Sắp đổi cách tính lương hưu công chức, viên chức, quyền lợi thế nào?
Tới đây, lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi cách tính. Đối với người đóng BHXH từ ngày 1/1/2025 thì tính bình quân toàn bộ quá trình đóng, tương tự khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay, đối với khu vực Nhà nước, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính trong khoảng thời gian 5 đến 20 tháng cuối trước khi nghỉ hưu, tuỳ từng thời điểm tham gia.
Trong khi đó lương hưu của người lao động ở khối doanh nghiệp tính bình quân tổng thời gian đóng.
Nhưng Luật BHXH 2024 khi có hiệu lực, sẽ có thay đổi liên quan tới cách tính này của khối nhà nước. Theo đó, đối với người đóng BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân toàn bộ quá trình đóng, tương tự khu vực doanh nghiệp.
Cách tính lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức đóng BHXH từ 2025
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật BHXH 2024 vẫn giữ nguyên quy định về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần so với Luật BHXH hiện hành như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số tháng đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
- Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 5 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 8 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
Video đang HOT
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 tháng cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH.
Nếu như người lao động có quá trình đóng BHXH thuộc cả hai khu vực doanh nghiệp lẫn nhà nước thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng chung của hai giai đoạn. Đồng thời Chính phủ sẽ có quy định chi tiết nội dung này và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng trong một số trường hợp đặc biệt.
Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025
Quy định tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 Bộ luật Lao động, số 45/2019/QH14 như sau:
Người lao động được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu khi bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, người lao động trong điều kiện lao động bình thường tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình:
- Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028
- Đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Từ năm 2021, người lao động trong điều kiện lao động bình thường có tuổi nghỉ hưu là:
Lao động nam: đủ 60 tuổi 03 tháng; Lao động nữ đủ 55 tuổi 04 tháng.
Và sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ.
Như vậy tuổi nghỉ hưu năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường như sau:
- Của lao động nam: 61 tuổi 3 tháng
- Của lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng.
Phương án nghỉ liền 4 ngày liên tục dịp lễ 30/4 - 1/5 là hợp lý, đúng luật
Làm bù ngày thứ Hai (29/4) vào ngày thứ Bảy (27/4) để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ liền 4 ngày (28, 29, 30/4 và 1/5) sẽ đúng luật và giải quyết được tồn đọng công việc.
Do đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 có ngày thứ Hai 29/4 (ngày làm việc bình thường) xen vào giữa 2 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần, nên mới đây Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hoán đổi nghỉ ngày 29/4 và làm bù sang ngày khác, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Người dân có dịp nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4. Ảnh: Minh Hiền
Trước thông tin trên, bạn đọc Nguyễn Văn Cự cho rằng đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH thiếu sức thuyết phục vì những lý do sau:
Thứ nhất, trong khi đang thực hiện nghỉ 4 ngày theo Luật Lao động thì lại đi đề xuất nghỉ 5 ngày liên tục.
Thứ hai, đã nói hoán đổi thì phải sòng phẳng, nghỉ đấy và cũng làm bù đấy! Không thể để mơ hồ về ngày làm bù với cụm từ "làm bù sang ngày khác". Ngày khác là ngày nào?
Trong phương án hoán đổi, có thể nghỉ trước làm bù sau, cũng có thể làm bù trước nghỉ sau. Điều này thể hiện sự thiếu dứt khoát, trong khi phương án làm bù trước nghỉ sau tối ưu hơn.
Thứ ba, Bộ LĐ-TB&XH lý giải việc hoán đổi trên giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; việc hoán đổi cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tuy nhiên, đây mới chỉ nói về một vế mà chưa đề cập vế ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Bởi vì, có một thực tế không thể phủ nhận là cơ quan công quyền và các đơn vị dịch vụ công lập như y tế, bưu điện, ngân hàng... càng nghỉ dài ngày liên tục thì càng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhất là lĩnh vực khám chữa bệnh. Mấy năm trước, có dịp Tết Nguyên đán nghỉ 9 ngày đã chứng minh rõ điều đó.
Với thứ Hai, ngày 29/4/2024, đây có thể coi là "thời gian vàng" cho những ai có việc phải đến các cơ quan công quyền cũng như các đơn vị dịch vụ công lập, vì nó vừa giúp họ giải quyết những việc chưa làm được do phải chờ 2 ngày nghỉ cuối tuần trước đó, vừa là cơ hội để họ tranh thủ tiến hành những việc cần kíp trước khi nghỉ 2 ngày lễ sau đó.
Từ các vấn đề nêu trên, đề nghị phương án: Làm bù ngày thứ Hai (29/4) trước, vào ngày nghỉ hàng tuần - thứ Bảy (27/4), để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ liền 4 ngày (28, 29, 30/4 và 1/5).
Như thế là vẹn cả đôi đường, Luật Lao động cũng không bị "uốn", mà cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng không khó khi cân nhắc.
Năm 2024, công chức, viên chức có thể làm việc đến 66 tuổi mới nghỉ hưu Những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao một số ngành đặc thù được phép nghỉ hưu ở tuổi 66. Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của...