Sắp có nghị định mới về quản lý kinh doanh online
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết sẽ ban hành chính sách quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội.
Trong tháng 12, Zing đã phản ánh 2 trường hợp người dùng nhận đá cuội, hộp bút màu khi mua iPhone. Trước đó, nhiều vụ tráo hàng tương tự đã xảy ra, khiến người dùng cảm thấy bất an khi mua hàng giá trị trên Internet.
Trong khi sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc dịch vụ vận chuyển thường đứng ra chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị đánh tráo, các shop kinh doanh nhỏ lẻ trên mạng xã hội lại chưa có trách nhiệm cụ thể về tình trạng này. Lỗ hổng trong khâu kiểm hàng, giao hàng đã giúp kẻ gian trục lợi.
Khách hàng mua iPhone nhưng nhận được cục đá.
Trả lời Zing , đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động mua bán trên mạng xã hội khá phổ biến, song chưa được điều chỉnh, quy định cụ thể.
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT. Đề xuất này đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 7/10/2020.
Cụ thể, 4 chính sách được thông qua bao gồm:
- Thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
Video đang HOT
- Minh bạch thông tin hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động TMĐT, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Quản lý hoạt động TMĐT trên mạng xã hội.
- Quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài.
Trong những vụ tráo hàng vừa qua, đa số trường hợp nạn nhân không mua hàng qua sàn TMĐT mà mua từ các shop trên mạng xã hội theo hình thức chuyển khoản nhận hàng, không có chính sách bảo đảm nếu xảy ra sự cố.
Việc iPhone bị tráo thành cục đá, hộp bút màu có thể do các lỗ hổng trong khâu đóng gói, chuyển hàng về kho, lúc vận chuyển, giao tới người dùng…
Theo đại diện Cục, dự thảo theo hướng tăng cường trách nhiệm của chủ sàn giao dịch TMĐT, xác định người tham gia hỗ trợ hoạt động TMĐT để phân định trách nhiệm khi giao hàng, bao gồm cả chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic.
Mặt khác, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định về việc chủ sở hữu website phải công bố điều kiện giao dịch chung liên quan đến chính sách kiểm hàng, đồng thời bổ sung các quy định về minh bạch thông tin, hàng hóa trên website. Các sàn TMĐT cũng có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin trong trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động mua bán trên mạng xã hội khá phổ biến, song chưa được điều chỉnh, quy định cụ thể.
Dự thảo Nghị định đang được xin ý kiến công khai, dự kiến hoàn thiện và được trình lên Chính phủ ban hành vào quý I/2021. Đại diện Cục khuyên người dùng thận trọng khi mua hàng trên môi trường TMĐT.
Những việc cần làm khi mua hàng TMĐT có thể kể đến như nếu mua hàng qua mạng xã hội, người dùng nên yêu cầu shop cho xem hàng trước khi thanh toán, đồng thời cần chụp ảnh ngoài hộp, mua bảo hiểm cho những món hàng có giá trị lớn. Với các cửa hàng uy tín, người dùng có thể không đồng kiểm nhưng cần quay video mở hộp để chắc chắn rằng mình không tráo sản phẩm bên trong.
Nếu mua ở các sàn TMĐT, người dùng cần kiểm tra mã vận đơn trên hộp, khớp với thông báo đơn hàng được gửi qua email hay ứng dụng của các sàn, xem đánh giá của người bán để đảm bảo độ uy tín.
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020
Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ mới đây đã công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020.
Đây là kết quả bình chọn của hơn 60 nhà báo chuyên khoa học công nghệ của gần 25 cơ quan truyền thông. Các sự kiện được bầu chọn theo 5 nhóm lĩnh vực.
Trong lĩnh vực cơ chế chính sách, sự kiện được bầu chọn là: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Chương trình nhằm mục tiêu kép, vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng bầu chọn các sự kiện: Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất, ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi và hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ mới.
Sự kiện Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao bản thảo Bộ Quốc sử Việt Nam; những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2; phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu; PGS. TS. Đỗ Văn Mạnh nhận giải thưởng sáng tạo châu Á; các nhà khoa học Việt Nam tham gia thí nghiệm được công bố trên tạp chí Nature cũng được bầu chọn ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, tôn vinh các nhà khoa học và hợp tác quốc tế.
Danh sách 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020:
1.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
2.Những nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2: Nuôi cấy, phân lập virus SARS-Co-2 trong phòng thí nghiệm; Nghiên cứu, chế tạo bộ kít chẩn đoán virus SARS-CoV-2.
3.Xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu.
4.Bàn giao bản thảo bộ Quốc sử Việt Nam.
5.Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất.
6.Ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi.
7.Hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm công nghệ bê-tông cốt phi kim thành mỏng, khối rỗng liên kết module của tác giả Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc Busadco.
8.Các nhà khoa học Việt Nam tham gia một thí nghiệm được công bố trên Nature.
9.Phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu.
10. PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh nhận Giải thưởng Sáng tạo châu Á 2020.
Thời điểm nào doanh nghiệp nên nâng cấp hạ tầng IT? Nâng cấp hạ tầng IT để phục vụ chuyển đổi số là việc sớm muộn mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy đối với mỗi doanh nghiệp, thời điểm nào sẽ là thời điểm thích hợp để nâng cấp cơ sở hạ tầng? Khoa học ngày càng tiến bộ, kéo theo đó là sự ra đời của nhiều công nghệ mới hiện...