Sắp diễn ra diễn đàn trực tuyến thúc đẩy thương mại nông, thủy sản Việt Nam – Nga
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức “ Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam – Liên bang Nga”.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai (tỉnh Đồng Tháp). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 23/11/2021 với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan thương mại, các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại nông sản, thủy sản hai nước. Đây cũng là một hoạt động có nghĩa trong thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chào mừng chuyến thăm chính thức nhà nước cấp cao của Chủ tịch nước tại Liên bang Nga.
Diễn đàn cũng nhằm các mục tiêu kết nối các doanh nghiệp hai nước đến gần với nhau, thúc đẩy giao thương và gia tăng kim ngạch nông sản, hướng tới mục tiêu tổng kim ngạch thương mại 10 tỷ USD mà hai nước đang phấn đấu.
Việt Nam hiện nay đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia của khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại Việt – Nga hai chiều nói chung giai đoạn 2018-2020 vào khoảng 4,5 tỷ USD/năm; trong đó, nông sản chiếm từ 18-20%, tương đương 900 triệu USD/năm.
Con số trên so với tiềm năng kinh tế và quan hệ chính trị lâu đời giữa hai nước có thể nói là vẫn khá khiêm tốn, cần phải cải thiện mạnh trong thời gian tới. Với quy mô dân số hai nước là 250 triệu dân cho thấy quy mô thị trường Việt – Nga rõ ràng là không hề nhỏ, có thể xác định là tâm điểm kết nối của vùng Đông Nam Á.
Đối với thương mại nông sản, theo thống kê phía Việt Nam, giá trị 2 chiều trước năm 2018 chỉ vào khoảng 500 triệu USD/năm. Tuy nhiên, từ 2018 đến nay đã tăng trưởng mạnh, đều đạt trên dưới 900 triệu USD/năm và khá cân bằng giữa hai nước.
Trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu Việt Nam sang Nga là chủ yếu các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo và nhập khẩu từ Nga là chủ yếu thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ, gần đây là các sản phẩm thịt, sữa.
Có thể nói, cơ cấu các sản phẩm nông sản hai nước cơ bản không cạnh tranh trực tiếp với nhau và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, kim ngạch trên vẫn còn thấp so với kỳ vọng và mục tiêu phấn đấu giữa hai nước. Các doanh nghiệp 2 bên cần lưu ý và tận dụng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (AEAU). Theo Hiệp định AEAU, rất nhiều mặt hàng thuế nông sản hai bên được hưởng mức ưu đãi thấp, có mặt hàng đã giảm về 0% thuế.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, diễn đàn trực tuyến sẽ là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện thương mại trao đổi về tình hình hợp tác song phương. Cùng đó, giới thiệu quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thực phẩm nhập khẩu; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Liên bang Nga.
Diễn đàn cũng hướng dẫn cho doanh nghiệp hai bên nắm bắt, thực hiện, tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản giữa hai nước. Các tổ chức thương mại, hiệp hội ngành hàng trao đổi thông tin về khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản và kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai bên.
Video đang HOT
Giá rau xanh có nơi tăng 180%, dự báo thị trường cuối năm sẽ biến động
Tại Diễn đàn trực tuyến Kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sáng 20/11, nhiều đại biểu cho biết, do ảnh hưởng của bão số 8 nhiều diện tích rau tại các tỉnh bị hư hỏng, dập nát đã khiến cho giá rau xanh trong tháng 10 tăng cao, có nơi tăng đến 150 -180% so với cùng kỳ năm 2020.
Các đại biểu trao đổi tại Diễn đàn trực tuyến Kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sáng 20/11. Ảnh: Trần Quang
Giá rau xanh tăng 150 - 180%
Chia sẻ tại Diễn đàn, nhiều đại biểu cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 8 nên trong tháng 10 vừa qua nhiều diện tích rau màu bị dập nát, kém phát triển dẫn đến giá rau xanh tăng cao (150-180%) hơn so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo giá các loại rau vụ đông năm nay sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 20-30%, các loại củ, quả tăng 20-25% so với cùng kỳ năm 2020.
Bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết, năm 2021, sản lượng lúa tại Nam Định ước đạt gần 900.000 tấn, thịt lợn ước đạt gần 160.000 tấn, gia cầm gần 30.000 tấn.
Đặc biệt, sản lượng thủy sản của Nam Định năm 2021 ước đạt khoảng 180.000 tấn; trong đó có 500ha diện tích nuôi ngao được cấp chứng nhận nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.
Về sản xuất rau vụ đông 2021, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng với diện tích từ 11.000ha trở lên với các cây trồng chủ lực có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, ngô, bí xanh, cà chua, khoai lang... rất phù hợp cho việc chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo bà Nga, trong thời gian qua nhiều tiến bộ mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất như mô hình rau an toàn, mô hình cánh đồng lớn liên kết trong sản xuất - tiêu thụ cây vụ đông chế biến xuất khẩu, mô hình trồng bí xanh, cà chua và dưa chuột trên ruộng 2 lúa,...(toàn tỉnh đã xây dựng được 33 cánh đồng cây màu mẫu lớn với diện tích 1.136ha; 2 chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn, 01 chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn gắn với chế biến sản phẩm giá trị kinh tế cao như bột, trà,...).
Do đó, năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn cùng kỳ năm 2020; giá bán của nhiều loại nông sản đều tương đương, cao hơn cùng kỳ năm trước.
Trong thời điểm tháng 10/2021 vừa qua, giá rau xanh có nơi tăng 150 đến 180% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Nông dân thu hoạch rau an toàn tại một HTX ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Ảnh: Trần Quang
Cần đầu tư hơn vào khâu sơ chế, chế biến, đóng gói
Là một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc HTX rau an toàn Văn Đức cho hay: Hiện HTX có 250ha chuyên canh rau, cho sản lượng hàng năm vào khoảng 35.000 - 37.000 tấn, trung bình mỗi ngày từ 70 - 80 tấn và cá biệt có những ngày thu gần 200 tấn rau.
Bên cạnh việc sản xuất rau an toàn, HTX rau Văn Đức đang có hệ thống sơ chế và bảo quản riêng với diện tích 2.200 m2 với dây chuyền chế biến và các kho lạnh với công suất khoảng 30 tấn/ngày.
Theo ông Minh, sản phẩm rau của HTX rau an toàn Văn Đức hiện nay đều đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP và có quy trình kiểm tra rất khắt khe.
Trong số các sản phẩm rau của HTX hiện nay có 17 sản phẩm OCOP, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 5 sản phẩm 3 sao. Đây là những sản phẩm tiềm năng mà HTX rau an toàn Văn Đức.
Tuy vậy, đại diện HTX rau an toàn Văn Đức cho rằng khả năng tiêu thụ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được năng lực sản xuất.
"Dù giá rau trong thời gian vừa qua tăng cao, có thời điểm tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng chỉ có khoảng trên dưới 30% sản phẩm rau Văn Đức tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị.
Còn lại đa phần người dân vẫn phải tiêu thụ tại các điểm chợ dân sinh, chợ đầu mối rất bấp bênh", ông Minh chia sẻ và mong muốn thông qua diễn đàn lần này để kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị giúp tiêu thụ thêm nhiều sản phẩm cho xã viên của mình.
Tại diên đàn, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Ảnh: Trần Quang
Bà Kiều Thị Huệ - Giám đốc HTX rau an toàn Vĩnh Phúc cho biết, vừa qua hầu hết các loại rau quả đều có giá tăng trung bình từ 50-80% so với giữa năm trở về trước.
Cụ thể rau bắp cải: 20.000-25.000 đồng/kg; su hào: 7.000-10.000 đồng/củ; rau muống: 5.000-6.000đồng/mớ; rau ngót: 6.000 - 10.000 đồng/mớ; rau cải các loại: 20.000-30.000đồng/kg; bí xanh: 15.000-20.000đồngkg; bí đỏ: 10.000-15.000 đồng/kg; cà chua: 25.000-35.000đồng/kg...
Theo bà Huệ, thị trường tiêu thụ rau của nông dân, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các thương lái và chợ đầu mối như: Chợ Thổ Tang, chợ thị trấn Yên Lạc, chợ Cói,..
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp đứng ra liên kết và bao tiêu sản phẩm sản xuất theo chuỗi cho nông dân như: Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Phát triển nông nghiệp WinEco Tam Đảo, HTX Vân Hội xanh, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc, HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản An Hòa, Công ty TNHH MTV Dũng Đạt, Công ty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP,...
Bên cạnh đó, ngày 15/9/2021, Sở NNPTNT tỉnh đã tham gia ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho 28 đơn vị sản xuất trồng trọt lên sàn thương mại điện tử Voso.vn của Viettel Post. Qua đó mở ra một kênh tiêu thụ mới hiệu quả cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Chia sẻ tại diễn đàn sáng 20/11, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam cho rằng: Nông sản của bà con nông dân hiện nay đã cải thiện được chất lượng nhưng vẫn yếu về sơ chế, đóng gói do số lượng các cơ sở này rất ít.
"Từ kinh nghiệm xuất khẩu và bán lẻ nhiều năm qua, tôi cho rằng các địa phương cần đầu tư hơn và sơ chế, đóng gói hoặc tốt hơn là chế biến sâu để đáp ứng được tiêu chuẩn cho các nhà mua", bà Hằng nói.
Theo lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam, các địa phương có thể nghiên cứu, xem xét để đưa các hệ thống sơ chế, đóng gói về cấp HTX, từ đó hỗ trợ nông dân trong khâu này.
Khi hệ thống sơ chế, đóng gói được đầu tư, bà Hằng cam kết Nutrimart sẽ ưu tiên cho hàng hóa của các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ cũng như các HTX, các hộ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.
'Có thể dùng một phần vốn đầu tư công chưa sử dụng vào quỹ bảo lãnh tín dụng' Tại Diễn đàn trực tuyến "Chủ động phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng với bối cảnh dịch bệnh" do Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi nói về giải pháp cho các gói hỗ trợ tài khóa cho biết...