Sắp có hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ xã vi phạm
Trong khi chờ Nghị định về xử lý cán bộ công chức, Bộ Nội vụ sẽ có hướng dẫn tạm thời về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã vi phạm.
Chậm hướng dẫn vì quản lý đan xen
Có thể nói, cán bộ xã là người gần dân, sát dân, trực tiếp chuyển tải chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với dân. Phần lớn cán bộ xã nhiệt tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, thời gian qua cử tri bức xúc về một bộ phận cán bộ cấp xã có thái độ sách nhiễu, quan liêu, chưa hoàn thành nhiệm vụ. Điều đáng quan tâm là hiện nay chưa có văn bản quy phạm cụ thể về quy trình xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã vi phạm pháp luật.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa qua, đại biểu Trương Thị Huệ (đoàn Thái Nguyên) nhấn mạnh, vấn đề này đã được đại biểu Quốc hội đặt ra tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII và Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời đang đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý, xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã. Nhưng cho đến nay, lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện.
Đại biểu Trương Thị Huệ chất vấn về trách nhiệm của Bộ Nội vụ (Ảnh: Quang Trung)
Thừa nhận vấn đề trên đang được đặt ra tại các địa phương, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng do có sự đan xen trong công tác quản lý cán bộ nên việc thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể còn chậm.
“Khi được phê chuẩn Bộ trưởng, tôi đã đến làm việc với tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tại mỗi địa phương có mời lãnh đạo Sở, trưởng phòng Nội vụ của các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc để nghe phản ảnh về tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Nội vụ ở địa phương để tháo gỡ. Nhiều địa phương có đặt vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm nói chung, đặc biệt là cán bộ cấp xã”, ông Bình cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, về quản lý Nhà nước về mặt cán bộ, Chính phủ quản lý ít nên trong quá trình triển khai thực hiện Luật Cán bộ công chức, khi bàn ai đứng ra chủ trì xây dựng Nghị định thực hiện Luật về mặt cán bộ thì còn nhiều ý kiến khác nhau, dẫn đến chậm ban hành hướng dẫn.
Khẩn trương ban hành Nghị định
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thẳng thắn thừa nhận việc chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn liên quan xử lý cán bộ cấp xã vi phạm có phần trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Bộ này đã có đề nghị chính thức với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau khi trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Tòa án, Viện kiểm sát để xây dựng Nghị định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
“Nghị định đang được Bộ Tư pháp thẩm tra, tiếp đó gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và xin ý kiến Thủ tướng ban hành. Nghị định này có thể ban hành trong quý 1, quét cả xử lý cán bộ từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn”, Bộ trưởng khẳng định.
Trước mắt, để giải quyết bức xúc trong thực tế ở địa phương, Bộ Nội vụ dự thảo hướng dẫn tạm thời về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã. Ông Nguyễn Thái Bình cho biết, dự thảo đã xin ý kiến các cơ quan chức năng và đang hoàn thiện, trong tháng 11 hoặc chậm nhất đầu tháng 12 sẽ được ban hành để các địa phương thực hiện trong khi chờ Nghị định về xử lý cán bộ công chức./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Thạc sỹ ở Pháp trượt công chức: BT Nội vụ nói gì?
Qua sự việc thạc sỹ Đặng Minh Tuấn, giáo viên hợp đồng của Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam thi trượt công chức Thủ đô, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, cần nghiên cứu hoàn thiện ngay chính sách tuyển dụng viên chức.
Có thể tuyển đặc cách
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ chiều 18/11, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) dẫn ra ví dụ trường hợp thầy Đặng Minh Tuấn, giáo viên hợp đồng của Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam thi trượt công chức Thủ đô.
Thầy Đặng Minh Tuấn tốt nghiệp Đại học Paris 11, thạc sỹ tại Đại học Lyon - Pháp, từng thực tập tại trung tâm hạt nhân Châu Âu. Thạc sỹ Tuấn đã có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh đi thi quốc tế đạt nhiều giải cao khi giảng dạy tại Trường phổ thông trung học Hà Nội - Amsterdam.
Được biết thầy Tuấn đạt 60/100 điểm với cách tính điểm dựa trên tổng số điểm học tập tại trường đại học và dạy một tiết học. Đại biểu cho rằng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội làm đúng nhưng kết quả tuyển dụng lại không thuyết phục và chưa thật phù hợp với thực tế khách quan.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng cần nghiên cứu hoàn thiện ngay chính sách tuyển dụng viên chức
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, theo quy định, ngoài tuyển dụng viên chức theo hình thức thông thường, còn có quy định xét tuyển đặc cách.
Tiêu chuẩn dành cho các đối tượng này bao gồm như: Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ 3 năm trở lên, đáp ứng được ngay nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt, phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật...
Theo ông Nguyễn Thái Bình, Sở GD-ĐT Hà Nội có thể xem xét, nếu đủ điều kiện thì tuyển thẳng hoặc đặc cách là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu hoàn thiện ngay chính sách tuyển dụng viên chức trên góc độ xác định lại thang điểm kết quả học tập của trường đào tạo ở nước ngoài, quy đổi thống nhất với thang điểm và kết quả học tập trong nước.
Chạy chức, chạy việc ngày càng lộ diện
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) dẫn lại lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: "Tôi và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không thể ký được mức lương cho Giáo sư Ngô Bảo Châu".
Đại biểu cho rằng, đây là một hiện tượng chỉ mang tính đơn lẻ nhưng lại phản ánh những bất cập của cơ chế, chính sách về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập về thu hút người có tài.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa 11, đầu tư nhân lực cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Vì vậy, cần có chính sách phát triển, phát huy trọng dụng đối với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ.
Chính phủ ban hành nghị định Quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, ngày 22/9/2014.
Trong đó quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng lương theo thỏa thuận.
Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở: Mức độ ưu tiên của nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Tính chất, quy mô và tầm quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệTrình độ, năng lực, hiệu quả đóng góp của cá nhân.
Ngoài ra còn được hưởng các chính sách về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở, tiếp cận thông tin, khen thưởng, vinh danh...
Đối với các nhà khoa học trong nước, ngày 25/10/2014, Chính phủ ban hành nghị định quy định đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đề cập đến lo ngại của nhiều cán bộ và cử tri trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
"Chạy chức, chạy việc ngày càng lộ diện rõ hơn và có nơi gần như công khai. Đó là nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ như đã có đại biểu phát biểu trước tôi" ông nói.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng trên như: Thường xuyên thực hiện công tác thanh kiểm tra, bảo đảm thực hiện nghiêm quy trình thi tuyển, ứng dựng khoa học công nghệ vào thi tuyển, tất cả quy trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm người vi phạm.
Theo Hoàng Yến (Khám phá)
ĐBQH: "Ngày càng nhiều cán bộ lười nhác muốn làm lãnh đạo" Vì sao công chức lười nhác lại ham làm lãnh đạo ngày càng nhiều? Vì sao bộ máy quản lý nhà nước vẫn "phình to", chất lượng cán bộ công chức suy giảm...? Đó là những vấn đề đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trong phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay, 18/11. Bộ trưởng Bộ...