Sắp diễn tập phòng, chống cháy rừng cấp quốc gia tại Hòa Bình
Ngày 22/11 tới, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn tập “Phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia năm 2019″.
Đây là một trong những hoạt động nhằm chủ động ứng phó, ngăn chặn kịp thời và kiểm soát được tình hình khi cháy rừng mùa khô năm 2019 – 2020.
Trước những yêu cầu thực tiễn về công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), Bộ NN&PTNT xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển lâm nghiệp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư và các chủ rừng tham gia vào công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Các lực lượng chức năng, trong đó nòng cốt là kiểm lâm đang căng mình ứng phó, chữa cháy rừng. Ảnh: P.V
Chính vì thế, Cục Kiểm lâm đã tham mưu Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn tập “Phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia năm 2019″ tại xóm Chanh, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với quy mô 3ha rừng trồng sản xuất của hộ gia đình, loài cây keo lai 5 năm tuổi. Tham dự buổi diễn tập có đại diện một số đơn vị thuộc các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; một số Chi cục kiểm lâm các tỉnh khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung…
Theo Ban tổ chức, việc tổ chức diễn tập lần này nhằm nâng cao vai tro lanh đao, chi huy phong chay, chưa chay, đông thơi thưc hiên phôi hơp giưa giưa cac lưc lương, tư đo xây dưng phương an, kê hoach cu thê đê chu đông ưng pho khi co chay rưng xay ra, nhăm han chê tôi đa cac thiêt hai do chay rưng gây ra.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp “khắc nghiệt”, nắng nóng, khô hạn liên tục, kéo dài dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn trên diện rộng các vùng có rừng trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong 10 tháng, cả nước có khoảng 1.951 ha bị cháy, chủ yếu do khô hạn, nắng nóng kéo dài.
Video đang HOT
Hiện nay, cả nước có trên 14,4 triệu ha rừng, trong đó, có trên 50% diện tích, rừng có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng (rừng non chưa khép tán), rừng tre nứa và rừng đưa vào khoanh nuôi phục hồi.
Theo Danviet
Kỷ lục: Xuất khẩu lâm sản đạt 5,3 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tiếp tục đạt con số kỷ lục với mức 5,3 tỷ USD, trong đó xuất siêu 4 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp quý I/2019 tăng 4,32%; ước quý II/2019 tăng 4,53%, cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnh các nhóm ngành hàng nông nghiệp vừa giảm về số lượng và giá trị kể cả trong nước và xuất khẩu thì lâm nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, là trụ đỡ cho nông sản Việt.
Bảo vệ rừng đã phát hiện 5.691 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 1.117 vụ (giảm 16%) so với 6 tháng đầu năm 2018. Trong đó: đã xảy ra 863 vụ phá rừng, giảm 109 vụ (giảm 11%), diện tích rừng bị phá 287 ha, giảm 34 ha (giảm 11%) so với cùng kỳ năm 2018. Đã xử lý hành chính 4.938 vụ; xử lý hình sự 126 vụ.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ 6 tháng đầu năm 2019 đạt 5,3 tỷ USD. Ảnh: I.T
Do diễn biến bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2019 cháy rừng diễn ra rất phức tạp, nhất là đối với các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Đã xảy ra 156 vụ cháy rừng, số vụ cháy rừng tăng 61 vụ (tăng 64%) so với cùng kỳ năm 2018, diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng 705 ha (hơn 4 lần cùng kỳ năm 2018).
Thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng từ ngày 26/6 đến ngày 01/7/2019 trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có 45 vụ cháy gây thiệt hại tới rừng, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Diện tích rừng bị thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 293 ha (có 14 vụ chưa xác định diện tích rừng bị thiệt hại).
Tuy vậy, việc chỉ đạo về PCCCR của Chính phủ, Bộ/ngành là kịp thời, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, do vậy đã giảm thiểu được tối đa thiệt hại do cháy.
Phát triển rừng: Ước trồng rừng trong 6 tháng đầu năm 2019 được khoảng 108.456 ha, đạt 51% kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm. Trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 1.959 ha, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2018; Rừng sản xuất 106.497 ha, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2018. Đã có 85% diện tích rừng trồng tập trung có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
Dịch vụ môi trường rừng: Cả nước đã thu được 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch thu năm 2019, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Quỹ Trung ương thu được 821,8 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018; Quỹ tỉnh thu 386,8 tỷ đồng đạt 42% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018. Đây tiếp tục là nguồn tài chính tái đầu tư bền vững cho sản xuất lâm nghiệp gắn với an sinh xã hội sâu sắc.
Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng đều trong 6 tháng qua, ổn định mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ 2018. Giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 5,23 tỷ USD, đạt 50% kế hoạch năm; xuất siêu ước khoảng gần 4 tỷ USD.
Điểm đến của 87% giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam là các thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc) có yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ, tiếp tục khẳng định uy tín của đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế; duy trì vị trí đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản.
Bên cạnh việc xuất khẩu đến trên 120 quốc gia trên thế giới, đồ gỗ Việt Nam đang quay lại thị trường nội địa, gắn kết chặt giữa người làm nghề rừng, doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo động lực trực tiếp cho sản xuất lâm nghiệp, hình thành chuỗi liên kết.
Diện tích trồng rừng trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 108.456 ha. Ảnh: I.T
Để đạt được thành quả này, theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, những người làm nghề rừng còn nhờ chúng ta tích cực và chủ động gặp gỡ, làm việc và đàm phán mở của thị trường và tháo gỡ các khó khăn trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phấm gỗ Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc; cung cấp thông tin về ngành chế biến gỗ Việt Nam và các quy định của Việt Nam về gỗ hợp pháp.
Chủ động cung cấp thông tin pháp lý, thông tin thị trường gỗ và lâm sản trên toàn cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam. Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU, cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, phát triển bền vững ngành gỗ.
Phát triển thị trường nội địa, đồng hành cùng các doanh nghiệp để đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu, uy tín trên thị trường thế giới.
Tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệt quả kinh tế cao, ổn định về trữ lượng và đầu ra cho người dân. Giúp cho các chủ rừng và cộng đồng cải thiện đáng kể về phương pháp quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Giúp duy trì tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo vai trò phòng hộ, duy trì và phát triển giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Tạo vùng nguyên liệu chủ động, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu cũng như tiến trình tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như hiện nay.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ mới là 17.000 ha, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386 ha. Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác thứ 50 với PEFC.
Theo Danviet
6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiêp - cho hay,...