Sát thủ diệt hạm Harpoon được nhân đôi sức mạnh
Nhà sản xuất Boeing đang giới thiệu cho Hải quân Mỹ loại tên lửa diệt hạm và tấn công mặt đất Harpoon với tầm tấn công gấp hai lần phiên bản hiện tại.
Harpoon thế hệ mới có thể được phóng từ mặt đất, tàu ngầm, máy bay và được dẫn đường bởi hệ thống định vị GPS lẫn định vị quán tính. Mục tiêu của nó gồm hàng loạt các tàu chiến và cơ sở mặt đất.
Lãnh đạo Boeing cho biết, loại vũ khí mới này được phát triển để có thể được phóng từ 5 loại tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ như tàu khu trục, khinh hạm, tàu tuần tra; các loại máy bay như F/A-18, F-15, F-16 và máy bay trinh sát P-3. Nó cũng có thể được phóng từ bệ phóng di động trên xe tải.
Tên lửa Harpoon thế hệ mới đáp ứng yêu cầu này, với công nghệ dẫn đường tiên tiến, một động cơ mới và một đầu đạn mới so với phiên bản Block II dài 15 foot.
Công nghệ mới giúp mở rộng tầm tấn công từ 67 lên 134 hải lý, Giám đốc Boeing, ông Jame Brooks giới thiệu.
Đầu đạn của tên lửa mới nặng 300 pound thay thế đầu đạn 500 pound hiện tại, giúp tối ưu khả năng tấn công diệt hạm. Hệ thống kiểm soát nhiên liệu điện tử giúp nó sử dụng năng lượng tiết kiệm nhất có thể.
Video đang HOT
Phía Hải quân Mỹ, Người phát ngôn Kat Dransfield cho biết: “Với các tàu tấn công hạng nhẹ, chúng tôi đang có nhu cầu tăng cường sức chiến đấu, khả năng chống tàu mặt nước.”.
Boeing đã chuyển giao trên 7.500 tên lửa Harpoon Block II cho các 30 khách hàng từ khắp thế giới, trong đó, một nửa là cho Hải quân Mỹ.
Harpoon có thể được triển khai từ 12 loại máy bay, 630 tàu chiến, và 190 tàu ngầm trên toàn cầu. Theo Beoing, tên lửa Harpoont hế hệ mới sẽ được ra mắt trong năm 2017.
Theo Business Insider/TPO
Tên lửa phòng không S-400 sẽ bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh?
Tên lửa phòng không S-400 có thể được Trung Quốc triển khai để bảo vệ Bắc Kinh hoặc triển khai ở ven biển bao phủ quần đảo Senkaku tranh chấp.
Trung Quốc có thể dùng tên lửa S-400 để bảo vệ các cơ quan đầu não và triển khai tới vùng biển nước này đang tranh chấp.
Nhận định trên vừa được chuyên gia phân tích quân sự Nga Igor Korotchenko tiết lộ trên Sputnik vào hôm 13/4, ngay sau khi người đứng đầu Tập đoàn Rosoboronexport xác nhận bán hệ thống S-400 cho Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, bằng việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) của Nga, Bắc Kinh đã có được sự đầu tư vững chắc cho an ninh quốc gia Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không "khủng" S-400 của Nga.
"Tôi tin có hai tuyến chính để sử dụng những hệ thống tên lửa này: các tên lửa sẽ phủ khắp không phận Bắc Kinh, một trung tâm chính trị đầu não, và có thể được triển khai tới một trong những vùng biển của Trung Quốc. Bằng việc mua S-400, Trung Quốc đã có được một sự đầu tư tốt cho an ninh quốc gia", Korotchenko nói.
Đồng thời ông Igor Korotchenko còn lưu ý, S-400 có thể phá hủy rất nhiều mục tiêu, bao gồm cả các tên lửa hành trình và các máy bay chiến đấu loại tàng hình.
Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Siemon Wezeman cũng tin, hệ thống tên lửa phòng không S-400mới sẽ được triển khai xung quanh các cơ quan đầu não về chính trị và quân sự của Trung Quốc. Những nơi đang được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa S-300 Nga và HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
"S-400 có khả năng chống lại các tên lửa đạn đạo, loại vũ khí đặt ra mối đe dọa lớn đối với các mục tiêu quan trọng", Wezeman phát biểu trên Sputnik.
Nhà nghiên cứu này còn cho biết thêm, tên lửa S-400 có tầm hoạt động xa và ổn định hơn so với hệ thống S-300. Do đó cũng có thể Bắc Kinh sẽ sử dụng chúng để bao phủ lên vùng eo biển Đài Loan và một phần không phận của Đài Loan cũng như một phần biển phía Đông hoặc Nam Trung Quốc.
Các thành phần của một tiểu đoàn tên lửa S-400.
Cùng suy nghĩ, chuyên viên nghiên cứu cao cấp Vassily Kashin tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow cho hay, S-400 được Trung Quốc mua thuộc loại có phạm vi hoạt động tới 250 dặm (402,3 km), do đó cho phép Bắc Kinh tấn công các mục tiêu tận xa ngoài khơi biển phía Đông Trung Quốc.
"Những tên lửa này có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ đất liền của Trung Quốc", Kashin nói.
Nhìn nhận ở tầm vĩ mô, nhà nghiên cứu Wezeman lưu ý, việc mua các hệ thống phòng không mới và hiện đại sẽ tác động tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ không diễn ra một cách kịch liệt.
"Tôi hy vọng các nước trong khu vực sẽ có được một hướng nhìn tốt về một tình huống mới và quyết định đối sách với điều đó như thế nào, ít nhất là họ có thể mua được các vũ khí đối trọng lại S-400 như các máy bay chiến đấu tàng hình, các tên lửa chống radar, các tên lửa mặt đất tầm xa hoặc hệ thống tác chiến điện tử", Wezeman dự báo.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt? Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch. Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch. Nhằm tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hải...