Sắp được “cởi trói”, phân khúc condotel hiện nay ra sao?
ondotel là loại hình căn hộ có mặt trong hầu hết các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển hiện nay và được giới đầu tư ưa chuộng. Thế nhưng, “danh phận” trên pháp lý của condotel chưa có, khiến loại hình bất động sản này chưa thực sự phát triển như mong muốn.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel)… Đồng thời, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với loại hình này theo đúng quy định của pháp luật, hoàn thành trong quý III/2019.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Chỉ thị số 11 sẽ “cởi trói” cho phân khúc căn hộ condotel, giúp phân khúc này hoàn thiện về khung pháp lý. Và một khi khung pháp lý rõ ràng sẽ thu hút nhà đầu tư trở lại thị trường sau thời gian khá trầm lắng trong năm 2018. Cũng theo các chuyên gia, năm 2019 cũng sẽ xuất hiện nhiều dự án condotel với số lượng phòng lớn đi vào hoạt động. Condotel là một sản phẩm tốt nếu được nghiên cứu, hoạch định và triển khai đúng cách.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng năm 2018, tổng nguồn cung condotel trên cả nước đạt 8.507 căn. Tổng giao dịch condotel năm 2018 đạt 7.849 căn. Lượng giao dịch của cả nước trong quý I, II khá tốt nhưng quý III lại giảm mạnh do nhiều người đang có tâm lý lo ngại về tính pháp lý của condotel. Trong quý IV, lượng giao dịch condotel đã tăng trở lại với những con số ấn tượng. Đây là một tín hiệu cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đối với phân khúc này đang trở lại. Trong đó, những dự án được giao dịch thành công nhiều nhất đến từ những dự án có sự tham gia của các chủ đầu tư uy tín.
Theo quan sát hiện nay trên thị trường đang chứng kiến nhiều xu hướng phát triển của phân khúc căn hộ condotel. Xu hướng thứ nhất là các dự án có cam kết đã đi vào hoạt động. Bên cạnh nhiều dự án chưa có được niềm tin của khách hàng cũng có nhiều dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn đang làm rất tốt công tác quản lý vận hành dự án và trả đúng cam kết lợi nhuận cho khách hàng như các dự án của Sungroup, Vingroup. Điều này đã khiến hầu hết các dự án nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư uy tín đều nhanh chóng tìm được thanh khoản, thậm chí là cháy hàng sau một thời gian ngắn.
Bên cạnh những dự án cam kết với khách hàng trên phần lợi nhuận thì cũng xuất hiện một số dự án đầu tư cam kết chia sẻ doanh thu đang hút sự chú ý của thị trường. Điển hình như tại dự án Ariyana Smart Condotel Nha Trang đã được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2018 đang áp dụng chính sách chia sẻ doanh thu 10%/năm trong 4 năm đầu tiên. Từ năm thứ 5, dù hoạt động kinh doanh của toà nhà lãi hay lỗ thì chủ sở hữu condotel vẫn hưởng trọn 30% doanh thu và có khả năng hoàn vốn đầu tư chỉ sau 9,5 năm. Không chỉ dừng lại ở đó, khách hàng mua căn hộ Ariyana Smart Condotel còn được chia sẻ kỳ nghỉ 15 ngày hoán đổi trong năm.
Cùng với sự cam kết lợi nhuận, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện thêm làn sóng căn hộ Condotel không cam kết lợi nhuận. Theo đó, tại nhiều dự án, chủ đầu tư công bố giá bán không cam kết lợi nhuận thấp hơn những căn hộ cam kết lợi nhuận. Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang – chủ đầu tư dự án The Arena Cam Ranh tại Khánh Hòa hay dự án Hometel Dragon Fairy tại 89 Trần Phú, Nha Trang do công ty TNHH Cao Ốc 89 làm chủ đầu tư….hay thời gian gần đây là dự án Goldsand Hill Villa Phan Thiết.
Video đang HOT
Đánh giá về triển vọng căn hộ condotel nói riêng và thị trường BĐS nghỉ dưỡng nói chung trong năm 2019, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương, nhận định: “Chúng tôi thường khuyến khích các chủ đầu tư nghiên cứu các xu hướng và sản phẩm mới trên thị trường và nắm bắt nhu cầu của thế hệ du khách mới. Việt Nam hiện đang trên đà phát triển và chuyển mình từ một điểm đến mang tính trải nghiệm với ít lựa chọn về lưu trú và giải trí thành một điểm đến nghỉ dưỡng với sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch quay trở lại”.
Nam Anh
Theo InfoNet
Lợi tức Trái phiếu doanh nghiệp 8-10%/năm sẽ là "cánh cửa thần kỳ" cho các doanh nghiệp BĐS và ngân hàng
Với tâm lý của người có tiền nhàn rỗi, muốn an toàn nhưng vẫn muốn hưởng lợi tức cao hơn lãi suất ngân hàng, việc lựa chọn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không phải là một lựa chọn tồi.
NHNN vừa công bố dự thảo thông tư thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN thay đổi về quy định giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, lộ trình đưa tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về 30% từ tháng 7/2021 (phương án 1) hoặc tháng 7/2022 (phương án 2). Hiện tại tỷ lệ này được quy định ở mức tối đa 40% từ 1/1/2019, giảm từ mức 45% của năm 2018.
Dự thảo cũng điều chỉnh hệ số rủi ro một số khoản mục phải đòi trong phụ lục 2 liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tăng yêu cầu dự trữ vốn đối với các khoản vay lĩnh vực trong BĐS. Theo CTCK MBS, NHNN thể hiện rõ quan điểm điều hành thận trọng, hướng tới duy trì sự an toàn và ổn định của hệ thống trước đà tăng mạnh của TT bất động sản trong các năm 2017 và 2018.
Tuy nhiên, nếu nhìn sang thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), có lẽ các doanh nghiệp bất động sản sẽ không quá phải lo lắng nếu nguồn vốn từ ngân hàng thu hẹp.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), quy mô phát hành TPDN đã tăng gần gấp đôi chỉ riêng trong năm 2018. Số liệu từ UBCK Nhà nước cho thấy khối lượng TPDN phát hành thành công năm 2018 đạt 224.000 tỷ đồng, tăng 94,5% năm trước. Dư nợ thị trường TPDN năm 2018 là 474.500 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ 2017, đạt 8,6% GDP.
Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phát hành thành công TPDN trong thời gian qua chủ yếu là nằm trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, và dịch vụ tài chính. Chủ trương hạn chế dòng vốn tín dụng vào khu vực bất động sản, đặc biệt các DN phát triển bất động sản, đang đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp cần chủ động hơn trên thị trường tài chính. Mục đích sử dụng vốn chủ yếu hướng tới phát triển các dự án bất động sản với thời hạn khoảng 2 năm. Trong khi đó, các ngân hàng huy động vốn qua thị trường trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn cấp 2 và bổ sung vốn dài hạn.
Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo thống kê của VDSC, lãi suất phát hành trái phiếu thành công của các ngân hàng khoản 7,5%/năm; các công ty chứng khoán khoảng 8-10,5%/năm, các doanh nghiệp BĐS khoảng 10%/năm. Trừ khối ngân hàng, kỳ hạn phát hành của các DN đa phần dưới 3 năm.
Theo thống kê của Rồng Việt, trong top 30 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất năm qua, với tổng giá trị phát hành khoảng 4,13 tỷ USD trong đó Vinhomes và Vingroup đã phát hành hơn 22.000 tỷ, Masan Consumer phát hành 11.100 tỷ, Vietinbank phát hành 8.200 tỷ, ACB phát hành 6.800 tỷ...
Theo đánh giá của VDSC, mặt bằng lợi tức TPDN đã giảm khá mạnh và đang ổn định trong khoảng 8%-10%/năm đối với trái phiếu thông thường. Do đó, mặt bằng lợi tức TPDN cơ bản tạo được sự chênh lệch đáng kể với lãi suất huy động và cho vay tại hệ thống ngân hàng. Theo công bố từ NHNN, lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trong khoảng 6,6%-7,3%/năm còn lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9%-11%/năm.
Với các doanh nghiệp lớn uy tín, thay vì bán buôn cho ngân hàng, hiện nay nhiều doanh nghiệp chủ động phát hành trái phiếu bán lẻ cho nhà đầu tư. Với tâm lý của người có tiền nhàn rỗi, muốn an toàn nhưng vẫn muốn hưởng lợi tức cao hơn lãi suất ngân hàng, việc lựa chọn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không phải là một lựa chọn tồi.
Trên thị trường, ngoài khối ngân hàng có thể phát hành TPDN với lợi tức quanh 7,5%/năm, thị trường ghi nhận sự tham gia ngày càng nhiều của các định chế tổ chức quốc tế lớn đóng vai trò bảo lãnh phát hành. Các trường hợp điển hình phải kể đến như MWG, CII, MSN, v.v... với lợi tức phát hành dưới 7%.
Theo VDSC, Công ty tài chính quốc tế (IFC) đã từng đề xuất chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu nội tệ ra thị trường quốc tế, với tên gọi trái phiếu Bông Sen. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn vốn cho khối doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được định hướng ổn định quanh 14%/năm. Tuy nhiên, sự thiếu vắng tổ chức đánh giá tín nhiệm tiếp tục là điểm nghẽn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường vốn thế giới.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành pháp lý cho condotel, officetel, resort villa trong quý 3, không để xảy ra bong bóng bất động sản Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Trong thời gian qua các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã tích cực, nỗ lực tổ chức thực hiện quy định pháp luật và sự chỉ đạo, điều hành, các...