Sạt lở đất vùi lấp 1 nhà dân và 50m tỉnh lộ 207
Vụ sạt lở đất đá xảy ra khoảng 14h ngày 21/5 tại xóm Lũng Sươn xã An Lạc, cách thị trấn Thanh Nhật ( huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) khoảng 3km.
Vụ sạt lở khiến cột điện bị đổ, đường dây trung thế bị đứt. (Ảnh: TTXVN)
Tại hiện trường, một khối lượng lớn đất đá (ước hơn 20.000m3) từ trên đồi sạt xuống vùi lấp cả một đoạn đường, 2 cột điện bị gãy đổ gây đứt đường dây tải điện trung thế, dây cáp quang viễn thông Vinaphone.
Ông Nguyễn Phương Huy, Chủ tịch UBND huyện Hạ Lang cho biết, rất may khu vực bị sạt lở là nơi vắng vẻ, ít dân cư nên không có thiệt hại về người. Căn nhà bị vùi lấp là nhà chòi canh ao cá và hoa màu của ông Lý Văn Sài. Thời điểm xảy ra sạt lở không có ai ở trong nhà nên chỉ thiệt hại ao cá và hoa màu. Tuyến đường bị sạt lở vừa mới được xây dựng và hoàn thành chưa được nghiệm thu, thanh toán.
Huyện đang kiểm đếm thiệt hại, tìm phương án hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Ngành chức năng cũng ra thông báo cho người dân tạm thời đi vòng qua huyện Trùng Khánh, đồng thời lên phương án giải tỏa đoạn đường bị tắc.
Sơn La: Dân lòng hồ "dài cổ" ngóng chờ con đường cứng hóa
Nhiều năm qua, người dân sinh sống ở ven lòng hồ sông Đà của xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, Sơn La) luôn khát khao có 1 con đường bê tông để tiện lợi cho việc đi lại và giao thương hàng hóa.
Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua vẫn chỉ là tuyến đường đất nhỏ hẹp, bùn lầy nằm đó, khiến việc đi lại rất khó khăn...
Tà Hộc là xã vùng ba đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Do địa hình phức tạp nên nhiều tuyến đường đến các bản bị xuống cấp nghiêm trọng. Điển hình như tuyến đường từ trung tâm xã đến 3 bản ven lòng hồ sông Đà là: Bản Heo, bản Luồn, bản Tà Pung, nay được sáp nhập thành bản Mường. Hàng chục năm qua, bà con phải đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản, vật liệu qua những đoạn đường gồ ghề, nhỏ hẹp, trời đổ mưa là đường trơn trượt và ách tắc do sạt lở.
Video đang HOT
Đường đi lại khó khăn, khiến quá trình di chuyển của người dân gặp nhiều trở ngại.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Mùi Văn Bay, Trưởng bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), cho hay: "Hiện nay tuyến đường từ xã đến bản chúng tôi bị sói mòn, sạt lở nghiêm trọng, có đoạn thì đất đá từ ta luy dương đổ xuống đường đi lại rất khó khăn. Nhất là vào những ngày trời mưa to, đường bị nước lũ chia cắt khiến dân bản gần như bị cô lập với các khu vực lân cận. Giao thương bên ngoài gặp nhiều khó khăn.
Khổ nhất là lúc trong bản có người ốm đau muốn đưa ra bệnh viện chữa trị, nhưng đường nhỏ hẹp, gồ ghề, có đoàn phải cần đến 2, 3 người khiêng xe mới di chuyển qua được. Từ bản ra ngoài huyện tốn rất nhiều thời gian. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị với xã và đoàn tiếp xúc cử tri nhiều năm nay về tình trạng đường xuống cấp, nhưng vẫn chưa thấy sửa chữa, nâng cấp tuyến đường cho bà con chúng tôi đi lại được thuận tiện hơn".
Mỗi khi mưa xuống, những đoạn đường đất như này chỉ có thể đi bộ.
Ống cống, đường đã bị xuống cấp trong nhiều năm qua.
Được biết, để khắc phục khó khăn và rút ngắn thời gian đi lại từ các bản ra huyện, người dân lòng hồ sông Đà phải dùng thuyền chở xe máy và người đến cảng Tà Hộc rồi mới tiếp tục di chuyển bằng xe máy ra huyện Mai Sơn. Tuy nhiên, bằng cách làm trên rất bất tiện và gặp nhiều nguy hiểm, có nhiều trường hợp không may mắn đã bị rơi xe xuống sông hoặc lật thuyền. Trong đó, việc đi lại của học sinh cấp 2 ở trung tâm xã Tà Hộc học gặp nhiều khó khăn do phải di chuyển bằng thuyền rất nguy hiểm. Nếu trời mưa to, gió lớn có thể bị chìm thuyền hoặc rơi xuống sông bất cứ lúc nào.
Đất đá sạt từ ta luy dương xuống đường, chỉ còn có 1 lối nhỏ đi lại.
Khi được PV Dân Việt hỏi đường giao thông có làm cản trở đến quá trình buôn bán nông sản và đi lại của người dân trong bản không? Ông Mùi Văn Bực, bản Luồn (nay là bản Mường), than phiền: "Con đường này khó đi lắm, di chuyển bằng xe máy rất vất vả, ngã xe và hỏng xe là chuyện thường diễn ra như cơm bữa.
Tôi làm nương ngô, nương sắn hơn nửa đời người di chuyển trên tuyến đường này, nhưng chưa từng thấy đường được sửa chữa hoặc nâng cấp mở rộng bao giờ cả, có lúc sửa thì chỉ qua loa cho có. Muốn bán ngô, bán sắn cũng không có xe vào mua thường xuyên, giá cả thì bị thương lái o ép... Tôi mong thời gian tới, đường được sửa chữa mở rộng hơn để người dân chúng tôi đi lại và phát triển kinh tế".
Nhiều năm nay người dân sinh sống ở ven lòng hồ sông Đà, luôn khát khao có 1 con đường rộng, được bê tông để tiện lợi cho việc đi lại và giao thương hàng hóa.
Hàng chục năm nay người dân lòng hồ "dài cổ" ngóng chờ con đường cứng hóa.
Còn anh Mùi Văn Khoa, bản Mường, xã Tà Hộc, cho biết: "Đường ghồ ghề, nhỏ hẹp, cây cỏ mọc um tùm 2 ven đường đi lại vô cùng vất vả, chúng tôi muốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa cũng khó khăn và tốn nhiều chi phí. Nông sản hầu như phải bán cho thương lái ở trên sông, có lúc bị người ta ép giá nhưng không biết làm sao, vì đường nhỏ hẹp nên xe ô tô không vào mua được nên đành chịu. Thời điểm từ tháng 3 - 10 dương lịch, nước sông lại cạn lên xuống thất thường, cả đường bộ lẫn đường thủy đều đi lại rất khó khăn. Nước cạn sâu đến nỗi thuyền bị mắc cạn trơ đáy, muốn di chuyển bằng thuyền chúng tôi phải lội qua bùn lầy ngập đến nửa thân người".
Đường từ trung tâm xã xuống bản Mường ngày càng thu hẹp và xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện nay con đường liên bản này ngày càng bị sạt lở, thu hẹp nhỏ đi, ống cống bị mưa lũ cuốn trôi hỏng hóc nghiêm trọng. Có những đoạn đường bị những tảng đá to chắn ngang chỉ vẻn vẹn một lối nhỏ để xe máy có thể đi qua, những đoạn dốc hoặc đi qua các khe suối phải có người đẩy xe thì mới đi được. Tuy được sửa chữa sau cơn bão vừa qua, nhưng con đường vẫn hẹp và khó đi không bảo đảm chất lượng, nhiều nơi không được thiết kế làm rãnh và xây cầu qua các con suối, nên trời mưa là bị ách tắc, bà con nhân dân không thể đi được.
Trời mưa thì đường bị sình lầy, trơn trượt, kéo theo bùn đất xuống giữa đường.
Anh Hoàng Văn Đạo, bản Mường, xã Tà Hộc, chia sẻ: "Chúng tôi như bị lãng quên vậy. Nhiều năm đi lại trên con đường hỏng hóc, xuống cấp trầm trọng nhưng không được đầu tư nâng cấp, muốn phát triển kinh tế cũng khó. Chỉ khi nào đường được nâng cấp và sửa chữa, thì người dân chúng tôi mới có cơ hội giao thương hàng hóa và phát triển các mô hình kinh tế trồng cây ăn quả như các vùng khác và vươn lên làm giàu được".
Hàng ngày hàng giờ, người dân vùng lòng hồ sông Đà ở xã Tà Hộc vẫn luôn khao khát có một con đường rộng, được bê tông để trẻ em có thể đến trường học tập, người dân đi lại, giao thương hàng hóa nông sản thuận lợi là một niềm ước mơ lớn từ bấy lâu nay. Chính vì vậy, ngay lúc này rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có phương án sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường liên bản, tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống và góp phần giảm nghèo ở cơ sở.
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2020, từ ngày 15 đến 22-5-2020, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức PCTT-TKCN cho mọi tầng lớp nhân dân và toàn thể cán bộ, công nhân viên chức...