Sát ngày kết hôn nghe chú rể nói một câu, tôi lập tức hủy hôn
Chính trong khoảng thời gian chuẩn bị cho đám cưới, mâu thuẫn giữa tôi với Khánh xảy ra ngày càng nhiều khi mà mọi thứ anh đều làm theo sự sắp đặt của mẹ.
Trong thời gian yêu, tôi cũng nhận ra Khánh rất nghe lời mẹ bởi đi chơi với bạn gái, anh cũng phải về đúng giờ theo ý bà. Thậm chí đưa bạn gái đi ăn đi chơi ở đâu anh cũng phải hỏi và làm theo ý kiến của mẹ. Có hôm tôi rủ đi ăn đồ nướng, vừa ngồi vào quá thì mẹ anh gọi điện. Thấy bà bảo ăn đồ nướng dầu mỡ không tốt, vậy là lập tức anh kéo người yêu đứng dậy tới quán khác theo chỉ dẫn của mẹ. Nhiều khi bực mình, tôi cũng góp ý song anh giải thích:
“Mẹ chỉ có mình anh là con nên anh không muốn mình làm bất cứ việc gì để mẹ phải lo lắng, nghĩ ngợi”.
Mặc dù không thực sự hài lòng với sự thiếu tự lập của bạn trai nhưng thấy anh thương mẹ, có hiếu như thế tôi đành tự an ủi bản thân rằng đàn ông biết lo cho mẹ, sau cũng sẽ biết nghĩ cho gia đình nên cũng không quá bận tâm nữa.
Khánh sống quá phụ thuộc mẹ khiến tôi mệt mỏi vô cùng. (Ảnh minh họa)
Có điều, càng ở cạnh nhau, cách sống phụ thuộc vào mẹ của anh đúng là làm tôi nhiều khi mệt mỏi ức chế nhưng nói thế nào anh cũng không chịu thay đổi. Đến gu ăn mặc của tôi anh cũng hướng theo ý của mẹ. Vì những chuyện như thế mà tôi với Khánh cãi nhau không biết bao nhiêu lần. Chán quá, tôi còn chủ động chia tay đôi bao lần song Khánh không chịu. Anh hứa sẽ thay đổi, song rồi đâu vẫn vào đấy.
Yêu gần 2 năm, chúng tôi quyết định đi tới hôn nhân. Tiếc rằng chính trong khoảng thời gian chuẩn bị cho đám cưới, mâu thuẫn giữa tôi với Khánh xảy ra ngày càng nhiều khi mà mọi thứ anh đều làm theo sự sắp đặt của mẹ. Hôm ăn hỏi, tôi muốn mặc áo dài cách tân nhưng bà bảo:
“Cứ truyền thống là đẹp. Mẹ không thích cách tân gì hết”.
Video đang HOT
Không ngờ, Khánh chẳng những không biết phân tích cho mẹ. Ngược lại, anh bắt tôi chiều theo ý bà. Rồi chụp ảnh cưới, tôi muốn chụp ảnh dã ngoại, mẹ anh nghe thấy can luôn:
“Ảnh cưới chụp xong để một chỗ, có ai xem đâu mà phải đổ tiền vào đó”.
Vậy là Khánh lại chuyển sang chụp ở phòng studio. Song tới váy cưới, tôi thẳng thắn nói luôn:
“Mọi thứ em đã chiều theo ý mẹ con anh. Váy cưới thì em đặt thiết kế riêng, cũng đã chuyển khoản, không thay đổi được”.
Mẹ Khánh biết, bà giận lắm. Gặp tôi, bà không nói chuyện. Dù thất vọng, tôi vẫn cố nhẫn nhịn cho qua để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.
Nhưng tới hôm 2 đứa đi chọn nhẫn cưới, nghĩ cả đời kết hôn chỉ 1 lần nên muốn đầu tư mua cặp nhẫn đẹp, giá trị một chút. Đi một vòng, tôi chọn nhẫn bằng vàng trắng, đính kim cương. Thế nhưng vừa thấy vợ sắp cưới đeo lên tay, Khánh lắc đầu bảo:
“Mẹ ăn dặn chỉ mua nhẫn vàng tây. Nhẫn cưới mang tính tượng trưng, không cần phải mua đắt”.
Hễ động nói là Khánh lại có câu cửa miệng “mẹ anh nói thế này”, “mẹ anh nói thế kia” khiến tôi stress thực sự. Nếu anh nói muốn để dành tiền lo cho tổ ấm về sau thì tôi vui vẻ chấp nhận. Đằng này, câu nào anh nói cũng mẹ anh muốn, mẹ anh bảo làm tôi có cảm giác mình chẳng có vị trí nào trong lòng chồng.
Câu nào anh nói cũng mẹ anh muốn, mẹ anh bảo làm tôi có cảm giác mình chẳng có vị trí nào trong lòng chồng. (Ảnh minh họa)
Hụt hẫng, thất vọng, tôi đáp lại:
“Anh đừng lúc nào cũng mẹ anh… mẹ anh nữa được không. Đây là hôn sự của 2 chúng ta, không phải của mẹ”.
Không thể ngờ, tôi vừa dứt câu, Khánh đỏ mặt quát:
“Mẹ anh nói đúng, thành phần cứng đầu cứng cổ như em phải nuốn nắn, dạy ngay từ bây giờ nếu không sau về khó sống”.
Nghe tới đây, tôi nản hẳn bởi nhận ra, Khánh hoàn toàn không tôn trọng hay tin tưởng mình. Thậm chí anh và mẹ còn lên cả kế sách “dạy bảo” vợ. Không nghĩ ngợi thêm, tôi cười bảo:
“Anh khỏi lo sau khó dạy vợ vì tôi đổi ý, hủy cưới. Tốt nhất anh về làm con trai ngoan của mẹ anh đi. Đàn ông không chịu lớn như anh, có sống cùng tôi cũng không thể có hạnh phúc”
Nói xong tôi bắt xe về thẳng. Khánh liên tục gọi điện nhắn tin hẹn nói chuyện nhưng tôi nhất quyết hủy hôn, pass lại váy cưới cho người khác.
Thà hủy hôn phút chót còn hơn khổ suốt đời
Tôi đã từng nhận 2 cái thiệp cưới mà giờ chót đàng trai, đàng gái gọi điện xin lỗi... hủy hôn. Một đám trước dịch và 1 đám sau dịch Covid-19.
Thiệp mời đám cưới trước dịch đến tay tôi là của đàng gái, cô bạn học thời sinh viên. Thật ra, cô dâu đã sống thử với chú rể mấy năm nay, giờ cô ấy muốn cưới vì lỡ dính bầu, cần có "danh phận" cho mình và con cái về sau. Thời đại ngày nay, chuyện sống thử trước khi cưới không còn lạ gì. Nhiều cặp tổ chức cưới có cả đàn con lủ khủ theo sau váy cô dâu.
Rủ tôi ra cà phê và đưa thiệp, nghe cô tâm sự, tôi đã thấy lo lo: "Ổng nói em cứ đẻ đi, anh nuôi, cưới hỏi làm gì, phiền phức. Nhưng tao không chịu, sống với nhau thấy được rồi thì nên cưới chứ. Còn gia đình, bà con 2 bên, còn con cái học hành, tương lai của các con... đâu thể lửng lơ vậy được". Cuối cùng, sau nhiều lần giận dỗi, có cả nước mắt..., anh chồng sống thử cũng đồng ý cưới thật.
Chỉ còn 3 ngày là đến lễ cưới, tôi chợt nhận cuộc điện thoại từ em gái cô dâu: "Chị ấy nói em gọi cho chị, báo hủy hôn rồi, không cưới nữa. Chị em cũng bye chú rể luôn và đã xách vali về nhà bố mẹ". Tôi chưa kịp hỏi tiếp, nhỏ em đã cúp máy, chắc là để báo tin cho nhiều người khác nữa. Chuyện chẳng lành gì đây? Còn cái thai thì sao? Tôi liên lạc mãi nhưng cuối cùng nhận được một tin nhắn: "Lúc khác tụi mình sẽ gặp nhau, giờ tao muốn được yên". Dường như cô ấy muốn tránh mặt tất cả để đừng ai khứa thêm vào vết thương lòng quá đỗi đắng cay này.
"Lúc khác" của bạn tôi cũng tầm 2 năm sau, cũng bất ngờ như lần mời cưới: "Rảnh không, ra cà phê nói chuyện chơi". Nhìn cô dâu hụt sau 2 năm không khác trước bao nhiêu, chỉ có điều cô ấy đã là mẹ 1 con và đang sống cảnh single mom.
"Còn vài bữa nữa là đám cưới thì ổng báo tin ba mẹ ổng không chấp nhận "dâu hư" như tao nên sẽ không dự tiệc cưới. Chấp nhận sống thử, tao cũng biết có thể có cảnh này. Nhưng điều thất vọng nhất là ông ấy dựa vào cớ đó mà rầu rĩ, buồn chán, coi chuyện đám cưới là chỉ vì tao muốn mà thôi. Tao cắn răng chịu đựng, nhưng đến khi ông ấy kêu "thôi mình bỏ thai đi em, cứ sống như cũ, khi nào chuẩn bị sẵn sàng hãy... tính tiếp".
Hóa ra, người đàn ông lý tưởng mà bạn tôi tin rằng đã tìm được sau khi sống thử lại rất vô trách nhiệm và hèn nhát như vậy. Thế là cô dứt khoát hủy hôn, hủy luôn cả cuộc sống thử hóa ra rất vô vị của mình. Chỉ có 1 thứ cô không hủy, đó là đứa con: "Giờ tao chỉ lo cho con, mọi thứ... hồi sau sẽ rõ".
Thiệp mời cưới thứ hai, sau dịch Covid, nhưng bị hủy là của đàng trai, nhưng là chỗ bà con, họ hàng với ba mẹ chú rể. Bất ngờ nhất là đám cưới này bị hủy không phải chuyện tình cảm mà là chuyện... tài sản!
Chẳng là ba mẹ chú rể muốn mua cho con căn nhà để ra ở riêng, nhưng đứng tên căn hộ vẫn là ba mẹ. Lý do dễ hiểu: cậu con trai hay ỷ lại vào ba mẹ có chút của cải, không chịu khó làm ăn, nếu cho nó đứng tên rất dễ "bay" căn nhà. Chuyện chẳng có gì ầm ĩ nếu như chú rể, trong một phút buồn lòng đã thổ lộ với cô dâu. Cô dâu đi nói lại bố mẹ, anh chị trong nhà... Bàn ra tán vào đến mức kết luận: Đàng trai xem thường đàng gái, con ruột còn làm vậy, huống gì con dâu... Rồi chú rể giận, quát cô dâu... nhiều chuyện; cô dâu khóc lóc bảo chưa cưới mà đã bị coi thường. Rối đến mức cả ba mẹ hai bên đều không giữ được bình tĩnh và tuyên bố... dẹp đám cưới. Nghe cứ như chuyện đùa nhưng giờ thì 2 trẻ mỗi người một ngả.
Ngẫm ra, 2 cuộc hủy hôn trên có thể chỉ là số ít, nhưng cũng là kinh nghiệm tốt cho những cặp đôi yêu nhau. Phút chót mới tỉnh ngộ về nhau rồi chia tay còn hơn cố níu kéo để làm khổ nhau cả đời.
Ép chú rể phải đọc danh sách dài lời thề nguyện do nhà gái chuẩn bị, cô dâu sốc trước phản ứng của anh ta Chú rể bất ngờ giận dữ xé bỏ tờ giấy và gắt gỏng: 'Có cưới nữa hay không?' Theo thông tin đăng tải, vụ việc này xảy ra ở Quảng Đông, Trung Quốc. Khi đó, chú rể đến đón dâu và được cô dâu cùng dàn phù dâu yêu cầu đọc một lời thề trước khi rời đi. Lúc đầu, chú rể quỳ...