“Sát thủ” diệt tàu sân bay TQ “có tiếng mà không có miếng”
Chuyên gia phân tích Quốc hộiMỹtin rằng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21DTrung Quốcvẫn chưa phải là vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi”.
Một báo cáo mới từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM) của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không phải là thứ vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Theo chuyên gia phân tích của CRS Ronald O’Rourke, “sát thủ diệt tàu sân bay” – tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa bằng cách kết hợp các phương thức chủ động và thụ động.
Theo báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những vấn đề đối với khả năng Hải quân Mỹ” được phát hành cuối tháng 3/2013, Mỹ có thể thực hiện nhiều phương thức chủ động và thụ động để đánh chặn DF-21D ở nhiều thời điểm bao gồm: khi Trung Quốc phát hiện và xác định tàu sân bay; khi dữ liệu được truyền tới bệ phóng DF-21D; khi DF-21D được phóng đi và khi DF-21D tìm kiếm mục tiêu.
Chuyên gia Mỹ tin rằng, hải quân nước này có nhiều “cơ hội” đánh chặn DF-21D.
Dựa trên những thời điểm này, ông O’Rourke đưa ra nhiều “lời khuyên” đối với Quân đội Mỹ. Đó là, Mỹ có thể sử dụng những hệ thống làm nhiễu hoặc vô hiệu hóa hệ thống trinh sát và khóa mục tiêu tầm xa của Trung Quốc. Việc này sẽ giúp vô hiệu hóa DF-21D ở nhiều thời điểm cũng như làm nhiễu hệ thống dẫn đường của chúng khi tiếp cận mục tiêu.
Nếu tên lửa DF-21D đã được bắn đi, Hải quân Mỹ có thể sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 trên tàu tuần dương, khu trục Aegis để bắn hạ DF-21D.
Theo ông O’Rourke, Hải quân Mỹ cũng nên đẩy nhanh việc mua sắm những tên lửa đánh chặn SM-2 Block IV Sea-Based Terminal (biến thể cải tiến SM-2 có thể đánh chặn tên lửa).
“Những sự lựa chọn khác bao gồm đẩy nhanh việc phát triển và triển khai súng điện từ và vũ khí laser”, bản báo cáo viết.
Ngoài ra, DF-21D cũng có thể bị vô hiệu hóa khi chúng đang tiếp cận mục tiêu bằng cách trang bị hệ thống tác chiến điện tử hoặc hệ thống gây nhiễu vô hiệu hóa đầu tự dẫn radar của DF-21D.
Video đang HOT
Theo vietbao
Mỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng
Mỹtăng cường tổ chức diễn tập quân sự để kiềm chế bá quyền khu vực củaTrung Quốc,tăng cường vai trò ảnh hưởng và vị thế siêu cường.
Diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo là cuộc diễn tập quân sự trên biển có quy mô lớn nhất của khu vực.
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 9/4 có bài viết cho rằng, cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cao giọng đề ra chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương", từ đó Thái Bình Dương đã không còn "thái bình" nữa, Mỹ bắt đầu liên tiếp tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Năm 2012, các cuộc diễn tập của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ về danh hiệu cũng có tới 17 loại, hành động muốn phô trương vũ lực của Mỹ gây chú ý cho dư luận và có người lo ngại.
Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ lại coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương như vậy? Tại sao Mỹ lại liên tiếp áp dụng hành động "diễn tập quân sự" như vậy?
Theo bài báo, về địa-chiến lược, châu Á-Thái Bình Dương là một khâu không thể thiếu trong "phòng tuyến" Viễn Đông của Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nội dung cơ bản chính sách Trung Quốc của Mỹ.
Khi mưu tính trọng tâm chiến lược toàn cầu, Mỹ rất coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu quan trọng tranh bá toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô, từng là trận địa tuyến trước của Chiến tranh Lạnh.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời từng bước gia tăng can dự và mức độ can thiệp quân sự đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ tăng cường diễn tập quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc, xây dựng lại hình ảnh siêu cường
Chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương luôn là bộ phận quan trọng của chiến lược toàn cầu Mỹ, sự phát triển của nó cơ bản đã trải qua 3 giai đoạn - chiến lược "chuỗi đảo" từ giữa thập niên 1950-cuối thập niên 1960, chiến lược "không can dự" từ cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1990, chiến lược "can thiệp quân sự" sau giữa thập niên 1990.
Mỹ can thiệp sâu vào châu Á-Thái Bình Dương, phương pháp tiếp cận của giới hoạch định Mỹ chủ yếu gồm có: 1. Liên minh rộng rãicác nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2. Triển khai lực lượng quân sự ở phía trước, thực hiện "tái cân bằng" chiến lược 3. Chiếm vị thế lãnh đạo tại khu vực này, phát huy "vai trò tích cực".
Mỹ cho rằng, từ kết thúc Chiến tranh Lạnh đến năm 2015 là thời kỳ "cơ hội chiến lược". Trong thời gian này, Mỹ không có đối thủ chiến lược mang tính toàn cầu như Liên Xô cũ, cũng không có nhiều khả năng xuất hiện liên minh và nước lớn khu vực có thể đánh bại Mỹ.
Nhưng, người Mỹ cũng phán đoán cho rằng, sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc và Nga - hai nước lớn mang tính khu vực có diện tích lãnh thổ rộng lớn, đều có sự khác biệt rất lớn với Mỹ về quan niệm giá trị và lợi ích chiến lược, sẽ tạo ra thách thức nghiêm trọng cho Mỹ trước sau năm 2015, trong đó Trung Quốc "có khả năng hơn trở thành kẻ thách thức".
Lực lượng pháo binh hai nước Mỹ-Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp
Dựa vào nhận thức nêu trên, Mỹ bắt đầu chú trọng gây sức ép lớn hơn đối với Trung Quốc trong các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương. Những năm gần đây, trọng tâm chiến lược đối ngoại Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đặc biệt là sau khi lên nắm quyền, chính quyền Obama muốn dẫn dắt nước Mỹ trở thành "quốc gia Thái Bình Dương", đưa ra chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương", tích cực thúc đẩy dịch chuyển chiến lược sang hướng Đông, muốn "triển khai 60% lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương" để thực hiện "tái cân bằng chiến lược", làm cho dư luận quốc tế liên tục gia tăng mức độ quan tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Năm 2012, khi trình bày chính sách quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Leon Panetta đề xuất: "Các quân chủng Mỹ đều tập trung vào quán triệt thực hiện phương châm/chỉ nam chiến lược quốc phòng của Tổng thống Obama, coi châu Á-Thái Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu". Trong khi đó, diễn tập quân sự liên hợp liên tiếp là một trong những bước đi hành động cụ thể về quân sự.
Tổng quan diễn tập quân sự châu Á-Thái Bình Dương, bất kể là về địa điểm diễn tập, quy mô lực lượng quân sự, hay bố trí khoa mục huấn luyện và phạm vi quốc gia tham diễn, đều thay đổi và nâng cấp, đồng thời ngày càng thể hiện nhiều đặc điểm định hướng chiến thuật rõ ràng.
Không quân Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp
Về binh lực diễn tập, binh lực tham gia diễn tập của quân Mỹ ít nhất là vài trăm quân, nhiều nhất lên tới hơn 11.000 quân, đủ thấy mức độ coi trọng của Mỹ.
Về thời gian và địa điểm diễn tập, các khoa mục chiến đấu thực tế như tác chiến đổ bộ của cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2012 giữa Mỹ-Philippines được bố trí ở vùng biển phía tây đảo Palawan, Philippines, kề sát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại đòi chủ quyền phi pháp và tự gọi nó là quần đảo Nam Sa).
Điều đặc biệt chú ý là cuộc diễn tập quân sự liên hợp "Lá chắn phương Đông" giữa Mỹ-Nhật vào tháng 11/2012 được tổ chức vào thời điểm tranh chấp đảo Senkaku gay gắt nhất.
Nhìn vào khoa mục diễn tập, nội dung diễn tập quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương ngoài các khoa mục thông thường như tác chiến đổ bộ, ứng phó với cướp biển, buôn lậu và thiên tai, còn có một cuộc diễn tập đánh chiếm giàn khoan dầu khí được gọi là "chống khủng bố", có thể nói là phù hợp với "nhu cầu thực tế" của tranh chấp chủ quyền biển Đông.
Nhìn vào các nước tham gia diễn tập, cuộc diễn tập quân sự liên hợp Balikatan 2013 giữa Mỹ-Philippines đã bắt đầu vượt khỏi khuôn khổ hợp tác song phương hoặc ba bên đơn thuần, quân đội các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ tham gia diễn tập mô phỏng bàn tròn, đại diện các nước ĐNÁ cũng sẽ tham gia diễn tập chỉ huy mô phỏng.
Biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ-Hàn diễn tập ở biển Hoàng Hải
Theo báo Trung Quốc, những năm gần đây, Mỹ thông qua tổ chức một loạt cuộc diễn tập quân sự liên hợp, cố gắng mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không ngừng tăng cường hoạt động can thiệp chính trị, quân sự ở khu vực này, đã gây ảnh hưởng to lớn tới an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên ở khu vực.
Khu vực này bắt đầu hình thành cục diện phức tạp đan xen giữa cạnh tranh và hợp tác, đồng thời kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang mới, gây ra "chính trị lạnh, kinh tế nóng" trong khu vực. Cục diện này và tình hình mới ngày càng phức tạp của khu vực này gây nên sự quan tâm chặt chẽ và cảnh giác rất cao cho Trung Quốc.
Ngoài ra, bài báo cho rằng, Mỹ lựa chọn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ muốn coi đó là "át chủ bài" kiềm chế bá quyền khu vực của Trung Quốc, mà còn có ý đồ sâu xa là tận dụng cơ hội phô diễn sức mạnh, tạo dựng lại hình tượng siêu cường.
Các loại máy bay quân sự tiên tiến nhất của Mỹ như máy bay ném bom tàng hình B-2 (trong hình), máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đều vừa tham gia diễn tập với Hàn Quốc ở bán đảo Triều Tiên, bị CHDCND Triều Tiên phản đối quyết liệt. Trung Quốc ra tuyên bố: Các nước có liên quan không được "sinh sự" ở cửa nhà Trung Quốc.
Theo vietbao
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham gia diễn tập tái chiếm đảo Cả 3 "quân chủng"Nhật Bảnsẽ lần đầu tiên đếnMỹdiễn tập, đối phó tình huốngTrung Quốcxâm chiếm đảoSenkaku,tăng cường năng lực tác chiến chung với Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay trực thăng V-22 Mỹ tham gia diễn tập liên hợp Mỹ-Nhật (ảnh tư liệu) Sau một thời gian ngắn có thông tin cho biết Nhật-Mỹ dự định xây dựng...