Sắp đấu giá hóa thạch T-Rex hoàn chỉnh nhất thế giới
Bộ xương khủng long bạo chúa T- rex dự kiến thu về từ 6-8 triệu USD trong buổi đấu giá vào tháng tới.
Đài CNBC (Mỹ) hôm 16-9 cho hay bộ xương khủng long bạo chúa T- rex được cho là hoàn chỉnh nhất thế giới sẽ được đưa ra bán đấu giá tại TP. Las Vegas, (bang Nevada, Mỹ) vào tháng sau, dự kiến thu về từ 6-8 triệu USD.
Mẫu hóa thạch có niên đại khoảng 67 triệu năm tuổi, thường được biết đến với tên ngắn gọn là tên “Stan”, đặt theo tên nhà cổ sinh vật học Stan Sacrison, người đã đã tìm ra nó vào năm 1987 tại bang Nam Dakota (Mỹ).
Video đang HOT
Hóa thạch Stan được định giá đến 8 triệu USD. Ảnh: AP
Vào năm 1992, bộ xương này được khai quật. Sau 30.000 giờ làm việc cẩn thận, các chuyên gia đã thu về một mẫu vật xương khủng long gần như hoàn chỉnh có chiều cao khoảng 4,6m, dài 12,2m, với tổng cộng 188 đoạn xương.
Với độ hoàn chỉnh hiếm hoi, Stan trở thành bộ xương khủng long bạo chúa nổi tiếng bậc nhất từng được tìm ra và thường được dùng làm hình mẫu để dựng tượng hay mô hình về loài vật này.
Giám đốc điều hành của công ty đấu giá Christie’s, ông Guillaume Cerutti, cho biết trong thị trường kinh doanh hóa thạch sôi động của Mỹ, những bộ xương khủng long bạo chúa T-rex luôn là món hàng hiếm hoi và hút khách.
Hóa thạch T-rex cuối cùng được đưa ra đấu giá là vào năm 1997, với mức giá lên đến 8,36 triệu USD vào thời điểm đó. Dù vậy, sau đó bên mua đã tặng lại mẫu vật này cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở TP. Chicago (bang Illinois, Mỹ).
Hình ảnh phục dựng cảnh 2 con T-rex đang đi săn. Ảnh: WALLS360.COM
Khủng long bạo chúa T-rex là loài ăn thịt lớn nhất trên cạn, có thể nặng từ 7-8 tấn khi trưởng thành. Chúng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng (cách đây khoảng 65,5 triệu năm), phân bố chủ yếu tại phía tây của lục địa Bắc Mỹ.
Trung Quốc phát hiện sinh vật biển cổ đại cách đây 385 triệu năm
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Anh mới đây đã tìm thấy một số sinh vật biển cổ đại trong một rạn san hô ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.
Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh cho biết, hóa thạch của 83 loài sinh vật biển có niên đại 385 triệu năm được tìm thấy trong rạn san hô ở huyện Độc Sơn. Theo Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, những phát hiện mới này đại diện cho sự đa dạng cổ sinh vật và các mối quan hệ sinh thái phức tạp giữa các sinh vật khác nhau trong khu vực.
Hóa thạch sinh vật biển 275 triệu năm được phát hiện năm 2017. Ảnh: Reuters
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cổ địa lý học (Palaeogeography)./.
Phát hiện hóa thạch niên đại hàng trăm triệu năm ở Trung Quốc Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này. Cận cảnh mẫu vật. (Ảnh: Portal de Noticias) Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước...