Satya Nadella vị CEO thứ 3 của Microsoft là ai?
Sau nhiều tháng lựa chọn, cuối cùng Microsoft cũng đã bổ nhiệm được người kế nhiệm Steve Ballmer, đó là Satya Nadella – Giám đốc mảng Doanh nghiệp và Điện toán đám mây của hãng.
Satya Nadella – vị CEO thứ 3 của Microsoft
Microsoft vừa chính thức công bố Giám đốc điều hành CEO mới của mình. Với 22 năm làm việc tại Microsoft, Satya Nadella so với các ứng viên bên ngoài có sự thấu hiểu nội tình của công ty nhất. Nhiều người lo ngại rằng, Satya Nadella chưa có kinh nghiệm điều hành một công ty độc lập nào, sẽ khó đảm trách được nhiệm vụ khó khăn này. Nhưng ban lãnh đạo Microsoft, nhất là người sáng lập Bill Gates rất tin tưởng vào Satya Nadella sẽ dẫn dắt Microsoft đi đến thành công mới.
Microsoft tính đến nay đã trải qua 2 đời CEO, đầu tiên là Bill Gates, và kế đến Steve Ballmer. Từng tuyên bố nghỉ hưu vào hồi tháng 8 vừa qua, Steve Ballmer đã có gần 14 năm lãnh đạo Microsoft rất thành công. Ông gia nhập Microsoft từ năm 1980, nhậm chức CEO vào tháng 1/2000 và rời khỏi Microsoft vào cuối năm 2013 vừa rồi.
Video đang HOT
Liệu vị CEO thứ 3 của Microsoft, Satya Nadella có vượt qua được cái bóng quá lớn của 2 CEO trước đây không? Thành công của Satya Nadella hiện đang gắn liền với những sản phẩm như Bing, Skype, Xbox Live, Office 365,…Gia nhập Microsoft từ năm 1992, Satya Nadella đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại công ty. Mảng Doanh nghiệp và Điện toán đám mây do Satya Nadella dẫn dắt đã đem lại doanh thu 19 tỷ USD mỗi năm cho Microsoft.
“Microsoft là một trong những doanh nghiệp có sự phát triển gắn liền cùng với công nghệ, và tôi hết sức vinh dự khi được chọn làm Giám đốc điều hành. Cơ hội trước mắt còn rất nhiều nhưng chúng tôi phải tập trung và hành động nhanh hơn, tiếp tục đổi mới hơn nữa.”, Nadella phát biểu.
Cùng với việc bổ nhiệm CEO Satya Nadella, Microsoft cũng có sự thay đổi nhân sự cấp cao khác khi người sáng lập Bill Gates trở thành cố vấn công nghệ, nhường ghế Chủ tịch Microsoft cho John Thompson. Công việc mới của Bill Gates sẽ hỗ trợ Satya Nadella trong việc định hướng công nghệ và sản phẩm. Động thái mới này của Microsoft sẽ đạt được 2 mục đích, khi vừa gia tăng quyền lực cho CEO mới, lại vừa giúp Satya Nadella phát huy được khả năng của mình (theo India Times nhận định).
Từ trái qua phải lần lượt là Bill Gates, Satya Nadella và Steve Ballmer.
Hiện chiến lược phát triển công ty vẫn chưa được CEO mới tiết lộ, tuy nhiên trong lá thư đầu tiên gửi đến các nhân viên của mình, Satya Nadella viết: “Công nghệ không nhìn về quá khứ, mà chỉ hướng đến tương lai. Đây có thể coi như một thời điểm quan trọng của Microsoft. Công nghệ phát triển thì chúng ta cũng như vậy, phải thay đổi và vượt lên…”.
Theo Bongdaplus
Vì sao chiếc ghế CEO Microsoft không dành cho Stephen Elop?
Truyền thông phương Tây cho rằng có hai lí do khiến hãng phần mềm Microsoft không chọn Elop vào vị trí CEO của công ty.
Đóng vai trò lớn trong thương vụ Microsoft mua lại mảng di động của Nokia, nhưng Stephen Elop không được chọn vào "ghế nóng" CEO của hãng phần mềm khổng lồ. Người đã vượt qua Stephen Elop (và cả các ứng viên nặng ký khác như Alan Mulally, Tony Bates, Kevin Turner...) là Satya Nadella - một công thần của Microsoft với 20 năm kinh nghiệm phụ trách mảng Kinh doanh và Dịch vụ trực tuyến.
Tài năng của Stephen Elop đã được chứng minh bằng thành công của Nokia. Nhưng ông không được chọn làm CEO của Microsoft.
Nếu như nhìn vào bảng thành tích của Elop và Nadella, người ngoài cuộc sẽ đánh giá cao cựu CEO của Nokia. Stephen Elop có công vực dậy hãng điện thoại Phần Lan, đưa những chiếc Asha và Lumia trở thành model bán chạy hàng đầu tại nhiều thị trường. Ông cũng được cho là một nhân tố quan trọng giúp Microsoft thâu tóm được mảng di động của Nokia. Trong khi đó, Nadella được biết đến như một người đứng đầu nhóm phát triển Bing - một cỗ máy tìm kiếm tương tự Google nhưng không thành công.
Vậy tại sao Microsoft lại không chọn Stephen Elop, khi chính ông mới là người - được coi là - thích hợp hơn với Microsoft trong kỷ nguyên di động? Theo giới truyền thông phương tây, có hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, ông đã gây ra ấn tượng không tốt với công chúng và giới truyền thông tại Phần Lan. Vào thời điểm cuối năm 2013, Nokia đã cầu xin CEO Stephen Elop chấp nhận một khoản thưởng nhỏ hơn khi thương vụ Microsoft - Nokia hoàn tất. Vào thời điểm đó, tại Phần Lan cũng diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối khoản tiền thưởng khổng lồ gần 25 triệu USD mà ông Elop sẽ được hưởng. Vì thế, Nokia muốn ông Elop chấp nhận khoản thưởng ít hơn để làm dịu tình hình.
Tuy nhiên, ông Elop không chấp nhận lời đề nghị của Nokia với lý do ông chuẩn bị ly dị vợ và e rằng vợ ông sẽ không chịu khoản tiền chia ít hơn 25 triệu USD. Sau chuyện này, Elop "mất điểm" trầm trọng trong con mắt của truyền thông lẫn công chúng.
Nguyên nhân thứ hai có vẻ thực tế hơn. Trong một bài phỏng vấn Stephen Elop, Bloomberg đã viện dẫn lại ba nguồn tin cho biết Elop đang ấp ủ kế hoạch bán cả Bing lẫn Xbox, đồng thời đưa bộ phần mềm Office lên tất cả các thiết bị di động chạy Android lẫn iOS. Elop cho rằng việc này sẽ giúp Microsoft đi đúng hướng hơn trong kỷ nguyên di động và không bị phân tán nguồn lực vào những mảng kinh doanh không cần thiết, sinh lời kém.
Tuy nhiên, kế hoạch của Elop có thể không bao giờ thực hiện được vì những người đứng đầu Microsoft không muốn hãng quay lưng với người dùng (hay nói cách khác là không muốn "tiêu diệt" cộng đồng những người đang trung thành với Bing và Xbox) và xa hơn là không muốn Microsoft bị xáo trộn quá nhiều trong giai đoạn chuyển giao.
Vì hai lý do trên, Microsoft đã không chọn Stephen Elop - một người có xu hướng cách tân và cải tổ mà chọn một trung thần ít "nổi loạn" như Satya Nadella vào vị trí CEO.
Theo PLXH
6 "sứ mệnh" vị CEO mới của Microsoft cần làm để cứu Windows Sự thay đổi những vị trí lãnh đạo quan trọng luôn đi cùng những thay đổi lớn của một tập đoàn, thay đổi nào sẽ đến với Microsoft trong thời gian tới. Như vậy, hành trình đi tìm một người lèo lái con tàu Microsoft cuối cùng cũng tìm ra nhân vật được chọn mặt gửi vàng tiếp theo sau khi Steve Ballmer...