SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất

Theo dõi VGT trên

Biến thể BA.5 đang lây lan nhanh trên thế giới đã xâm nhập vào nước ta và để phòng bệnh, vaccine tiếp tục là yếu tố không thể thiếu.

Giới chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhất là khi biến thể phụ mới của Omciron là BA.5 xuất hiện tại Việt Nam và vaccine vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.

Ca mắc tăng, SARS-CoV-2 khó lường

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ ngày 26/6 đến nay, số người mắc mới COVID-19 ở nước ta liên tục tăng. Cụ thể, ngày 26/6 là 557; đến 1/7, số ca mắc tăng lên 927. Trong hai tuần gần đây, có ngày nước ta ghi nhận số ca tăng vọt lên hơn 1.600 người. Dù không nhiều như giai đoạn trước đây, điều này cảnh báo chúng ta không được lơ là công tác phòng chống dịch.

Trong khi đó, Việt Nam đã ghi nhận biến chủng BA.5. Biến chủng này lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 1, đến nay, nó trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Isarel, Đức… Một số đánh giá nhỏ lẻ cho thấy BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến chủng cũ (BA.2), song chưa có bằng chứng về tỷ lệ trở nặng.

Theo các nhà khoa học virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Thực tế ghi nhận nhiều biến thể mới và khả năng tiếp tục xuất hiện tương lai, tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện. Còn chủng virus lưu hành là còn nguy cơ mắc bệnh nặng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định, COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 1

Số ca mắc COVID-19 từ ngày 13/6 đến ngày 1/7. (Ảnh: Hà Cường).

Theo ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), lực lượng chức năng cần tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch .

“Nếu đánh giá nguy cơ không đúng, sẽ không kiểm soát được dịch”, ông nói và lưu ý việc cần thực hiện những biện pháp dự phòng, phòng bệnh cá nhân, đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao, phòng kín, và tiếp tục tiêm vaccine.

Vị chuyên gia này cũng đồng quan điểm Omicron hiện nay tuy là biến thể phổ biến nhất trên thế giới, có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Việc xuất hiện biến thể mới là hoàn toàn có khả năng.

Các chuyên gia dịch tễ dự báo khả năng số người mắc và tái nhiễm đều tăng, do đó người dân vẫn phải thực hiện tốt dự phòng, không chủ quan và thực hiện việc tiêm vaccine đầy đủ.

Video đang HOT

Cho rằng việc tái nhiễm COVID-19 là khó tránh khỏi nên dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, BS Trần Văn Phúc, BV Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), khuyên người dân không được chủ quan. “Bệnh tật chỉ đến khi chúng ta không hiểu biết, còn khi có hiểu biết và nhìn với con mắt khoa học thì chúng ta sẽ biết để tránh”, BS Phúc nói.

Gia tăng bệnh nhân COVID-19 nhập viện

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương, hai tuần trở lại đây, nhóm người nguy cơ như cao tuổi, bềnh nền, ung thư… nhập viện gia tăng. Mỗi ngày, Khoa Virus Ký sinh trùng của bệnh viện tiếp nhận 7 – 10 người. Trước đó, tháng 4 – 5, đơn vị chỉ tiếp nhận 2 – 3 ca thuộc nhóm nguy cơ.

So với cùng kỳ tháng trước số bệnh nhân nặng nhập viện gia tăng gấp đôi, khoa phải ưu tiên thêm giường điều trị. Hiện, khoa điều trị cho 60 bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền.

Tại Khoa Hồi Sức tích cực của bệnh viện, bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch đang điều trị tại đây là 17, trong khi chỉ có 20 giường hồi sức. Hầu hết bệnh nhân điều trị tại đây đều có bệnh nền như béo phì, ghép thận, ghép gan, suy tủy, HIV…

Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân khiến số bệnh nhân nhập viện tăng là do miễn dịch giảm sau thời gian dài sau tiêm vacicne, có người thậm chí còn chưa tiêm vaccine. Thứ hai, có thể do khả năng phòng ngừa của vaccine với biến chủng mới không cao, khiến dễ mắc bệnh hơn.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 2

Hai tuần trở lại đây, bệnh viện tiếp nhận nhóm người nguy cơ cao nhập viện tăng. (Ảnh: Sức khỏe đời sống).

Cần thiết tiêm mũi tăng cường

Tại Tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 1/7, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, với sự tiến hóa khôn lường của virus SARS-CoV-2, các biện pháp phòng chống lây lan nhanh hoặc các biện pháp hành chính xã hội hoặc thuốc khó có thể đáp ứng được một cách lâu dài. Tuy nhiên, vaccine sẽ tạo miễn dịch cho con người, giúp chúng ta đi lại thoải mái mà vẫn an toàn. Vì vậy, tiêm vaccine mũi 3, 4 giúp người dân củng cố thêm miễn dịch.

Với các biến thể phụ hiện nay của Omicron, chúng ta vẫn có khả năng đáp ứng phòng bệnh từ vaccine. Nếu không may mắc bệnh, sẽ không nặng, dù tốc độ lây lan của virus rất nhanh”, ông Lân nói.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu người dân tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác.

Với tình huống xấu nhất có thể dự báo, là những chủng biến thể mới không còn hiệu quả với vaccine, virus lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ca nặng, ông Lân nói lúc này cần kết hợp tất cả các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống dịch trong thời gian qua, bao gồm cả biện pháp hành chính xã hội để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trên hết, trước hết.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 3

Việc tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết vì sau một thời gian tiêm vaccine, miễn dịch giảm đi, hiệu quả sau tiêm vaccine cũng giảm theo thời gian. (Ảnh minh họa).

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dẫn các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine COVID-19 giảm dần theo thời gian trong 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-COV-2 trước đây. Do vậy, những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

“Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Vì vậy, tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết“, bà Hồng nhận định.

Theo hầu hết chuyên gia, người đã tiêm vaccine không may mắc COVID-19, bệnh sẽ nhẹ hơn, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong, từ đó giúp hệ thống y tế không bị quá tải.

Liên quan vấn đề tiêm vaccine cho trẻ, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, qua tra cứu y văn thấy rằng vaccine không những có tác dụng giúp tránh mắc MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ mắc MIS-C. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C, mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hầu như là trẻ chưa tiêm vaccine.

“Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc COVID-19″, PGS.TS Điển nói.

Tiêm vaccine là để phòng chống dịch

Theo Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện người dân có tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch, gồm cả việc tiêm vaccine COVID-19. Theo đánh giá của các nhà khoa học, vaccine COVID-19 không sinh kháng thể vĩnh cửu, mà phải tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chống dịch. Việc tiêm vaccine là để phòng chống dịch, nghĩa là tất cả người dân đều phải tiêm để tránh lây lan ra cộng đồng, tránh dịch bùng phát trở lại.

“Bộ Y tế đề nghị người dân tích cực chủ động tiêm mũi 3 và mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu chủ quan lơ là, không thực hiện phòng chống dịch, tiêm vaccine thì nguy cơ dịch bùng phát trở lại rất hiện hữu”, Thứ trưởng Tuyên nói.

“Kịch bản bây giờ vẫn là tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch nhưng cốt lõi là phải làm sao đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine mũi nhắc lại (mũi 3, 4), đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em 5 – 11 tuổi, đảm bảo độ bao phủ vaccine. Cùng đó, chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết 38 của Chính phủ, trong đó gồm các kịch bản, giải pháp đưa ra với từng tình huống cụ thể ở giai đoạn hiện nay”, ông Tuyến nói thêm.

Nhận định tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến chủng mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 bộ về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 9 bộ nhận công văn gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 ghi nhận, trong 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có 52,8% số tử vong là chưa tiêm vaccine COVID-19; 29,8% tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ 7,3% tiêm 3 mũi. Số liệu này khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản.

Người từng mắc biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.5

Lãnh đạo Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, người từng mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Tại tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?" hôm 1/7, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 khoảng 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người từng mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Người từng mắc biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.5 - Hình 1

Người đã mắc biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5. (Ảnh minh họa)

Ở nước ta tính đến tháng 2/2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Thời điểm này, miễn dịch với những người tiêm vaccine COVID-19 mũi cơ bản đã giảm, nhất là với những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi. Do đó, nhóm người này cần phải tiêm mũi nhắc lại đúng lịch, đúng liều để tránh dịch xâm nhập. Các cán bộ y tế tuyến đầu cũng thuộc nhóm cần thiết phải tiêm nhắc lại bởi đây là những người có nguy cơ cao.

Như vậy, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc lại để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao (những người trên 50 tuổi trở lên, những người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng).

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng khẳng định, vaccine giúp con người có miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh, từ đó giảm ca mắc, giảm chuyển nặng hoặc tử vong. Vaccine vẫn là vũ khí chiến lược.

Theo TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành y tế ở Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm chủng Việt Nam đạt mức cao. "Vaccine hiện tại Việt Nam đang sử dụng có hiệu quả với các biến thể BA.4 và BA.5. Đấy chính là lý do Việt Nam khuyến cáo người dân tiêm các mũi vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại, mũi tăng cường", TS. Socorro Escalante nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Mối đe dọa vô hình, hàng chục nhà khoa học cảnh báo về "dạng sống gương"Mối đe dọa vô hình, hàng chục nhà khoa học cảnh báo về "dạng sống gương"
08:37:19 17/12/2024
COPD: "Sát thủ" gây tử vong hàng đầu trên thế giớiCOPD: "Sát thủ" gây tử vong hàng đầu trên thế giới
08:40:30 17/12/2024
Cô gái Đà Nẵng bất ngờ la hét, rối loạn tâm thầnCô gái Đà Nẵng bất ngờ la hét, rối loạn tâm thần
08:42:34 17/12/2024

Tin đang nóng

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tưDiễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư
20:43:12 18/12/2024
Bí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vếtBí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vết
20:34:12 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024
Ái nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câuÁi nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câu
20:25:54 18/12/2024
"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!
23:30:31 18/12/2024

Tin mới nhất

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

05:53:41 19/12/2024
Dùng gừng để ngâm chân có thể cải thiện khí huyết một cách hiệu quả, duy trì tuần hoàn và chức năng thận. Nó cũng có thể trì hoãn sự lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

05:51:15 19/12/2024
Trước đây, để điều trị phình động mạch não, người bệnh thường phải đi đến các TP lớn, không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn khiến việc chăm sóc sau can thiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

05:48:08 19/12/2024
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
Chủ động phòng ngừa bệnh dại

Chủ động phòng ngừa bệnh dại

05:42:25 19/12/2024
Bên cạnh đó, người dân thuộc nhóm nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo cũng có thể tiêm dự phòng vaccine dại và tiêm vaccine dại ngay lập tức nếu không may bị chó, mèo cắn.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Tin nổi bật

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Ẩm thực

06:00:54 19/12/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, hãy thử ngay công thức bò hầm trứng cút với nấm hương.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Thế giới

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"

Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"

Phim việt

23:04:51 18/12/2024
Bộ phim Việt giờ vàng Không Thời Gian ở những diễn biến gần đây đã bắt đầu trở nên tươi sáng hơn bởi câu chuyện thú vị của cặp oan gia Trung tá Đại (Mạnh Trường) và cô giáo Tâm (Lê Bống).
BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

Sao việt

22:49:06 18/12/2024
BTV Thụy Vân chia sẻ hình ảnh nghiêm túc, xinh đẹp khi làm giám khảo chấm thi MC. Thiều Bảo Trâm khoe vẻ đẹp sexy táo bạo
Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.