Sắp dừng cho vay ngoại tệ với doanh nghiệp sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước
NHNN cho biết, tín dụng ngoại tệ ngắn hạn những tháng đầu năm 2018 liên tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến lãi suất USD vay thấp hơn tương đối so với lãi suất vay VNĐ. Vì vậy tín dụng ngắn hạn ngoại tệ cần phải được kiểm soát chặt chẽ theo hướng thu hẹp dần.
Đây là quan điểm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong báo cáo thuyết minh về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.
Theo đó, trong Dự thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi, NHNN đã chi tiết hóa quy định cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay, bằng cách tách thành 3 nhu cầu.
Trong đó, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước sẽ được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019.
Còn đối với cho vay trung, dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện đến hết ngày 30/9/2019.
Riêng cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì được thực hiện không giới hạn về thời gian.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước muốn thu hẹp các nhu cầu vay vốn
Theo NHNN, quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn. Qua theo dõi số liệu tín dụng ngoại tệ những tháng đầu năm 2018, NHNN cho biết tín dụng ngắn hạn ngoại tệ liên tục tăng qua các tháng và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây.
“Nguyên nhân chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến việc vay ngoại tệ ngắn hạn có lợi do lãi suất ngoại tệ (USD) vay thấp hơn tương đối so với lãi suất vay VNĐ. Vì vậy tín dụng ngắn hạn ngoại tệ cần phải được kiểm soát chặt chẽ theo hướng thu hẹp dần, nhất là trong bối cảnh tỷ giá và thị trường ngoại tệ được NHNN điều hành tương đối ổn định” – NHNN cho biết.
Theo thống kê mới nhất của NHNN, hiện lãi suất cho vay VNĐ phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm.
Ngoài ra, Dự thảo Thông tư cũng dỡ bỏ quy định về giới hạn thời gian đối với nhu cầu vốn vay ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu (quy định hiện hành giới hạn đến hết ngày 31/12/2018).
Quy định này, theo NHNN là nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong việc giảm chi phí vay vốn, từ đó hỗ trợ tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế, trong bối cảnh bị tác động bất lợi từ xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu tăng cao (đặc biệt là tác động từ xung đột thương mại Mỹ – Trung).
“Bên cạnh đó, chính sách cho vay đối với nhu cầu này hoàn toàn không trái với chủ trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ và NHNN, do cấu trúc và cách thức cho vay đối với nhu cầu này không tạo ra bất kỳ hiện tượng đô la hóa nào đối với nền kinh tế (ngoại tệ không được đưa vào lưu thông mà quay trở lại ngay hệ thống ngân hàng)” – NHNN lý giải.
Theo anninhthudo.vn
Ngân hàng Nhà nước "lên lịch hẹn" bán ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo tới các tổ chức tín dụng về việc tổ chức bán ngoại tệ kỳ hạn trong hai phiên ngày 23 và 26/11/2018.
Đây là lần đầu tiên trong năm nhà điều hành thực hiện nghiệp vụ bán kỳ hạn ngoại tệ, tạo thêm lựa chọn cho thị trường với thông điệp "bảo hiểm" nguồn cung - Ảnh: Quang Phúc.
Theo đó, đây là lần đầu tiên trong năm nhà điều hành thực hiện nghiệp vụ bán kỳ hạn ngoại tệ, tạo thêm lựa chọn cho thị trường, cũng như thể hiện sự đa dạng thêm trong điều tiết và điều hành.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ trong hai phiên 23 và 26/11, ngày đến hạn là 31/1/2019, tỷ giá bán kỳ hạn là 23.462 VND/USD cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm và có nhu cầu mua ngoại tệ từ cơ quan này.
Như vậy, mốc thời gian trên hơn hai tháng tính từ thời điểm này. Đó cũng là khoảng thời gian có sự kiện quan trọng, dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có cuộc họp với khả năng tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 12 tới.
Việc bán ngoại tệ kỳ hạn với khoảng thời gian trên cũng đi cùng tín hiệu "bảo hiểm" nguồn cho các tổ chức tín dụng có nhu cầu, nhưng không theo giao ngay. Điểm này có liên quan đến việc cân đối vốn VND đang có biểu hiện cầu tăng lên qua biến động lãi suất VND gần đây, vì bán kỳ hạn thì việc hút VND theo đó sẽ được giãn ra sau hơn hai tháng theo "lịch hẹn" trên.
Giá bán kỳ hạn nói trên ở mức 23.462 VND/USD (còn giá bán giao ngay tham khảo hiện ở mức 23.375 VND) bao gồm yếu tố kỳ hạn và điểm hoán đổi lãi suất liên quan.
Điểm được chú ý, trong nhiều năm qua, thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới, trước thềm Tết Nguyên đán, cung ngoại tệ thường dồi dào do nhu cầu chuyển đổi vốn từ USD sang VND để đáp ứng mùa cao điểm thanh toán và chi trả, cùng với kiều hối tập trung chuyển về dịp này khiến tỷ giá USD/VND thường hạ nhiệt. Nhiều năm qua, đây cũng là khoảng thời gian Ngân hàng Nhà nước mua ròng ngoại tệ, trước yếu tố cung đó.
Còn năm nay, việc bán kỳ hạn trên là một diễn biến khác, dù đến thời điểm đó thị trường và cung ngoại tệ có thể sẽ có những vận động khác nữa.
Như vậy, một lần nữa thị trường đón nhận Ngân hàng Nhà nước triển khai nghiệp vụ bán ngoại tệ kỳ hạn.
Trước đó, ngày 31/12/2015, đi cùng với việc chuẩn bị cho áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm (từ 4/1/2016), Ngân hàng Nhà nước cũng đã lần đầu tiên thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ có kỳ hạn, như một cam kết "bảo hiểm" nguồn cung cho thị trường khi có biểu hiện căng thẳng, và sau đó tỷ giá USD/VND nhanh chóng hạ nhiệt.
Minh Đức
Theo vneconomy.vn
Thái Lan, Đài Loan... kiếm bộn tiền nhờ đặc sản Việt Rất nhiều đặc sản Việt Nam nhưng được sản xuất, tiêu thụ dưới mác của các công ty thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Hàng loạt sản phẩm ghi tên đặc sản nổi tiếng của Việt Nam (VN) như phở Hà Nội, bánh pía Sóc Trăng, nước dừa Châu Đốc, bún bò Huế, nước mắm Nha Trang... tiêu thụ tại các thị...