Sát Tết mà nông dân Hà Tĩnh đủng đỉnh chẳng vội bán loại trái đặc sản, vỏ thơm đến nỗi kiến, gián còn sợ
Cam bù Hương Sơn quả to bự, mọng nước, chín vàng cả đồi nhưng nông dân trồng cam tại huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chưa cắt bán, chờ gần Tết Nguyên đán để bán với giá cao hơn.
“Đệ nhất” cam bù Hà Tĩnh
Huyện Hương Sơn có diện tích trồng cam hơn 2.200 ha (gồm cam chanh và cam bù), trong đó cam bù chiếm hơn 1.000 ha. Cam bù là loại cây đặc sản, được xem là loại cây phát triển chủ lực của huyện Hương Sơn, trong đó các địa phương trồng nhiều thuộc xã: Sơn Trường, Sơn Mai….
Nếu so với cam chanh, cam bù là loại cây có giá cả ổn định, được nhiều người ưa chuộng hơn. Vào dịp cận Tết Nguyên đán, khi các loại cam khác đã thu hoạch xong thì cam chanh mới vào vụ chín nên được giá “đắt như tôm tươi”.
Theo các cụ cao niên ở huyện Hương Sơn, cam bù là sản phẩm truyền thống của địa phương, có cách đây hàng trăm năm trước. Cam bù khi được trồng trên đất Hương Sơn sẽ có màu vàng óng, quả lớn, ít hạt, vị ngọt đặc trưng mà không nơi nào có được.
Cam bù khi chín vỏ sẽ xốp, tự tách múi phía trong nên rất dễ bóc, không cần phải dùng dao. Múi cam nhiều xơ nhưng vẫn có thể tách dễ dàng. Vỏ cam bù sau khi ăn có thể phơi khô, để trong tủ quần áo, góc nhà nhằm xua đuổi kiến gián và tạo mùi thơm rất dễ chịu.
Ngoài ra, nhiều người còn xem cam bù như một vị thuốc tự nhiên khi kết hợp với ruốc sẽ có thể trị bệnh cảm cúm, rát họng và ho.
Cam bù Hương Sơn nức tiếng Hà Tĩnh. Ảnh: PV
Xã Sơn Trường, thủ phủ cam bù của huyện Hương Sơn, hiện có 760 hộ dân trồng cam, trên diện tích 430 ha, năng suất mỗi năm đạt khoảng 5.000-6.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Văn Đạt, trú tại thôn 9, xã Sơn Trường, cho biết: “Giống cam bù hiện được người dân tách, chiết từ những gốc cây của những thế hệ trước. Cây cam bù có thu nhập cao từ năm thứ 4 trở đi, khi đó cây sẽ mang lại trái ngọt cho người nông dân sau bao ngày chăm sóc.
Những vườn cam bù Hương Sơn chín vàng, ăn từng múi cam sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của giống cam núi rừng. Ảnh: PV
Cây trưởng thành cho năng suất từ 150-250kg/gốc cam bù. Những gốc cam cho nhiều quả, bà con phải dựng hệ thống bằng tre bên cạnh để làm giảm áp lực lên cây cam, tránh việc gãy cành”.
Video đang HOT
“Đon” cam bù dịp Tết để bán giá cao
Dù cam bù đã chín, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá cam xuống thấp, người dân trồng cam đành để đó chờ Tết để bán được giá cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Đạt, trú tại thôn 9, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, cho biết: “Trước đây, ông cha chúng tôi đã có truyền thống trồng cam bù. Hiện nay, gia đình tôi có hơn 300 gốc cam, trồng trên diện tích gần 2 ha, bình quân tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Theo ông Nguyễn Văn Đạt (chủ vườn cam bù lớn ở huyện Hương Sơn), hiện cam đã chín chiến khoảng 80%, đang chờ dịp Tết Nguyên đán để cát bán. Ảnh: PV
Cây cam bù đã giúp người dân chúng tôi có nguồn thu nhập ổn định, có thêm chi phí để cho con em ăn học thành tài”.
Năm nay, do dịch bệnh, giá cam chỉ dao động từ 15.000-20.000đồng/kg, trong khi năm trước giá lên đến 35.000-40.000đồng/kg. Hiện nay dù cam đã chín nhưng gia đình chưa bán, để gần Tết bán giá cao hơn”.
Hiện nay, giá cam bù Hương Sơn chỉ khoảng 15.000-20.000đồng/kg, trong khi năm trước giá lên đến 35.000-40.000 đồng/kg. Ảnh: PV
Đang đi thăm vườn, anh Nguyễn Văn Quyền, thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa, nói: “Gia đình tôi có 170 gốc cam bù đã chín, năng suất đạt khoảng hơn 10 tấn/năm. Hiện nay, gia đình tôi đã thu hoạch những quả cam nhỏ, ngoại hình không đẹp để bán trước. Những quả to, đẹp, chất lượng hơn tôi dành bán trong dịp Tết Nguyên đán để giá được cao hơn”.
Ông Trần Văn Niềm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường cho hay: “Cam bù đã giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định, có khoảng hơn 200 hộ trồng cam cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có những hộ gia đình năng suất cam đạt 20-25 tấn/năm, thu về hơn 700 triệu đồng/năm.
Ông Trần Văn Niềm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thăm vườn cam bù của người dân. Ảnh” PV
Xác định cam bù là cây chủ lực phát triển kinh tế địa phương, chính quyền đặc biệt quan tâm. Chúng tôi đã vận động bà con sản xuất theo quy trình VietGAP, hiện nay đã có 15 tổ đủ điều kiện chứng nhận VietGAP. Định hướng đến cuối năm nay, bà con cùng chính quyền xã quyết tâm đưa cam bù Sơn Trường lên sàn giao dịch điện tử, để đầu ra của bà con được ổn định hơn”.
Cam bù Hương Sơn có vị ngọt thanh, ít hạt, tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất, giúp thải độc tố,đẹp da, sáng mắt. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Khanh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: “Cam bù là loại cây đặc sản, mang lại nguồn thu nhập tốt cho bà con vì loại cây này chỉ phát triển tốt, cho chất lượng cao trên đất Hương Sơn, các vùng đất khác không có được. Không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo, cam bù còn giúp nông dân làm giàu. Những nơi trồng được cam bù, bà con đều có thu nhập tốt hơn những vùng khác.
Nghệ An: Thứ cam bù trái khổng lồ, bóc vỏ ra thơm khắp cả làng đang được "cấp bách" nhân giống ở đâu?
Cát Văn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) là xã miền núi bên tả ngạn sông Lam. Nơi đây khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để trồng các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cam bù-loại cam đặc sản ra trái khổng lồ.
Cam bù Cát Văn nổi tiếng từ xa xưa, nay được những người nông dân cố gắng nhân giống, bảo tồn.
Khi nói đến Cát Văn thì người ta đều nhắc đến những đặc sản đặc trưng như: Cam bù, trám đen, lá đắng cay, xáo gà, nhút,...Đây đều là các đặc sản tạo ra thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Ông Phạm Viết Hạnh đang chăm sóc cây cam bù Cát Văn. Ảnh: Cảnh Thắng
Giống cam bù Cát Văn-một giống cây ăn quả có múi đã tồn tại tại vùng đất này rất lâu đời, nhưng đến nay ít nhiều bị mai một. Hiện nay có rất nhiều người dân rất tha thiết được nhân giống, bảo tồn.
Trước đây hầu như nhà nào cũng có, hiện nay đang còn khoảng 30 hộ đang còn trồng giống cam bù đặc sản ra trái khổng lồ. Trong đó hộ gia đình ông Phạm Viết Hạnh đang trồng 15 cây cam bù.
Ông Nguyễn Viết Lãm bên cây cam bù đặc san chuẩn bị đến vụ thu hoạch của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Phạm Viết Hạnh xóm 2, Cát Văn chia sẻ: "Tôi năm nay đã 66 tuổi, từ khi sinh ra đã thấy cha ông trồng loại cam bù rồi. Lúc đầu thấy cây cam bù có nhiều lợi thế, như ít công chăm sóc. Trước nay, nhà chỉ hái cam bù để thắp hương những ngày rằm, mồng 1 hàng tháng và cho con cháu ăn...".
Trước đây nhà ông Hạnh trồng trong vườn khoảng 100 cây cam bù. Nhiều cây cây cam bù thuần chủng từ xa xưa, có cây đã chết, có cây còn ra quả. Thấy quả cam bù rất ngon ngọt, có vị thơm đặc trưng riêng nên ông học cách chiết cành và nhân giống.
Trong thời gian tới ông Hạnh sẽ nhân giống cam bù đại trà để phát triển thành vườn khoảng 2000 cây. Nhưng để làm được, ông Hạnh cần có sự hỗ trợ về chuyên môn, khoa học kỹ thuật.
Quả cam bù Cát Văn màu vàng óng, mọng nước trong vườn nhà ông Phạm Viết Hạnh. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo ông Hạnh, khi quả cam bù chín có vị hương thơm nồng nàn đặc trưng, dễ phân biệt với các loại cam khác. Nếu có ai đó bóc quả cam bù từ xa, có thể phát hiện ra bởi mùi hương thơm. Quả cam bù mọng nước, vị ngọt thanh.
Cam bù Cát Văn thường chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nênbán rất được giá. Những quả cam to đều thì chỉ cần 2-3 quả là được 1 kg. Giá bán cam bù trước đây giao động từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/kg...
Ông Phạm Viết Lãm đang chiết cành và nhân giống cam bù Cát Văn . Ảnh: Cảnh Thắng
Hiện nay, người dân xã Cát Văn đang còn trồng cam bù manh mún, nhằm phục vụ gia đình là chính, nên sản phẩm không có nhiều. Nhiều gia đình ít bỏ công chăm bón, nên chất lượng trái cam bù chưa cao, khó trở thành hàng hóa...
Trao đổi với Dân Việt, ông Bùi Gia Hảo - Bí thư Đảng ủy xã Cát Văn chia sẻ: "Cam bù là giống cây ăn quả đặc sản bản địa ở xã Cát Văn. Thời gian tới mong muốn của xã là được cơ quan chức năng liên quan đánh giá, và hỗ trợ để tiến tới có kế hoạch xây dựng tổ hội nghề nghiệp hoặc hợp tác xã trồng cam bù, góp phần bảo tồn và phát triển xây dựng thương hiệu cam bù là sản phẩm OCOP cho địa phương".
Quả cam vàng óng, mọng nước của gia đình ông Nguyễn Viết Lãm. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An, cây cam bù Cát Văn tồn tại được như hôm nay, ngoài yếu tố giống đặc sản, thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là chất lượng thơm ngon. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân quan tâm nhân giống, bảo tồn. Để nhân giống, bảo tồn cam bù đặc sản xứ Nghệ thì phải có cơ quan chức năng liên quan phối hợp với địa phương và người dân tìm ra cây đầu dòng...
"Bên cạnh đó, cần đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng cam, xử lí sâu bệnh, lắp hệ thống tưới...để cây bù cho trái đạt chất lượng được cao hơn", ông Thắng nói thêm.
Lấy loại cau rừng có cái tên lạ làm đũa, nông dân Hà Tĩnh "vót" ra tiền Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với sản phẩm đũa độc đáo từ cây cau rừng (cau nàng rưng). Đôi tay khéo léo của người dân đã làm ra những đôi đũa cau rừng bóng, đẹp đang gấp rút cung ứng ra thị trường cuối năm. Nghề làm đũa cau rừng (cau nàng rưng) ở...