‘Sát thủ tối thượng kỷ Jura’ dài 12 m hiện hình bên bờ biển
Hộp sọ ‘khủng’ với 130 chiếc răng dài và sắc như dao đã xuất hiện ở khu vực Bờ biển kỷ Jura nổi tiếng thuộc hạt Dorset nước Anh.
Theo đài BBC, chỉ riêng chiếc đầu lâu kinh dị của con quái vật đã dài hơn 2 m. Khi còn sống, toàn một thân hình của sinh vật được mô tả là “sát thủ tối thượng kỷ Jura” này có thể dài tới 12 m.
“Con vật này to lớn đến mức tôi nghĩ nó có thể săn hiệu quả bất cứ thứ gì không may ở trong không gian của nó” – nhà cổ sinh vật học Andre Rowe từ Đại học Bristol (Anh) nói.
“Sát thủ tối thượng kỷ Jura” khi còn sống – Ảnh đồ họa: BBC
Sát thủ kỷ Jura này là thuộc nhóm quái vật biển pilosaur, một loài bò sát “bà con” của loài khủng long. Đôi khi người ta gọi nó là “thằn lằn răng cá sấu”, bởi chiếc mõm khá giống kiểu mõm cá sấu và bộ răng dao găm.
Hộp sọ được khai quật ở Bãi biển kỷ Jura vẫn còn nguyên 130 chiếc răng sắc bén. Bên cạnh đó, các phân tích cho thấy bộ hàm của loài sát thủ này khỏe gấp đôi so với cá sấu nước mặn hiện đại.
Video đang HOT
Chúng cũng có một cơ thể linh hoạt, di chuyển nhanh bằng chân chèo, săn những con mồi kích cỡ cá heo.
Gọi nó là “T-rex dưới nước”, TS Rowe cho biết quái vật này là loài thống trị chuỗi thức ăn ở các khu vực đại dương mà nó sinh sống, suốt từ giai đoạn đầu của thế Hạ kỷ Jura cho đến cuối thế Thượng kỷ Phấn Trắng, tức khoảng 150 triệu năm trước.
Theo Science Alert, phát hiện ngoạn mục này ghi tên người đam mê hóa thạch Phil Jacobs. Anh Jacobs đã phát hiện chóp mõm của con quái vật khi đi dạo bên bờ biển.
Cái đầu khổng lồ đã được máy bay không người lái xác định chi tiết, cheo leo trên một vách đá trên bờ biển, nơi các nhà khoa học đã phải đu dây, trèo xuống từ trên cao để khai quật.
Trong khi đó, Bờ biển kỷ Jura là một di sản nổi tiếng ở nước Anh, nơi vô số quái vật kỷ Jura và Phấn Trắng từng được khai quật, với số lượng và mức độ đa dạng hiếm thấy trên thế giới.
Trung Quốc: Lộ diện 'ma cà rồng kỷ Jura' siêu kinh dị
Phiên bản 160 triệu tuổi của sinh vật được mệnh danh là ma cà rồng thời hiện đại vừa xuất hiện dưới dạng hóa thạch ở Đông Bắc Trung Quốc, được đặt tên là Sát thủ.
Hóa thạch của 2 con cá mút đá sống cùng thời với khủng long đã được các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy trong tình trạng bảo tồn tuyệt vời. Một trong hai mẫu vật dài tới 64,2 cm, là hóa thạch cá mút đá lớn nhất từng được tìm thấy.
Con cá có vẻ ngoài trông như quái vật ngoài hành tinh này còn bị gọi là "ma cà rồng" trong hiện tại. Chúng hút máu các động vật dưới nước khác, tàn sát từ cá tự nhiên ở đại dương cho đến phá hoại các vùng nuôi trồng thủy sản.
Hai con cá mút đá cổ đại được tái hiện từ hóa thạch - Ảnh: Heming Zhang
Theo Live Science, cá mút đá là một trong hai nhóm động vật có xương sống không hàm xuất hiện đầu tiên trong hồ sơ hóa thạch tận 360 triệu năm trước trong kỷ Devon. 31 loài còn sống cho đến ngày nay, tiếp tục gây ám ảnh.
Hai hóa thạch mới được xác định là khoảng 160 triệu tuổi, tức tồn tại từ kỷ Jura, là thời đại khủng long bắt đầu bùng nổ.
Các hóa thạch được khai quật tại Trung Quốc - Ảnh: NATURE COMMUNICATION
Nhóm nghiên cứu gồm TS Feixiang Wu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, TS Chi Zhang từ Học viện Khoa học Trung Quốc và TS Philippe Janvier từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Pháp cho biết các hóa thạch này là mối liên kết quan trọng giữa những mẫu vật cổ xưa hơn và cá mút đá hiện đại.
Điều này có ý nghĩa rất lớn vì loài vật có vẻ ngoài nguyên thủy kinh dị này có tầm quan trọng lớn trong việc nghiên cứu về cách động vật có xương sống đã ra đời và tiến hóa.
Hai loài mới vừa được phát hiện được đặt tên là Yanliaomyzon occisor và Yanliaomyzon ingensdentes, bao gồm phần đầu của cái tên đánh dấu vùng hóa thạch nổi tiếng Yanliao Biota của Trung Quốc, nơi chúng được phát hiện; phần sau trong tiếng Latin có nghĩa là "Sát thủ" và "Răng lớn".
Các hóa thạch cũng đại diện cho giai đoạn cá mút đá chính thức phát triển thành "ma cà rồng" như thời hiện đại.
Các hóa thạch cổ xưa hơn của giống loài kinh dị này đa phần đều quá nhỏ và yếu ớt, khiến các nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng chỉ là các loài ăn tảo chứ không đủ sức tấn công các loài khác trong "vùng biển quái vật" thời cổ đại.
Trái ngược với những nỗ lực trước đây, nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications này cũng chỉ ra Nam bán cầu mới là "lãnh địa" thực sự của giống loài này.
Phát hiện loài bò sát biển khổng lồ mới Những phát hiện từ kỷ Jura muộn cho thấy, pliosaur có kích thước gấp đôi cá voi sát thủ. Tác phẩm của đồng tác giả nghiên cứu Megan Jacobs khi tưởng tượng một con khủng long cuối kỷ Jura. Theo một nghiên cứu gần đây, việc tình cờ phát hiện ra các mẫu hóa thạch lớn trong bảo tàng đã khiến các nhà...