Sạp rau phát miễn phí ‘ấm áp tình người’ giữa đại dịch COVID-19 của hai nữ công nhân môi trường Hà Nội
Sạp rau miễn phí sẻ chia của 2 chị công nhân môi trường tại nội đô Hà Nội giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn thêm phần ấm áp tình người.
Những ngày này, nhiều người dân Hà Nội không còn xa lạ với hình ảnh hai chị lao công phát rau miễn phí cho nhiều người vào 5 giờ 30 phút hàng ngày, điều đặc biệt là họ có vị trí công việc kinh tế không hề khá giả nhưng vẫn làm từ thiện, giúp rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những người dân đang thực hiện giãn cách xã hội gặp khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Ngoan (49 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lượng (46 tuổi) đều trú tại thôn Tô Khê, xã Phú Thị (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội. Hàng ngày, các chị thức dậy từ 3 giờ buổi sáng để sắp xếp, chằng buộc lượng rau thu gom vận chuyển đến nội đô của Hà Nội để phát những bó rau, củ, quả…, cho tất cả mọi người. Những ai gặp khó khăn đều được các chị phát miễn phí, không phân biệt bất kỳ hoàn cảnh nào, ai thấy mình gặp khó khăn cần giúp đỡ đều có thể đến lấy.
Chị Nguyễn Thị Ngoan cho biết: “Tôi và chị Lượng đều là công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, được phân công nhiệm vụ thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhận thấy mình có thể làm từ thiện giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khác đang thực hiện giãn cách mà gặp khó khăn, nên chúng tôi đã quyết định phát miễn phí rau cho mọi người”.
“Nhà chúng tôi ở huyện Gia Lâm, nên chúng tôi dùng số tiền của các nhà hảo tâm và cá nhân mua rau trong chợ gần nhà. Bên cạnh đó, rau chúng tôi tôi hái rau ở vườn nhà và sự ủng hộ của bà con hàng xóm gom lại chở sang phát miễn phí. Những ai gặp khó khăn đều có thể đến lấy miễn phí”, chị Nguyễn Thị Ngoan chia sẻ thêm
Hình ảnh sạp phát rau miễn phí của 2 chị công nhân môi trường:
Từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Ngoan và chị Nguyễn Thị Lượng tập kết rau tại số 2 Lãng Yên (Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) để phát cho mọi người dân đang bị phong tỏa.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã phải dậy từ 3 giờ sáng vận chuyển đến nơi đã chọn, từ nhà đến khu vực mình phụ trách để dọn vệ sinh vào khoảng 20km. Sau khi phát rau cho bà con xong đến khoảng 7 giờ thì đi làm”, chị Nguyễn Thị Ngoan cho hay.
Các chị cắt, tách từng phần để tiện đưa luôn cho người dân, tránh tụ tập đông người.
Hành động của chị được mọi người ủng hộ chung tay giúp đỡ.
Những ai xin chuối xanh, các chị cẩn thận tặng kèm theo hành, tía tô, lá lốt đi kèm.
“Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khu vực Chương Dương bị phong tỏa nên đi chợ mua rau khó khăn. Được hai chị tặng rau xanh vào lúc này thật là xúc động”, bà Nguyễn Thị Hạnh (Lãng Yên) chia sẻ.
Mọi người đến nhận rau xếp hàng trật tự, đảm bảo giãn cách dưới sự hướng dẫn của các hội viên hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ của phường Bạch Đằng
Những phần rau gửi đến người dân khu vực thực hiện giãn cách do dịch COVID-19.
Nỗi lo rác thải mùa Covid-19
Trong khi chúng ta vẫn đang loay hoay giải quyết cuộc khủng hoảng rác thì đại dịch Covid-19 một lần nữa bùng phát, tạo nên thách thức lớn về vấn đề xử lý rác thải.
Gia tăng rác thải nhựa, rác y tế
Theo khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, hàng quán đóng cửa nhằm hạn chế tụ tập đông người, người dân Hà Nội chuyển sang mua hàng về nhà hoặc mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Anh Hoàng Anh, người dân sống tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai cho biết, vì dịch bệnh bùng phát nên không ăn uống tụ tập bên ngoài nhưng thỉnh thoảng có mua đồ ăn từ cửa hàng. "Thông thường đi làm trên đường về, tôi tiện rẽ vào mua luôn nên thường chủ quán sẽ đựng đồ bằng hộp nhựa, túi nilon cho mang về. Nếu ngày nào cũng mua đồ đựng trong túi, hộp dùng một lần thì lượng rác xả ra sau sử dụng là vấn đề không nhỏ cho xử lý rác" - anh Hoàng Anh nói.
Thu gom rác thải trên phố Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Mang câu chuyện này hỏi một chủ quán ăn trên phố Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, vị này cho biết, khách đến mua đồ ăn mang về nhiều nhưng ít ai mang hộp đựng của mình nên cửa hàng phải có hộp đựng cho khách. "Biết là không an toàn khi sử dụng đồ nhựa một lần đựng đồ ăn nhưng vì chiều theo nhu cầu của khách hàng nên không còn cách nào khác"- vị chủ quán ăn chia sẻ và cho biết thêm, dịch bệnh bùng phát mạnh nên hiện phần lớn khách đặt hàng online, cửa hàng lại phải tăng chi phí thêm cho túi, hộp đựng nhưng giá bán không đổi.
Theo GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, đồ nhựa dùng một lần tiện lợi lại rẻ nhưng mặt trái lại tạo nên gánh nặng cho môi trường, bởi phần lớn các loại rác này lại không được tái chế, không thể tiêu hủy trong vài trăm năm. Bên cạnh đó, đại dịch Covid -19 đang kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của rác thải y tế, những sản phẩm làm từ nhựa phục vụ phòng, chống, xét nghiệm và chữa bệnh tăng vọt.
Trên địa bàn Hà Nội, tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế... sử dụng khẩu trang, găng tay, tấm che giọt bắn và áo bảo hộ được coi là vật bất ly thân của các bác sĩ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để bảo vệ sức khỏe. Song một thực tế không thể phủ nhận là khối lượng gia tăng của các loại rác thải này cũng là gánh nặng trong công tác xử lý.Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thiêm - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số lượng rác thải nguy hại của khu sàng lọc và khu cách ly tập trung tại bệnh viện trung bình xấp xỉ 40kg/ngày. Các loại rác này đều được phân loại, phun khử khuẩn, dán nhãn và chuyển đến đến khu chứa rác thải nguy hại của bệnh viện. Sau đó công ty thu gom rác sẽ đến vận chuyển trong ngày, đảm bảo không để lưu trữ sang ngày hôm sau.
Đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn
Liên quan đến vấn đề xử lý rác thải, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, trong mùa dịch, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa từ đồ ăn sẵn và rác thải y tế tăng đột biến. Công ty đã đẩy mạnh tăng cường, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, đặc biệt, tại các khu cách ly tập trung, rác sẽ được thu gom theo quy trình đặc biệt, hướng dẫn người dân phân loại rác từ khu cách ly thành 2 loại: Rác thải sinh hoạt thông thường và rác thải có nguy cơ nghi nhiễm. Hiện công ty có 3 đơn vị chuyên về xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại, với tình hình dịch đang diễn ra, các đơn vị vẫn đáp ứng đủ về khối lượng và chất lượng trong việc xử lý rác thải.
Chia sẻ về cách thức xử lý rác thải, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng, thứ nhất, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, người dân phải thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn. Thứ hai, trong công tác vận chuyển có nguy cơ lây nhiễm đối với công nhân môi trường thu gom. Vì vậy, những công nhân này phải được trang bị các biện pháp an toàn. Đối tượng nữa cũng cần được quan tâm, bảo vệ, nhắc nhở tuyên truyền phòng, chống dịch là lực lượng thu gom đồng nát.
"Tôi cho rằng, đối với hành vi vứt khẩu trang ra ngoài đường phải có chế tài mạnh hơn. Cùng với đó, trong giai đoạn dịch đang gay cấn như vậy, công ty môi trường nên có một hệ thống, bộ phận thu gom khẩu trang, những vật dụng y tế đã qua sử dụng của người dân. Như vậy, vô tình đã tạo nên phân loại tự nhiên tại nguồn, để đưa loại rác thải này đi xử lý như rải thác y tế được tích cực, hiệu quả hơn. Điều quan trọng, cần đẩy mạnh truyên truyền người dân nâng cao ý thức, giảm thiểu phát sinh chất thải, hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng khẩu trang vải" - GS.TS Đặng Kim Chi cho biết.
Xử lý rác thải khu dân cư cách ly: Không để lây lan, phát tán mầm bệnh ra cộng đồng Theo các chuyên gia, đối với rác thải sinh hoạt tại khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 không thể xem là rác thải sinh hoạt thông thường, mà là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh cần được thu gom, xử lý đúng quy định. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề trên, công tác thu...