‘Sát thủ thầm lặng’ chốn đô thị – Bài 1: Cuộc chiến cam go

Đầu năm nay, cơ quan theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir công bố báo cáo cho thấy 99 trong số 100 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới nằm ở châu Á.

Được coi là “ sát thủ thầm lặng”, hệ quả của nạn ô nhiễm không khí đô thị thực sự khôn lường.

Sát thủ thầm lặng chốn đô thị - Bài 1: Cuộc chiến cam go - Hình 1
Khói bụi ô nhiễm bao trùm ngoại ô thành phố Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Chùm bài ” ‘Sát thủ thầm lặng’ chốn đô thị” cung cấp bức tranh toàn cảnh về chất lượng không khí kém lành mạnh tại một số thành phố lớn ở châu Á, lý giải nguyên nhân và giải pháp cho bài toán nan giải này.

Bài 1: Cuộc chiến cam go

Khủng hoảng ô nhiễm không khí tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu, đặc biệt ở khu vực Nam Á. Theo báo cáo của cơ quan theo dõi chất lượng không khí toàn cầu IQAir, 9 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ.

Đứng trong tốp 3 các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới cùng Pakistan và Bangladesh, Ấn Độ chứng kiến khoảng 1,33 tỷ người (96% dân số) phải đối mặt với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp 7 lần mức khuyến nghị 5 microgram (mcg)/m3 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hơn 66% thành phố ở đất nước tỷ dân này báo cáo mức trung bình PM2.5 hằng năm cao hơn 35 mcg/m3.

Thủ đô New Delhi, nơi sinh sống của khoảng 33 triệu người, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ số PM2.5 tại đây có lúc lên tới 523 mcg/m3, cao hơn 104 lần so với ngưỡng lành mạnh của WHO. Chỉ số chất lượng không khí (AQI- ở mức 0-50 được coi là tốt) có lúc trên 400 và kéo dài trong nhiều ngày. Số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, vùng lãnh thổ thủ đô quốc gia Delhi chỉ được hưởng 12 ngày có chất lượng không khí “tốt”.

Trong thời gian này, cả Delhi và các khu vực lân cận chìm trong màn sương khói mờ mịt. Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giao thông bị tắc nghẽn do tầm nhìn hạn chế và do va chạm. Hàng trăm chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị hủy hoặc hoãn. Các trường học đã phải đóng cửa để bảo đảm an toàn cho học sinh. Ngày 23/4 vừa qua, thủ đô New Delhi gần như “nghẹt thở” vì khói độc lan ra từ đám cháy ở núi rác lớn gần thành phố.

Video đang HOT

Các thành phố giáp Delhi cùng chung tình trạng là Ghaziabad, Faridabad, Noida và Gurugram. Không khí tại những địa điểm này thường xuyên ở mức “rất kém” và “nghiêm trọng”, có lúc chỉ số PM2.5 ở Gurugram lên tới 200 mcg/m3. Thủ đô tài chính Mumbai và Kolkata “góp mặt” trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi thường xuyên ghi nhận chỉ số AQI trên 150.

Tại Trung Quốc, năm 2023 đánh dấu năm đầu tiên mức PM2.5 trung bình tăng so với cùng kỳ năm trước kể từ khi nước này bắt đầu cuộc chiến chống ô nhiễm năm 2013. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), tổ chức nghiên cứu độc lập tại Phần Lan, trong 11 tháng, Bắc Kinh ghi nhận nồng độ PM2.5 gấp đôi tiêu chuẩn quốc gia (35 mcg/m3). Nồng độ PM2.5 ở Bắc Kinh trong 11 tháng đầu năm tăng 3,2% và trên cả nước tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Gần cuối năm, 13 trong số 31 tỉnh thành phố không đạt được tiêu chuẩn quốc gia về PM2.5 và 11 tỉnh thành phố không đạt được tiêu chuẩn quốc gia về ozone.

Trung Quốc đang là quốc gia phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới. Số dự án xây dựng nhà máy điện than được phê duyệt tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đi lùi trong hành trình hướng tới mục tiêu đạt đỉnh phát thải vào giai đoạn 2026 – 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng đối mặt với tình trạng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và rác thải ngày càng tăng. Đặc biệt trong thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm, nhiều tỉnh thành Thái Lan thường xuyên có mức độ bụi mịn PM2.5 ở mức nguy hiểm. Ô nhiễm không khí ở khu vực phía Bắc Thái Lan, trong đó có thành phố du lịch nổi tiếng Chiang Mai, tiếp tục vượt quá ngưỡng an toàn. Theo IQAir, chỉ số AQI của Chiang Mai có thời điểm lên tới 267 – thuộc nhóm ô nhiễm nhất thế giới với chất lượng không khí xấu nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Các thành phố của Thái Lan thường xuyên có mặt trong danh sách những địa điểm có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao nhất thế giới trong những tháng đầu năm nay. Báo cáo của Trung tâm Thông tin chất lượng không khí của BMA (AirBKK) trung tuần tháng 2 vừa qua cho thấy 20 quận ở Bangkok ghi nhận mức độ bụi mịn PM2.5 hơn 75 mcg/m3, được coi là mức báo động về tác động đối với sức khỏe. Ngưỡng an toàn là 37,5 mcg/m3. Những năm gần đây, không khí ở thủ đô Bangkok bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, năm 2019, Bangkok thậm chí đứng vị trí thứ 9 trong số 10 thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.

Ô nhiễm không khí cũng đột ngột tăng lên mức có hại trên khắp nước Lào ngày 23/4 vừa qua. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin và Giáo dục sức khỏe thuộc Bộ Y tế Lào, nồng độ PM2.5 vượt mức an toàn ở nhiều nơi trên cả nước. Riêng thủ đô Viêng Chăn ghi nhận chất lượng không khí ở mức xấu, với nồng độ PM2.5 vượt 120 mcg/m3.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ rất nhiều nguồn, nhưng về cơ bản có 2 nguyên nhân là tự nhiên và con người. Các yếu tố tự nhiên như cháy rừng, điều kiện địa lý và khí hậu có thể khiến chất lượng không khí đi xuống. Tại miền Bắc Ấn Độ, dãy Himalaya che chắn khu vực này đã vô tình cản trở không khí lưu thông. Nhiệt độ thấp vào mùa Đông cộng thêm gió lặng khiến các hạt vật chất bay lơ lửng trong khí quyển, làm chất lượng không khí giảm xuống mức rất thấp. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu nóng, khô vào mùa Hè ở miền Bắc cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí đô thị.

Tại các tỉnh Đông Bắc, Bắc và miền Trung Thái Lan, ô nhiễm không khí được cho là do những vụ cháy rừng thường xảy ra từ tháng 1 – 5 hằng năm, khí hậu nóng cực đoan hay ảnh hưởng một phần do khói bụi từ các nước láng giềng bay sang. Trong khi đó, tại Trung Quốc, điều kiện thời tiết không thuận lợi năm ngoái đã khiến nồng độ PM2.5 tăng ở một số nơi, đặc biệt là ở các thành phố Hohhot (Nội Mông), Quý Dương (Quý Châu) và Lan Châu (Cam Túc), lần lượt tăng 26,3%, 19,2% và 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, con người mới là “thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường tại các thành phố. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người làm gia tăng ô nhiễm không khí, trong đó phải kể đến hoạt động sản xuất công-nông nghiệp. Ô nhiễm không khí từ lâu đã có mối tương quan với cơ cấu công nghiệp nặng ở Trung Quốc. Nhiều thành phố như Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây nổi tiếng về phát triển công nghiệp nặng và phụ thuộc vào than, đồng thời gặp khó khăn đặc biệt trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí. Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết ô nhiễm không khí gia tăng trong nửa đầu năm ngoái còn có liên quan đến việc gia tăng sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và carbon sau khi các biện pháp phòng COVID-19 được dỡ bỏ.

Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng lên ở Ấn Độ. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng rất nhiều. Các nhà máy nhiệt điện là nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị chính.

Hoạt động giao thông vận tải là cũng là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí đô thị. Với số lượng lớn phương tiện giao thông di chuyển liên tục, lượng khí thải nhiều khiến tình trạng ô nhiễm không khí đô thị ngày càng tồi tệ.

Tập quán đốt phế thải nông nghiệp không chỉ từ nông dân Thái Lan mà còn từ các nước láng giềng như Myanmar, Lào, Campuchia khiến khói mù lan trong không khí và xuyên biên giới. Khoảng 85% nông dân ở Ấn Độ trồng trọt ở quy mô nhỏ, trong khi việc thuê phương tiện dọn dẹp rất tốn kém và phải chờ rất lâu mới đến lượt nên họ đã tự xử lý theo cách truyền thống bất chấp khuyến cáo, lệnh cấm của chính quyền. Bên cạnh đó, tình trạng đốt pháo hoa dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là Lễ hội Ánh sáng Diwali, ở Ấn Độ cũng là nguyên nhân được tính đến.

Ngoài ra, các hoạt động khác của con người như nấu ăn, sưởi ấm bằng sinh khối, tái chế rác thải nhựa và điện tử thải ra chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại đô thị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của con người và đây chính là “sát thủ thầm lặng” vì gây tác hại âm ỉ lâu dài. Theo WHO, mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới, làm gia tăng các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ. Ông Philip J. Landrigan, Giám đốc Chương trình Y tế Công cộng Toàn cầu của Đài quan sát toàn cầu về sức khỏe hành tinh (Đại học Boston), cho rằng ô nhiễm tại Ấn Độ là nguyên nhân gây ra 1,67 triệu ca tử vong sớm mỗi năm cùng khoản thiệt hại kinh tế 36,8 tỷ USD (tương đương 1,36% Tổng sản phẩm quốc nội của nước này). Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% trẻ em dưới 15 tuổi hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển, làm giảm chỉ số IQ, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và bệnh hô hấp cho trẻ em khi trưởng thành. Do vậy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại đô thị là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sức khỏe của người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Đông Nam Á với kế hoạch giảm thải Carbon

Một số quốc gia Đông Nam Á đang trên đà phát triển đáng kể năng lượng tái tạo trong ngắn hạn, nhưng còn có những hạn chế về công nghệ, chính trị và tài chính, cùng các yếu tố khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc khó đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng trong dài hạn.

Giống như phần lớn các nước trên thế giới, tất cả các nước Đông Nam Á đều có những kế hoạch đầy tham vọng nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và, trong hầu hết các trường hợp, đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong những thập kỷ tới. Brunei, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050, trong khi Indonesia có kế hoạch đạt mục tiêu tương tự vào năm 2060.

Myanmar, quốc gia đang nội chiến, cũng duy trì mục tiêu chính thức là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 ở một số lĩnh vực thâm dụng đất đai nhất định - mục tiêu cao đối với một quốc gia có ngành nông nghiệp quy mô lớn. Philippines là thành viên duy nhất của ASEAN chưa chính thức công bố mục tiêu trung hòa carbon, nhưng đã đặt mục tiêu giảm 75% lượng khí thải carbon trong khung thời gian 2020-2030. ASEAN cũng đặt mục tiêu trung hòa carbon cho toàn khối vào năm 2060.

Đông Nam Á với kế hoạch giảm thải Carbon - Hình 1
Cánh đồng điện năng lượng mặt trời và điện gió tại Ninh Thuận, Việt Nam.

Có điều, mặc dù những quốc gia này đều đưa các kế hoạch giảm phát thải carbon táo bạo vào luật pháp và chính sách, nhưng các mục tiêu phát triển kinh tế lại cho thấy khoảng trống trong kế hoạch trung, dài hạn. Các quốc gia trong ASEAN, trừ Singapore, đều có nền kinh tế đang phát triển. Điều này có nghĩa là nhu cầu năng lượng sẽ tăng trong những năm tới, khi đặt mục tiêu tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các công nghệ tái tạo.

Do đó, các nước ASEAN sẽ phải cân bằng cam kết trung hòa carbon với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng. Có thể nói Indonesia có động cơ lớn hơn cả bởi Jakarta mong muốn trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2050. Nhìn chung, các nước ASEAN đều mong muốn đạt mức tăng trưởng GDP hằng năm tương tự để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, vốn đòi hỏi phải gia tăng mức tiêu thụ năng lượng - điều mà năng lượng tái tạo khó có thể đáp ứng nếu không có nguồn nhiên liệu hóa thạch bổ sung đáng kể.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) dự báo nhu cầu năng lượng của các nước ASEAN sẽ tăng trung bình hằng năm 3% đến năm 2030. Chính phủ các nước Đông Nam Á luôn thận trọng để tránh làm tăng gánh nợ, nhất là khi hầu hết các nước này đều vay nợ nhiều trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, một mình khu vực tư nhân sẽ không thể đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo để các quốc gia này đạt được mục tiêu trung hòa carbon - nhất là khi bối cảnh pháp lý khó lường vẫn phổ biến ở nhiều nơi trong khu vực và than đá vẫn là ngành có lãi lớn.

ASEAN sẽ tiến gần đến việc hoàn thành các mục tiêu tái tạo ngắn hạn, nhưng sẽ chỉ có một số quốc gia thành viên đóng góp đáng kể vào mục tiêu này. Theo báo cáo tháng 1/2024 của Cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu (GEM), công suất năng lượng mặt trời và gió ở ASEAN đã đạt 28 Gw trong năm 2024, chiếm 9% mức tiêu thụ năng lượng của khối. Đây là bước tiến lớn ảnh hưởng tới mục tiêu của khối là đến cuối 2025, năng lượng tái tạo chiếm 35% tổng năng lượng.

Theo báo cáo, các nước ASEAN chỉ cần lắp đặt thêm thiết bị năng lượng mặt trời và gió ở quy mô tiện ích với công suất 17 Gw trong 2 năm tới - cụ thể là những thiết bị được kết nối trực tiếp với lưới điện - để đáp ứng mục tiêu trên. Báo cáo cũng nêu rõ, ASEAN đang trên đà bổ sung 23 Gw thông qua các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo hiện đã được lên kế hoạch. Chỉ riêng Philippines và Việt Nam đã chiếm 80% tổng tiềm năng năng lượng mặt trời và gió của khu vực, với công suất năng lượng mặt trời và gió dự kiến lần lượt là 99 và 86 Gw Cho đến nay, hai nước đã đóng góp lần lượt 19 và 3 Gw vào tổng sản lượng của ASEAN. Thái Lan cũng đóng góp 3 Gw năng lượng gió và mặt trời.

Theo báo cáo khoảng cách phát thải năm 2023 của Liên hợp quốc, Indonesia chuẩn bị đạt được mục tiêu giảm phát thải. Tuy có quy mô nền kinh tế nhỏ nhưng Lào vẫn tự hào là quốc gia có công suất năng lượng gió và mặt trời tiềm năng trên 3 Gw. Điều này có nghĩa là trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu giảm phát thải ngắn hạn trong toàn khối ASEAN là khả thi. Tuy nhiên, Lào, Brunei và thành viên sắp tới của ASEAN là Timor Leste hiện không có dự án năng lượng mặt trời hay gió với quy mô tiện ích nào đang hoạt động. Các nước ASEAN cũng đang đặt cược vào năng lượng hạt nhân như một cách để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải xóa bỏ sự hoài nghi của công chúng đối với nó.

Nhu cầu năng lượng trong tương lai dựa vào tăng trưởng kinh tế có nghĩa rằng các nước ASEAN cần đầu tư đáng kể vào công nghệ năng lượng tái tạo để đạt được mục tiêu của mình, nhưng viện trợ nước ngoài khó có thể lấp đầy mọi khoảng trống. Nhiên liệu hóa thạch, vì thế, sẽ tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong cơ cấu năng lượng của ASEAN trong tương lai gần, bất chấp các kế hoạch quốc gia và toàn khối nhằm loại bỏ chúng vào giữa thế kỷ, vì khu vực sẽ tiếp tục dựa vào công nghệ hydrocarbon để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Những hạn chế như chi phí cao, nguồn tài chính hạn chế và cơ hội sinh lời cho đầu tư tư nhân giảm - cùng với các cải cách chính sách năng lượng chưa hoàn thiện và đôi khi mâu thuẫn nhau - cũng sẽ làm chậm tiến trình triển khai năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Một số sáng kiến giúp khu vực dịch chuyển khối nhiên liệu hóa thạch đang được thực hiện, chẳng han như Cơ chế chuyển đổi năng lượng (ETM) và Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) lần lượt kết nối các nước đang phát triển với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các nhà tài trợ G7.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi MỹNhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ
16:25:43 20/05/2025
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung ÁEurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á
05:37:37 22/05/2025
Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treoThủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo
16:27:42 20/05/2025
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
12:57:11 21/05/2025

Tin đang nóng

Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ điBực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
11:16:55 22/05/2025
Quỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồiQuỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồi
09:35:09 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
09:28:01 22/05/2025
Son Heung-min khóc nức nở ngày vô địch Europa League, lùm xùm đời tư bị "đánh bay" chỉ sau 1 chiếc cúpSon Heung-min khóc nức nở ngày vô địch Europa League, lùm xùm đời tư bị "đánh bay" chỉ sau 1 chiếc cúp
11:51:56 22/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng ghi điểm tuyệt đối bởi món quà siêu tinh tế tặng chồng, chuẩn "dâu Việt", 100 điểm chân thành!Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng ghi điểm tuyệt đối bởi món quà siêu tinh tế tặng chồng, chuẩn "dâu Việt", 100 điểm chân thành!
11:54:49 22/05/2025
Chu Viên Viên có hôn nhân hoàn hảo, miệt mài đóng phim trước khi qua đời ở tuổi 51Chu Viên Viên có hôn nhân hoàn hảo, miệt mài đóng phim trước khi qua đời ở tuổi 51
10:33:20 22/05/2025
1 năm hôn nhân của Midu, điều hấp dẫn nhất lại chính là... thiếu gia Minh Đạt1 năm hôn nhân của Midu, điều hấp dẫn nhất lại chính là... thiếu gia Minh Đạt
10:52:47 22/05/2025
Vào lục tung phòng con dâu tìm chứng cứ để có cớ đi xét nghiệm ADN cháu nội, thế nhưng tôi lại tìm thấy một thứ khủng khiếp không kémVào lục tung phòng con dâu tìm chứng cứ để có cớ đi xét nghiệm ADN cháu nội, thế nhưng tôi lại tìm thấy một thứ khủng khiếp không kém
09:03:05 22/05/2025

Tin mới nhất

Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần

Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần

13:38:39 22/05/2025
Sau khi nhặt và nhận thấy thẻ tín dụng của du khách vẫn còn hoạt động, nam tài xế xe buýt tại Thái Lan đã thực hiện 14 lần rút tiền trái phép, chiếm đoạt số tiền lớn của du khách.
Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

09:35:38 22/05/2025
Mỹ đã điều tàu tuần duyên và máy bay tuần tra biển tham gia cuộc tập trận chung ở Biển Đông với lực lượng tuần duyên cùng hải quân và không quân Philippines, theo Reuters.
Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

09:31:50 22/05/2025
Tàu sân bay USS Harry S. Truman và nhóm tác chiến đã triển khai không kích lớn nhất lịch sử thế giới từ một hàng không mẫu hạm trong chiến dịch gần đây ngoài khơi Somalia.
Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

09:26:06 22/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 21.5 đã lên án biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ là hành vi bắt nạt .
Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

09:06:29 22/05/2025
Trong cuộc họp báo ngày 21.5, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố: Chúng tôi đã tiêu diệt hàng chục ngàn tên khủng bố. Chúng tôi đã tiêu diệt những kẻ cầm đầu của nhóm Hamas gồm Deif, Haniyeh, Yahya Sinwar và có lẽ là Mohammad Sinwar .
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

07:29:42 22/05/2025
Chính phủ Nga ngày 21/5 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc về việc trì hoãn đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine, cho biết hiện vẫn chưa có quyết định về địa điểm diễn ra hòa đàm.
Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

07:17:42 22/05/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết quá trình chuẩn bị bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình Nga - Ukraine đang tiến triển tích cực.
Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

07:10:29 22/05/2025
Một quân nhân Nga có biệt danh Kazbek (Ramazan Zakaryaev) đã sống sót nhờ ẩn nấp dưới một chiếc xe tăng bị hư hại mà không có nước và thức ăn trong gần một tháng, ngay trước mũi binh sĩ Ukraine.
Khép lại 'chương đối đầu'

Khép lại 'chương đối đầu'

06:08:16 22/05/2025
Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hai bên đã đạt được một hiệp ước chính thức, theo đó các quan chức Anh và EU sẽ họp 6 tháng một lần để thảo luận về chính sách quốc phòng và đối ngoại.
Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

05:49:37 22/05/2025
Lâu nay, để chinh phục đỉnh Everest, người ta cần ít nhất 2 tháng với nhiều vòng leo thử để làm quen với độ cao. Tuy nhiên, nhóm này đã đi thẳng đến trại căn cứ Everest vào ngày 17/5, ngay sau khi đến từ London.
Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

05:47:29 22/05/2025
Đồng Giám đốc của Global Forest Watch - bà Elizabeth Goldman, cho biết đây là báo động đỏ toàn cầu bởi mức độ phá này ở mức nghiêm trọng chưa từng có trong hơn 20 năm tổ chức này thu thập dữ liệu.
Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

05:43:18 22/05/2025
Thị trấn nhỏ bé này không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và đậm chất nghệ thuật, mà còn bởi những quy định độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt mà không nơi nào có được.

Có thể bạn quan tâm

Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái

Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái

Phim âu mỹ

14:40:46 22/05/2025
Những kẻ xấu xa (The bad guys) sẽ chính thức tái xuất màn ảnh rộng trong mùa hè này với phần tiếp theo mang tên Băng đảng quái kiệt 2 (tựa gốc: The bad guys 2).
Hoa hậu Thuỳ Tiên đã dự định mở công ty từ 3 năm trước, muốn có 1.000 điểm bán khắp cả nước

Hoa hậu Thuỳ Tiên đã dự định mở công ty từ 3 năm trước, muốn có 1.000 điểm bán khắp cả nước

Sao việt

14:36:36 22/05/2025
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên từng chia sẻ về kế hoạch sở hữu một công ty, trở thành nữ doanh nhân thành đạt vào năm 2022
Động thái mới của Jack đang gây xôn xao trên MXH

Động thái mới của Jack đang gây xôn xao trên MXH

Nhạc việt

14:32:50 22/05/2025
Khuya 21/5, Jack - J97 bất ngờ đăng tải video kèm dòng trạng thái ẩn ý lên TikTok. Đây là lần đầu tiên Jack lên tiếng về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp hậu ồn ào đời tư.
Đoạn video quay cảnh 2 nữ idol "quyết chiến" ngay giữa đường nhưng phản ứng của netizen lạnh nhạt đến sốc

Đoạn video quay cảnh 2 nữ idol "quyết chiến" ngay giữa đường nhưng phản ứng của netizen lạnh nhạt đến sốc

Nhạc quốc tế

14:28:40 22/05/2025
Good Thing nhắm đến catchphrase gây viral, tạo meme nên lyrics bị cho là vô tri, lặp nhiều từ vô nghĩa và thiếu sáng tạo.
Nissan ra mắt xe hatchback đẹp mê ly, công suất 148 mã lực

Nissan ra mắt xe hatchback đẹp mê ly, công suất 148 mã lực

Ôtô

14:25:12 22/05/2025
Ngoài ra còn có núm xoay chọn chế độ lái, phanh tay điện tử có giữ tự động, sạc không dây và hệ thống thông tin giải trí NissanConnect tích hợp Google, hỗ trợ đầy đủ Android Auto và Apple CarPlay.
Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision

Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision

Xe máy

14:08:15 22/05/2025
Suzuki Avenis 125 2025 sẽ được bán ra trên thị trường Ấn Độ với giá bán từ 91.400 rupee - khoảng gần 28 triệu đồng khi quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá hiện tại.
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Tin nổi bật

13:41:43 22/05/2025
Trải nghiệm đáng nhớ cho hành khách nhưng đáng quên cho ban quản lý dự án tàu Cát Linh - Hà Đông , bạn đọc Dân trí bình luận.
Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả

Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả

Pháp luật

13:28:36 22/05/2025
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn phát hiện có 18 trường hợp là y, bác sĩ được Lê Thị Ánh Hồng nhờ người làm thủ tục nhập hộ khẩu không đúng quy định vào một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn.
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Lạ vui

13:23:22 22/05/2025
Hai con chó nòi Akita quý giá của Nhật Bản vừa được bổ nhiệm làm giám đốc sân bay Odate-Noshiro, theo Đài NHK hôm 20.5.
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome

Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome

Thế giới số

13:16:24 22/05/2025
Google vừa công bố tính năng mới cho trình duyệt Chrome với khả năng tự thay đổi mật khẩu yếu hoặc bị xâm phạm thành mật khẩu mạnh mẽ và độc đáo.
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người

Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người

Phim việt

13:12:34 22/05/2025
Ba Sịa gặp nạn khi cứu em bé giữa đường, trong khi Đại do dự trước lời mời làm việc từ bố Ba Sịa. Diễn biến gay cấn sẽ có trong tập 44 Mẹ biển tối nay.