Sashimi phiên bản Việt
Có thể nói, sứa đỏ là một món sashimi phiên bản Việt, mặc dù chưa bao giờ được xếp ngang với những món ăn sống vốn nở rộ tại Việt Nam, đến từ Nhật Bản.
Gánh sứa, nay có thể xếp vào hàng di sản của Hà Nội. Cụ Ngữ gốc Hải Phòng, nhưng sống ở Hà Nội. Gánh hàng trước được bán rong ở cổng chợ Hôm Đức Viên là chính, bây giờ con gái cụ bán tại số 1 Lê Văn Hưu, từ trưa đến 4 giờ chiều. Gánh sứa đơn sơ với vài đồ lỉnh kỉnh mà cũng mẹ truyền con nối cho đến tận bây giờ.
Cứ nhìn thấy người bán hàng cắt sứa bằng cái dụng cụ làm từ nứa, miếng sứa đỏ tươi, giòn sần sật, cắn một miếng như có cảm giác nuốt trọn hương vị biển cả của quê hương. Sứa đỏ, hầu như chỉ được đánh bắt ở vùng biển Hải Phòng, Nam Định, nơi có rừng ngập mặn sú đước. Phải nhắc đến yếu tố này bởi nét đặc trưng kỳ quặc của món sứa đỏ chính là rễ cây sú vẹt và món sứa đỏ cũng do dân Hải Phòng nghĩ ra, rồi mới lan truyền đến Hà Nội.
Có thể nói, sứa đỏ là một món sashimi phiên bản Việt. Sứa đỏ thì chưa bao giờ được xếp ngang với những món ăn sống đang nở rộ tại Việt Nam đến từ Nhật Bản. Ban đầu sứa xuất hiện rất khiêm tốn tại góc chợ, với hình ảnh đặc trưng đôi quang gánh. Một phần người bán mong muốn mang đặc sản vùng miền lên đất kẻ chợ để mưu sinh, phần để thoả mãn cái hương vị ngọt ngào đến từ biển cả và giảm đi nỗi nhớ mười hai như cố nhà văn Vũ Bằng.
Ăn sứa, cho dù bạn là ai, nhưng khi hoà mình vào gánh sứa bạn phải tuân thủ một cách có ý thức. Ăn sứa đỏ phải đúng cách. Chọn lá tía tô to nhất để làm thứ gói, sau đó xếp kinh giới, sứa, đậu phụ, dừa lên rồi chấm vào bát mắm tôm sủi bọt. Mọi gia giảm đều được kết hợp hài hoà để đẩy hương vị của miếng sứa đỡ nhàm chán và không có cảm giác nhạt vị.
Video đang HOT
Nữ kỹ sư xây dựng nấu bữa cơm 5-6 món, cứ bày ra là hết sạch
Vợ nấu cơm cứ bày 5-6 món ra là hết sạch. Đây chính là động lực để chị Nguyễn Thúy thích vào bếp mỗi ngày.
Trước đây, vốn là một kỹ sư xây dựng, công việc rất bận bịu nên chị Nguyễn Thúy (32 tuổi) không có thời gian để dành cho việc bếp núc. Vì thế, chị cũng không biết nấu ăn. Mỗi khi chồng chị đi làm về sớm, anh sẽ vào bếp để lo chuyện cơm nước. Qua lời kể của chị Thúy, anh nấu ăn rất ngon.
Thế nhưng, từ khi sang Nhật cùng chồng được 2 năm, con trai lại ở Việt Nam cùng ông bà nội, thời gian rảnh rỗi có nhiều hơn, chị Nguyễn Thúy đã thay đổi hoàn toàn, bắt đầu vào bếp tập nấu nướng.
Chị Nguyễn Thúy
Sau mỗi giờ tan làm, chị đều ghé siêu thị mua đồ ăn sau đó về nhà và chế biến. "Trước khi nấu mình sẽ suy nghĩ nấu như thế nào và nấu xong trang trí làm sao cho đẹp mắt. Vì mình thấy mâm cơm đẹp sẽ cảm giác ngon miệng hơn", chị Thúy tâm sự.
Để bữa cơm bớt ngán, chị ít khi nấu lặp bữa trong một tuần. Với chị, mỗi ngày hai vợ chồng chỉ ăn cùng nhau một bữa tối nên chị muốn bữa cơm duy nhất trong ngày này phải luôn tươm tất. Cũng may, vợ chồng chị là người dễ tính nên sang Nhật, cả hai nhanh chóng thích nghi với ẩm thực nước này. Vì thế, trong bữa ăn cũng thường xuất hiện những món Nhật vô cùng hấp dẫn.
"Nhà mình hay ăn sashimi, sushi, hàu sống, natto... Quan điểm của mình là sống ở đâu thích nghi ở đó sẽ tốt hơn. Vì đồ Việt Nam ở đây cũng có nhưng khá đắt. Nếu ăn đồ Nhật sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí", chị nói.
Do ở Nhật mọi thức đều tiện lợi và có sẵn nên chị Thúy không cần phải mất nhiều thời gian chế biến. Mỗi bữa ăn chị chỉ mất khoảng 1 tiếng cho việc nấu và trình bày. Chi phí mỗi bữa ăn từ 5-6 món của chị Thúy chỉ hết hơn 200 nghìn tiền Việt, tính cả đồ uống.
"Khi nấu mình thường chú ý đến thực đơn sao cho hài hòa bao gồm thịt, cá, rau, đồ tráng miệng. Chồng mình thích ăn thịt nên hầu như ngày nào cũng phải có một món thịt nào đó. Còn riêng mình lại thích ăn cá, thế nên bữa nào cũng phải đan xem món nọ món kia để cả hai đều được thỏa mãn sở thích. Đặc biệt mình hay để ý đến màu sắc của mâm cơm. Ví dụ màu xanh của rau, vàng của thịt, đỏ của củ quả thì mâm cơm sẽ bắt mắt hơn rất nhiều", chị Thúy chia sẻ bí quyết nấu ăn của bản thân.
Vào những ngày cuối tuần, gia đình chị cũng thường "đổi gió", nấu các món bún nước. Vì chồng chị là người thực hiện các món bún rất ngon nên anh sẽ đảm nhiệm công việc này.
Chị Thúy chia sẻ, chồng chị vốn ít nói, anh thường không bao giờ nhận xét đồ ăn chị nấu như thế nào nhưng mỗi khi đi làm về, thấy mâm cơm vợ bày biện hấp dẫn, anh ăn rất vui và thưởng thức hết sạch các món. Dù chưa được tận tai nghe thấy lời khen của chồng nhưng chỉ cần thấy anh hào hứng ăn, không để thừa món là chị đã cảm thấy rất vui và hạnh phúc rồi. Đây chính là động lực để chị có thể vào bếp nấu nướng nhiều hơn mỗi ngày.
Một số bữa ăn theo chế độ giảm cân của chị Nguyễn Thúy.
Vị... bếp Tết! "Mùa xuân ơi... Ta nghe mùa xuân hát bên kia trời....". Vâng, có người sẽ thấy xuân về bên hiên nhà, đầu ngõ. Cũng có người thấy mùa xuân là "ánh mắt ai vừa trao". Nhưng ai đó lại thấy "kìa trông vạt nắng, mạch xuân tràn dâng"... Thế rồi, người khác lại cho rằng, xuân về bên gian bếp Tết của mẹ...