Sát nhân Hàn Quốc: Lợi dụng ngoại hình, dụ dỗ rồi giết hại 10 người
Dù đã bị bắt và nhận bản án tử hình gần 10 năm về trước nhưng mỗi khi nhắc đến Kang Ho Sun, người dân Hàn Quốc vẫn không khỏi rùng mình bởi tội ác ghê rợn mà tên sát nhân này đã từng gây ra.
Kang sinh ra trong gia đình không mấy hạnh phúc ở thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi. Từ nhỏ, hắn đã ngày ngày chứng kiến cảnh bố hành hung mẹ và dần dần hình thành bản tính bạo lực đến tận lúc lớn lên. Học lực của Kang cũng chỉ dừng ở mức trung bình, chính vì vậy mà sau này, hắn không thể tìm được công việc ổn định, làm nhiều nghề kiếm sống nhưng vẫn thiếu thốn đủ đường.
Chính bởi cuộc sống khó khăn đã tạo áp lực lên các cuộc hôn nhân của Kang. Mỗi khi cảm thấy bế tắc, hắn thường đem vợ mình ra làm “bia” trút giận, đánh đập và bạo hành vợ dã man. Vậy nên cuộc hôn nhân của Kang và người vợ thứ 3 kết thúc chóng vánh chỉ sau 2 tháng chung sống.
Kang sở hữu ngoại hình ưa nhìn, tài năng nói khéo léo dễ chiếm được thiện cảm của người đối diện.
Kết hôn đến lần thứ 4, Kang vẫn không thể chuyên tâm làm việc và chăm lo cuộc sống gia đình. Thế là một ngày nọ, hắn bắt đầu lên kế hoạch chuộc lợi bằng chính mạng sống của vợ và mẹ vợ, 2 nạn nhân đáng thương đầu tiên của tên sát nhângiết người hàng loạt đáng sợ.
Nghĩ là làm, Kang tìm đến công ty bảo hiểm và mua bảo hiểm cho vợ. Một thời gian sau, hắn cố tình phóng hỏa nhà khiến vợ và mẹ vợ thiệt mạng. Lúc đó, Kang dựng hiện trường giả như thể hắn là người duy nhất may mắn sống sót sau vụ hỏa hoạn dữ dội và nghiễm nhiên nhận được số tiền bồi thường 480 triệu won (khoảng hơn 9,6 tỉ đồng).
Sau cái chết của vợ, Kang với số tiền kia sống cuộc sống sung túc. Lợi dụng vẻ ngoài ưa nhìn, hắn được lòng phái nữ và quan hệ tình dục với rất nhiều người, đa số là nhân viên làm việc ở các quán karaoke, tiệm mát xa. Đời sống tình dục phóng túng chính là niềm tự hào mà lúc nào đi đâu, Kang cũng không ngại khoe khoang với mọi người.
Đáng nói hơn, Kang còn tự nhận tâm thần vì cảm thấy nhiều tính cách của mình giống với một kẻ có đầu óc không bình thường. Khi ấy, những người xung quanh chỉ nghĩ rằng đó chỉ là lời nói đùa vô thưởng vô phạt của Kang nhưng mãi cho đến khi tội ác của hắn bị vạch trần, ai cũng phải khiếp sợ.
Chỉ trong vòng 2 năm từ 2006 đến 2008, Kang giết thêm 8 mạng người vô tội. 3 người trong số đó là nhân viên làm việc tại quán karaoke. Mỗi lần hành sự, Kang thường đi một mình và bịt kín mặt. Khi tiếp cận được nạn nhân, hắn bắt đầu gạ gẫm họ ngồi lại trò chuyện và rủ rê đi ra ngoài uống rượu trước khi ra tay sát hại.
Video đang HOT
Sau này khi bị bắt, Kang khai rằng hắn ghi nhớ tất cả các đoạn hội thoại và xem đó như một ký ức tốt đẹp cùng với nạn nhân. Song khi được hỏi động cơ giết người, kẻ thủ ác thản nhiên trả lời những lúc đó, hắn chỉ nghĩ: “Bất kể hôm nay gặp người nào, cũng phải giết chết người đó”, và cứ thế làm theo suy nghĩ của mình mà thôi.
Kang bị cảnh sát bắt sau khi giết hại 10 mạng người vô tội.
Sau đó, Kang tiếp tục đoạt mạng 3 người trước khi hắn bị cảnh sát thành phố Ansan tóm vì tội bắt cóc và giết hại nữ sinh đại học 21 tuổi. Đứng trước những chứng cớ không thể chối cãi, Kang buộc phải nhận tội và sau 2 ngày điều tra, hắn thừa nhận đã giết hại tổng cộng 10 người, trong đó có cả vợ và mẹ vợ.
Công tố viên nhận xét Kang là một kẻ thủ ác tàn độc. Nhưng không giống với những tên giết người khác, hắn lúc nào cũng lên kế hoạch hoàn hảo, tính toán kỹ lưỡng và thủ pháp vô cùng tinh vi. Sau khi ra tay, Kang cẩn thận chôn giấu thi thể của nạn nhân ở những vùng núi hẻo lánh.
Nhân viên điều tra tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Trong thời gian ở tù chờ tuyên án, Kang cũng không hề thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi. Tâm lý của tên tội phạm này khiến các nhà chức trách lẫn người dân xứ kim chi không khỏi ghê sợ. Đầu năm 2009, tòa quyết định tuyên án tử hình dành cho Kang bởi hành vi giết người không thể dung thứ. Đây là bản án tử hình đầu tiên của Hàn Quốc từ sau năm 1997.
Theo Helino
Theo_Kiến Thức
Những trở ngại không ngờ tới nếu Hàn Quốc muốn rút quân khỏi biên giới liên Triều
Nỗ lực làm giảm căng thẳng quân sự ở đường biên giới phân chia 2 miền bán đảo Triều Tiên có thể bị ảnh hưởng bởi những trở ngại không ngờ tới, bao gồm việc giá đất khu vực xa khu phi quân sự (DMZ) đang tăng mạnh.
Quân đội Hàn Quốc làm nhiệm vụ tại DMZ (Ảnh: AFP)
Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều tổ chức ngày 27/4, lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đã thống nhất sẽ nỗ lực làm hòa dịu căng thẳng giữa 2 miền, trong đó có việc Hàn Quốc giảm bớt hiện diện quân sự ở đường biên giới.
Một trong những phương án được tính đến là việc rút quân đang triển khai xung quanh khu vực DMZ, cụ thể là sư đoàn 2 lực lượng thủy quân lục chiến và quân đoàn cơ giới 7 lực lượng bộ binh. Tuy nhiên, ngay cả khi những kế hoạch có liên quan tới những đơn vị này được thông qua, thì Hàn Quốc vẫn cần phải vượt qua một trở ngại lớn để có thể thực thi: giá đất tăng mạnh.
"Ngay cả khi quân đội muốn di chuyển sang một khu vực lân cận khác, không có chỗ để cho họ đóng quân. Các đơn vị quân đội bị buộc phải đóng tại gần DMZ vì giá đất ở khu vực khác quá cao", một quan chức quốc phòng giấu tên nói.
Trong khi 2 miền vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật, hầu hết các đơn vị quân sự Hàn Quốc đều đóng quân gần biên giới với Triều Tiên. Khoảng 70% các đơn vị bộ binh đều ở phía bắc tỉnh Gyeonggi và khu vực miền núi tỉnh Gangwon.
Vì rủi ro có thể xảy ra đụng độ quân sự, cũng sự canh phòng nghiêm ngặt của quân đội, giá đất ở những khu vực gần biên giới rẻ hơn rất nhiều khu vực cách xa biên giới như phía nam thủ đô Seoul và khu vực lân cận.
Thêm vào đó, đặc thù các đơn vị quân đội sẽ khiến việc tìm một địa điểm thích hợp để có thể đóng quân ở khu vực xa biên giới là không dễ dàng, các chuyên gia nhận định.
Thay vì tập trung tất cả các lực lượng vào một căn cứ có kích thước lớn như trại Humphreys của Mỹ ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, hầu hết các đơn vị quân đội Hàn Quốc đều có doanh trại riêng ở gần đường biên giới Triều Tiên.
Sự phản đối của người dân
Ngay cả trong trường hợp quân đội nước này tìm được địa điểm thích hợp cho các đơn vị trên, thì thách thức vẫn còn rất lớn: sự phản đối mạnh mẽ từ cư dân sống gần các khu vực bị quy hoạch trở thành doanh trại quân đội.
"Hầu hết người dân Hàn Quốc không thích sống gần căn cứ quân sự. Hãy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hay căn cứ không quân tại những địa điểm đó", ông Kim Dae-yong, nhà phân tích quân sự tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia Hàn Quốc (Seoul) cho biết.
Khi chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch đặt hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra rầm rộ nhằm ngăn chặn việc triển khai hệ thống này.
Dù quân đội Hàn Quốc và Mỹ thuyết phục người dân rằng hệ thống phòng thủ tên lửa là rất quan trọng trong việc bảo vệ đất nước khỏi mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, nhưng những cư dân này lo ngại rằng việc triển khai các hệ thống có thể gây ra mối đe dọa tới sức khỏe của họ và phá hủy nền nông nghiệp địa phương.
Người Hàn Quốc ở Hwaseong cũng từng biểu tình hồi năm 2017 khi chính phủ muốn di chuyển căn cứ không quân từ Suwon, Gyeonggi tới. Chuyên gia Kim cho rằng người dân không muốn bị làm phiền bởi tiếng ồn của máy bay cũng như sự xuất hiện của các khí tài quân sự quanh căn cứ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chạy marathon ở Bắc Cực Ngồi trong lều nhìn ra khoảng trời băng, thấy các vận động viên khác miệt mài chạy, bất chợt như có gì đó thôi thúc Tăng Nguyệt Minh. Chị nghĩ, chẳng lẽ tới đây rồi lại chỉ làm được có bấy nhiêu... Và điều quan trọng nhất, phải vượt qua được giới hạn của bản thân. Chạy marathon trên băng Làm nghề thời...