ ở Hà Nội (Ảnh minh họa).
Liên quan đến câu chuyện “bôi trơn” sổ đỏ ở Hà Nội có dấu hiệu “rơi vào im lặng” mà đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại đưa ra chất vấn, sáng nay 18/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, Bộ này đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, UBND quận Nam Từ Liêm. Sau đó, UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Thanh tra Hà Nội xác minh, làm rõ vụ việc.
Theo thông báo của UBND TP Hà Nội về kết quả thanh tra, ngày 27/11/2014, cho thấy có dấu hiệu nhân viên của hai chủ đầu tư Dự án khu nhà ở để bán tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) và Dự án khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hapulico (quận Thanh Xuân) yêu cầu một số hộ dân nộp tiền để làm sổ đỏ nhanh.
“Về dấu hiệu tiêu cực, xử lý tiêu cực thì UBND TP Hà Nội đã giao Thanh tra TP Hà Nội chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan, phiếu cung cấp thông tin của người dân cũng như xác minh của cơ quan thanh tra để Công an Hà Nội tiếp tục làm rõ. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đang điều tra, chưa có kết luận chính thức. Mong đại biểu Cương và các đại biểu Quốc hội chờ đợi kết luận này”- Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói.
Tuy vậy, Bộ trưởng Quang cho biết sau phản ánh của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác cấp sổ đỏ và quy định xử lý trách nhiệm chủ đầu tư trong việc chậm cấp sổ đỏ đất ở, nhà ở cho người dân. Đồng thời thành lập tổ tiếp nhận phản ánh về vi phạm đất đai, công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Bộ cũng đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành chỉ thị chỉ đạo các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; xử lý nghiêm cán bộ gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân trong việc giải quyết các thủ tục cấp sổ đỏ”- ông Quang cho biết.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Quang, sau khi UBND TP Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường chỉ đạo thanh tra, kiểm tra trong việc chấp hành pháp luật về sở hữu đất, sở hữu nhà ở gắn liền với đất, tình hình đã có biến chuyển tích cực. Cụ thể, đến nay việc cấp sổ đỏ ở Hà Nội đã tăng lên, tại đô thị đạt tới 92,2%; ở các dự án phát triển nhà ở tăng trên 22,4% so với năm 2014.
Như Dân trí đã phản ánh, tại phiên chất vấn chiều 16/11, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phát biểu, sau khi thanh tra Hà Nội vào cuộc, có kết luận và đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ nhưng đến nay đã hơn 1 năm trôi qua, vụ việc “bôi trơn” sổ đỏ đã “có dấu hiệu rơi vào im lặng”.
“Đầu kỳ họp tôi nhận được một bức thư của cử tri ở Hà Nội. Người này nói rằng mình cũng là nạn nhân của việc “bôi trơn” sổ đỏ và khẳng định vấn nạn này không chỉ ở cấp cơ sở mà nó đã liên minh đến cấp sở và cấp thành phố”- ông Cương nói.
Qua bức thư, cử tri mong muốn ông Cương và Quốc hội ngoài việc xây dựng pháp luật hãy quan tâm hơn nữa tới việc pháp luật đó đã đi vào cuộc sống, phục vụ người dân như thế nào, bởi không như vậy thì “công sức của quý vị sẽ là… “dã tràng xe cát”.
Thế Kha
Theo Dantri
Bán đất bằng sổ đỏ giả, chiếm đoạt 15 tỷ đồng
Với mục đích kiếm tiền bất chính, Thúy đã làm giả ba "sổ đỏ" và một hợp đồng chuyển nhượng đất giả rồi đem bán và thế chấp để chiếm đoạt số tiền 15 tỷ 320 triệu đồng.
Theo tin từ báo Công an nhân dân, ngày 9/ 11, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm của hai bị cáo Vũ Thị Thúy và Nguyễn Thị Vinh về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Hai bị cáo Thúy (phải) và Vinh tại phiên xử ngày 9/ 11 - Ảnh: CAND
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, để thực hiện mục đích kiếm tiền bất chính, từ tháng 3/ 2010 đến tháng 8/ 2011, Thúy đã dùng thủ đoạn làm giả một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và ba giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có diện tích từ 48m đến 76m ở địa bàn quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Sau đó, Thúy đã dùng hợp đồng chuyển nhượng và sổ đỏ giả để bán, thế chấp chiếm đoạt của năm người với tổng số tiền 15 tỷ 320 triệu đồng. Người bị Thúy lừa nhiều nhất là hơn 5 tỷ đồng, người bị lừa ít nhất cũng hơn 1,7 tỷ đồng.
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Thúy đã bỏ trốn. Các bị hại sau đó đã làm đơn gửi cơ quan điều tra tố cáo hành vi phạm tội của Thúy. Ngoài một mình thực hiện hành vi phạm tội, Thúy còn bàn bạc và câu kết với Vinh để thực hiện hành vi lừa đảo anh Ngô Quang Huy, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội dưới hình thức làm giả giấy tờ để bán nhà của người khác.
Qua tìm hiểu, Thúy biết bà Phạm Thị Lê, ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có thửa đất nông nghiệp diện tích hơn 400m. Dù bà Lê không có nhu cầu bán mảnh đất này, nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền Huy nên Thúy đã bảo Vinh đóng giả làm con dâu bà Lê và thay mặt bà Lê cùng gia đình đứng ra giao dịch bán mảnh đất này.
Tin tưởng điều Thúy nói là thật, anh Huy đã đồng giao dịch với Vinh, Thúy và đồng ý mua mảnh đất với giá 5,1 tỷ đồng. Sau khi bàn giao tiền, anh Huy nhận bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký giả của lãnh đạo chính quyền địa phương, dấu giả của địa phương và in chỉ điểm giả đường vân của bà Lê.
Trước đó, tháng 3/ 2015, TAND TP Hà Nội cũng đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án này. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, Thúy khai, chỉ nhận của bà Hợp số tiền 800 triệu đồng chứ không phải 1,9 tỷ đồng như trong giấy biên nhận. Do HĐXX không thể làm rõ được tình tiết này tại phiên xử nên HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung tình tiết này. Kết quả điều tra bổ sung xác định, Thúy đã nhận đủ số bị cáo tiền 1,9 tỷ đồng của bà Hợp.
Tại phiên xử sơ thẩm lần 2, HĐXX vẫn không thể làm rõ được lời khai của bị cáo Thúy. Vì thế đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên xẩy ra tình trạng bán đất, bán nhà bằng sổ đỏ giả. Trước đó,báo Lao động cũng đưa tin về một vụ việc tương tự.
Cụ thể, theo điều tra, năm 2009, do làm ăn thua lỗ, Bằng An (56 tuổi, trú tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội);nghĩ ra việc làm sổ đỏ giả trên mảnh đất có diện tích trên 450m2 của bố mình là ông Nguyễn Thi Sách (95 tuổi, ở tổ 47 Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Sau đó Bằng An gặp Nguyễn Thanh Thủy và Vũ Đức Quỳnh (Hưng Yên) để nhờ làm sổ đỏ giả với giá khởi điểm là 25 triệu đồng/sổ. Quỳnh lại kết nối với Vũ Ngọc Bình (29 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội), Đỗ Văn Xương (58 tuổi, ở phường Lộc Vượng, TP Nam Định) để nhờ Trần Đức Phúc (65 tuổi, ở phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) đặt hàng làm sổ đỏ giả cho An.
Từ năm 2009 đến 2011, Phúc đã làm cho Bằng An 8 "sổ đỏ" giả với giá 25-50 triệu đồng/sổ. Sau đó Bằng An dùng sổ đỏ giả đi lừa bán đất cho 4 người, chiếm đoạt trên 17,2 tỉ đồng rồi bỏ trốn vào Đà Nẵng. Do sổ đỏ giả được làm tinh vi trên nền của phôi thật nên người mua dễ bị lừa.
Theo cơ quan điều tra, đối tượng Phúc đã có 2 tiền án về tội "giả mạo giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức Nhà nước". Khi ra tù đối tượng vẫn tiếp tục con đường phạm tội.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
TP HCM: Bắt quả tang xe tải chở đất "đội lốt" xe quân đội Chiếc xe tải thuộc một doanh nghiệp tại Quảng Ngãi nhưng được gắn biển số đỏ (quân đội) tham gia chở đất tại quận 7, TP.HCM hòng tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Ngày 2/11, ông Lê Hoàng Nam - đội trưởng đội 6 Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết cơ quan Thanh tra quốc phòng...