Sát thủ ngông cuồng sa lưới bởi lời tố cáo của mẹ
Sau khi sát hại một nữ sinh, Terry Driver liên tục gọi điện thoại tới cảnh sát để thách thức, tuyên bố sẽ tiếp tục gây án.
Misty Cockerill và Tanya Smith – hai nữ sinh ở thành phố Abbotsford, tỉnh British Columbia – trên đường tới buổi tiệc thứ hai trong tối 13/10/1995 bất ngờ bị một người đàn ông bước tới gần với cây gậy bóng chày.
Hai cô bị gã ép vào bụi rậm gần đó và yêu cầu cởi quần áo. Trong lúc, Tanya cởi trang phục, Misty bất ngờ giật gậy bóng chày từ tay hắn để tự giải nguy. Thủ phạm nhanh chóng giật lại, đánh lại Misty khiến cô bất tỉnh.
Misty Cockerill. Ảnh: AbbyNews
Khi tỉnh dậy, không thấy gã đàn ông và Tanya bên cạnh, Misty cố gắng chạy tới một bệnh viện gần đó để kêu cứu. Bác sĩ đưa cô vào phòng cấp cứu ngay vì cơ thể có nhiều thương tích. Hôm sau, xác của Tanya được phát hiện ở hồ gần hiện trường với nhiều vết thương nặng.
Quanh hồ, cảnh sát thấy quần áo của nạn nhân trên các cành cây ở hai bên lối đi. Dường như hung thủ sau khi phi tang đã cố ý treo quần, áo trên cây để cảnh sát có thể tìm ra nữ sinh sớm.
Nhóm điều tra thấy một số vết hằn của lốp xe còn khá mới trên lối đi tới hồ, cùng những vết kéo khá dài – dấu hiệu cho thấy có thể hung thủ đưa Tanya tới vị trí của vết lốp xe rồi kéo xuống hồ.
Phổi của nữ sinh chứa nước, nghĩa là vẫn thở trước khi bị ném. Nhưng không ai biết kẻ xấu cưỡng hiếp Tanya ở vị trí hắn đánh Misty bất tỉnh, hay đưa nạn nhân tới chỗ khác.
Vài ngày sau khi án mạng xảy ra, một người đàn ông gọi điện thoại công cộng tới đường dây nóng của cảnh sát thành phố Abbotsford vào buổi sáng khẳng định hắn đã giúp Misty tới bệnh viện rồi cúp máy rất nhanh. Chiều cùng ngày, gã này liên lạc với cảnh sát bằng điện thoại công cộng, và tuyên bố là hung thủ sát hại Tanya.
Khi cảnh sát xác định xong vị trí của buồng điện thoại công cộng, hắn đã biến mất. Trong cuộc gọi lần thứ ba, gã đe dọa rằng sẽ tiếp tục gây những vụ án tương tự.
24 ngày sau, cảnh sát công bố nội dung những cuộc gọi của gã đàn ông bí ẩn trên đài phát thanh và truyền hình với hy vọng ai đó có thể nhận ra giọng của hắn. Giới truyền thông gọi hắn là “sát nhân thành phố Abbotsford”.
Trong khi đó, gã này tiếp tục gọi điện thoại tới đường dây nóng, thách thức tìm ra hắn. Thậm chí ngày 17/2/1996, hung thủ còn vào nghĩa trang lấy tấm bia mộ của Tanya rồi đặt ở bãi đỗ xe của đài phát thanh cùng dòng chữ: “Cô bé không phải người đầu tiên, cũng không phải nạn nhân cuối cùng”.
Hai ngày sau, hung thủ gọi điện thoại tới đường dây nóng, hỏi cảnh sát có thích món quà của hắn hay không. Từ hơn 9.500 cuộc gọi của người dân, cảnh sát đã thẩm vấn vài nghi phạm, lấy ADN và mẫu răng của họ, nhưng không ai là hung thủ.
Gã này thực hiện cuộc gọi thứ 8 vào ngày 21/2/1996, báo rằng đã ném hung khí vào một nhà dân trong thành phố Abbotsford. Tới địa chỉ hung thủ cung cấp, cảnh sát thấy một chiếc mỏ lết cỡ lớn kèm một lá thư trong gói giấy. Trong lá thư với chữ đánh máy, hung thủ tuyên bố hắn đã gây ra 3 vụ án khác với phụ nữ.
Tên sát nhân tuyên bố sẽ không rời khỏi thành phố và tiếp tục gây án. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ băng dính mà hung thủ dán trên gói giấy, chuyên gia kỹ thuật phát hiện một phần vân tay ngón trỏ. Như vậy, cuối cùng kẻ thủ ác đã phạm sai lầm trong quá trình giễu cợt cảnh sát.
Tuy nhiên, đối chiếu dấu vân ngón trỏ của sát nhân với kho dữ liệu vân tay tội phạm ở Canada và Mỹ, cảnh sát không tìm ra bất kỳ kết quả nào. Điều đó chứng tỏ hung thủ chưa từng có tiền án, tiền sự.
Terry Driver. Ảnh: AbbyNews
7 tháng sau khi Tanya qua đời, một sự việc bất ngờ xảy ra. Một phụ nữ gọi điện thoại tới đường dây nóng, nói rằng con trai Terry Driver có giọng nói rất giống hung thủ. Ngay lập tức, cảnh sát tới nhà của Terry, yêu cầu cung cấp dấu vân tay và mẫu ADN. Ban đầu Terry từ chối, nhưng sau đó chấp nhận yêu cầu với điều kiện sẽ tới trụ sở cảnh sát cùng luật sư.
Kết quả kiểm tra cho thấy một dấu vân tay ngón trỏ của Terry trùng với dấu vân tay trên băng dính, còn vết răng trùng khớp với vết trên ngực Tanya. Trước chứng cứ rõ ràng, luật sư của Terry chấp nhận thua cuộc.
Phiên xử Terry diễn ra vào năm 1997. Công tố viên nhận định bị cáo đã hiếp dâm Tanya khi cô bất tỉnh, rồi đẩy xuống hồ khiến tử vong vì ngạt nước.
Terry cãi mắc hội chứng Tourette, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và thiếu tập trung. Những khiếm khuyết này cần được xem xét để giải thích cho hành động của anh ta.
Công tố viên cho rằng theo phân tích chuyên gia tâm lý tội phạm thì hung thủ là người căm thù phụ nữ, chủ động tìm mục tiêu để trút giận. Misty và Tanya chỉ là hai mục tiêu ngẫu nhiên.
Terry bị cáo buộc tội Giết người cấp độ một và Hiếp dâm, với án tù chung thân và có thể hưởng ân xá sau 25 năm.
Năm 2001, Terry kháng cáo nhưng thất bại. Ngày 23/8/2021, Terry qua đời trong trại giam vì ung thư ở tuổi 56.
Bà Mạnh Vãn Chu được tháo vòng định vị sau gần 3 năm
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu ngày 24/9 đã được tháo vòng định vị ở cổ chân sau, thiết bị mà phải mang gần 3 năm qua trong khi bị "giam lỏng" tại Canada.
Bà Mạnh Vãn Chu được trả tự do sau thỏa thuận với Mỹ
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu vẫn được nhìn thấy đeo vòng định vị ở cổ chân khi rời khỏi văn phòng luật sư ở Vancouver, British Columbia, Canada vào ngày 24/9. Thiết bị này dùng để giám sát vị trí của bà Mạnh, kể từ khi "công chúa" Huawei bị bắt giữ hồi năm 2018.
Tuy nhiên, khi xuất hiện bên ngoài tòa án ở Vancouver hôm 24/9, vòng định vị đã được tháo khỏi chân của bà Mạnh Vãn Chu. Thiết bị theo dõi được dỡ bỏ sau khi thẩm phán công bố quyết định hủy bỏ đề nghị dẫn độ của Mỹ, trả tự do và dỡ bỏ toàn bộ các điều kiện tại ngoại đối với bà Mạnh.
Thiết bị theo dõi gắn trên cổ chân sử dụng sóng di động và kết nối GPS để xác định vị trí của người bị giám sát, đảm bảo người này không vi phạm lệnh cấm rời khỏi nhà trong khoảng thời gian nhất định. Việc tháo bỏ vòng định vị cho thấy bà Mạnh Vãn Chu kết thúc thời kỳ "giam lỏng" theo lệnh của tòa án.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Mỹ cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran, khiến HSBC có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự vì vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
Trong thời gian hơn 1.000 ngày, bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại tại nhà riêng ở Vancouver và chịu sự giám sát an ninh nghiêm ngặt. Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.
Bà Mạnh Vãn Chu rạng rỡ khi trả lời phỏng vấn báo chí khi bước ra từ tòa án.
Theo thỏa thuận hoãn truy tố đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ, bà Mạnh đồng ý với bản tuyên bố dài 4 trang. Trong đó, bà thừa nhận đã cung cấp những thông tin không chính xác cho HSBC nhằm phủ nhận mối quan hệ giữa Huawei với một công ty tại Iran - hành động có thể khiến HSBC vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Sau khi được trả tự do, bà Mạnh Vãn Chu đã lên máy bay từ Vancouver trở về Thâm Quyến, Trung Quốc trong ngày 24/9.
Vụ việc liên quan đến việc bắt giữ và đề nghị dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu đã khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada căng thẳng. Giới chức Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích động thái của Canada, Mỹ, đề nghị trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức.
CFO Huawei Mạnh Vãn Châu có thể sớm được miễn quản thúc tại gia Kênh CBC News của Mỹ dẫn các nguồn thạo tin cho biết Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, có thể được miễn quản thúc tại gia trong ngày 24/9. Bà Mạnh Vãn Châu tới Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia, Canada, ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Nguồn tin cho biết trong ngày...