Sạt lở bờ biển đe dọa tính mạng nhiều hộ dân
Thiên tai năm 2020 đã khiến cho gần 1km bờ biển ở huyện Núi Thành ( tỉnh Quảng Nam) sạt lở nghiêm trọng. Hàng chục công trình, nhà dân bị sóng biển đánh hư hỏng nặng.
Một nhà dân ở thôn Hà Lộc phải di chuyển đi nơi khác vì sạt lở ăn sâu vào sát móng nhà. Ảnh: L.K.
Nhiều năm qua, cứ bắt đầu vào mùa mưa bão, người dân thôn Hà Lộc (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) lại nơm nớp lo sợ biển xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đến nay, đã có hàng chục mét đất dọc bờ biển tại thôn này “biến mất” vì sạt lở. Đặc biệt, sau cơn bão số 9 vào năm 2020, tình trạng sạt lở diễn ra càng trầm trọng hơn.
Bà Lê Thị Phương (75 tuổi, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) cho biết, chưa thấy năm nào mà bờ biển này lại sạt lở mạnh như năm vừa qua. Một vài nhà dân bị cuốn trôi một phần. Nhiều ngôi nhà khác sóng biển xâm thực vào sát móng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. “Thấy vậy nên một số người đành phải bỏ nhà đi chỗ khác thuê trọ ở rồi”.
Video đang HOT
Sóng biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành những “hàm ếch” cao từ 2 – 3m. Ảnh: L.K.
Cũng theo bà Phương, nếu như trong năm nay không có biện pháp khắc phục thì chắc chắn rằng, vào mùa mưa bão tới đây, sẽ có nhiều ngôi nhà, công trình xây dựng của người dân trong thôn bị sóng biển “nuốt” trọn. Dù người dân bị ảnh hưởng đang tìm cách khắc phục nhưng xem ra cũng không mang lại nhiều hiệu quả.
Qua quan sát, khu vực này có 20 hộ dân sinh sống chủ yếu làm nghề khai thác hải sản gần bờ. Trong đó có khoảng 13 ngôi nhà có nguy cơ bị “xóa sổ” khi sóng biển lấn sâu vào chân móng. Một số khu vực nhà dân còn ngổn ngang gạch đá vì bị sóng biển đánh sập. Vài nơi khác bị biển xâm thực sâu, tạo thành “hàm ếch” cao từ 2 – 3m.
Tại những điểm có nguy cơ ảnh hưởng, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để mua để mua tre hoặc đá, tôn xi măng đem về gia cố lại bờ biển. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời.
Người dân phải dùng cọc tre để khắc phục tạm thời. Ảnh: L.K.
Được biết, bãi biển thôn Hà Lộc còn là chợ cá bãi ngang lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Tình trạng sạt lở bờ biển cũng khiến cho các tuyến đường vận chuyển hải sản bị ảnh hưởng gây khó khăn cho người dân trong hoạt động vận chuyển, mua bán.
“Tất cả các ghe thuyền của ngư dân đều tập trung ở đây. Trong khi đó, đường vận chuyển hải sản rất nhỏ, lại bị nước biển khoét vào sâu, tạo thành độ dốc lớn, xe không ra vào được nên ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân ở đây”, anh Vũ Tường Vị (trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Huy, Phó chủ tịch UBND xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) cho biết, năm 2020, đất liền xã Tam Tiến chịu tác động nặng nề của thiên tai và thời tiết. Trong đó đặc biệt là cơn bão số 9. Đối với bờ biển thôn Hà Lộc, sóng biển dâng cao, xâm thực với chiều dài khoảng 1.000m và hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh của trên 20 hộ dân.
“Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân để khắc phục tạm thời, đảm bảo sản xuất mùa vụ trên biển. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên xin kinh phí xây dựng kè chống sạt lở, làm đường ra bãi biển cho thôn Hà Lộc để người dân an tâm sản xuất, dễ dàng vận chuyển hải sản đi tiêu thụ”, ông Huy nói.
Đề nghị sớm khắc phục tình trạng sạt lở
Gần 1 tháng nay, tại phường Trà An, quận Bình Thủy và phường An Bình, quận Ninh Kiều xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân. Cử tri đề nghị các ngành, các cơ quan chức năng khẩn trương có giải pháp khắc phục.
Đoạn sạt lở cặp sông Trà Nóc có chiều dài khoảng 65m khiến 12 căn nhà bị sụp lún, răn nứt.
Ngày 25-2-2021, xảy ra vụ sạt lở cặp sông Trà Nóc, đoạn sạt lở dài khoảng 65m, ảnh hưởng đến 10 hộ dân (với 12 căn nhà); trong đó, có 4 căn nhà sạt lở một phần công trình phụ và 8 căn nhà răn nứt, sụp lún nghiêm trọng. Bà Hứa Thị Thúy Hằng ở khu vực 2, phường Trà An, cho biết: "Sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã hỗ trợ người dân di dời các vật dụng trong gia đình. Tôi và những người gần đây thuê người gia cố đất để hạn chế sạt lở lấn sâu vào nền nhà". Hiện tại, đoạn sạt lở xuất hiện "hàm ếch" và răn nứt, có nguy cơ tiếp tục sạt lở. Ông Đoàn Bạch Đằng ở khu vực 2, cho biết: "Hiện tại, người dân nơi đây lúc nào cũng sống tâm tâm trạng lo lắng, không an tâm sinh sống, phát triển sản xuất. Tôi kiến nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng sớm có biện pháp gia gia cố, khắc phục điểm sạt lở trên".
Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) quận Bình Thủy, sau khi tiếp nhận thông tin vụ sạt lở, UBND quận, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thành phố đã đến hiện trường, cùng với chính quyền địa phương chỉ huy công tác ứng phó nhằm khắc phục, ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra. Đồng thời, chỉ đạo ứng kinh phí từ Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố để hỗ trợ ngay 240 triệu đồng cho 12 căn nhà bị ảnh hưởng. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN quận cũng đã huy động lực lượng giúp đỡ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở, tháo dỡ, di dời khẩn cấp nhà, đồ dùng trong gia đình đến nơi an toàn. UBND quận kiến nghị Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND thành phố sớm đầu tư Dự án kè chống sạt lở khẩn cấp đoạn từ cầu Trà Nóc đến cầu Xẻo Mây thuộc phường Trà An, để tránh nguy cơ sạt lở trên sông Trà Nóc.
Ngày 26-2-2021, tại vị trí cách cầu Cái Sơn 300m, cặp theo đường tỉnh 923, trên địa bàn quận Ninh Kiều, cũng xảy ra vụ sạt lở và sụp lún nhà nghiêm trọng. Ông Trần Kê Tỵ ở khu vực 5, phường An Bình, cho biết: "Rất may, thời điểm sạt lở không ảnh hưởng về người nhưng nhiều tài sản, vật dụng gia đình bị hư hỏng và nước cuốn trôi". Ngay thời điểm sạt lở, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã huy động lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ... hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc, vận động người dân đến nơi an toàn. Ông Trần Trọng Khôi, Trưởng Phòng Kinh tế quận Ninh Kiều, cho biết: "Đoạn sạt lở tại khu vực 5 có chiều dài khoảng 30m, sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 6m, với 8 căn nhà bị ảnh hưởng. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân, UBND quận phối hợp chính quyền địa phương và các ngành chức năng vận động các hộ dân khẩn trương di dời đến nơi an toàn".
Gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều điểm sạt lở nhà, đường giao thông rất nghiêm trọng. Trong năm 2020, đã xảy ra 30 vụ sạt lở, với 11 căn nhà bị sạt lở hoàn toàn và 67 căn nhà răn nứt, sụp lún, tổng chiều dài sạt lở trên 1,4km, ước thiệt hại trên 16 tỉ đồng. Riêng 3 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 3 điểm sạt lở, làm 18 căn nhà bị sạt lở, sụp lún... Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố, cho biết: "Sạt lở bờ sông, kênh rạch có 2 nguyên nhân chủ yếu là do tự nhiên và con người tác động. Để chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp cần thành lập các đoàn đi thực địa, rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở để cảnh báo người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức để nâng cao ý thức người dân trong việc phòng chống sạt lở và vận động người dân trồng bần, dừa nước và gia cố cừ tràm những điểm có nguy cơ sạt lở. Đối với người dân, khi phát hiện có những dấu hiệu nhà bị sụp lún, răn nứt có nguy cơ sạt lở, cần phải di dời tài sản đến nơi an toàn và báo cáo chính quyền địa phương".
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Hè, đối với những vụ sạt lở lớn, cần có biện pháp xây dựng các kè kiên cố, UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự trù kế hoạch, báo cáo xin chủ trương đầu tư kè kiên cố để bảo vệ khu dân cư, đường giao thông và cơ sở hạ tầng. Riêng các vụ sạt lở lớn đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khảo sát đề ra các phương án tối ưu nhất để triển khai các dự án kè kiên cố...
Cần Thơ: Sạt lở trên sông Trà Nóc, 12 căn nhà bị sụp một phần Vụ sạt lở bờ sông Trà Nóc ở Cần Thơ đã ảnh hưởng tới 12 căn nhà trên đường Lê Thi Hồng Gấm với chiều dài khoảng 60m, sâu vào bờ khoảng 6m; rất may không có thương vong về người Một ngôi nhà bị sụp toàn bộ phần nhà phía sau xuống sông Trà Nóc (Cần Thơ). (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN) Khoảng 12...