Sao phải bơm vốn cho DNNN lãi suất 0%?
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các loại hình doanh nghiệp (DN), các ngành kinh tế và người dân. Và cũng như các nước, Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn đưa ra gói hỗ trợ nền kinh tế và người dân vượt qua cơn khủng hoảng do dịch bệnh.
Nhưng nguồn tiền của Chính phủ có hạn. Trong bối cảnh hiện nay, như một sự đồng điệu dù không mong muốn, đó là trong khi các DN suy trầm do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, thì ngân sách nhà nước cũng gặp khó khăn không kém.
Theo Bộ Tài chính, ước tính thực hiện ngân sách quý I-2020 cho thấy chi thường xuyên so với tổng chi lên đến 72%, chi đầu tư phát triển 18% và chi trả nợ lãi là 10%. Mặc dù chi trả nợ gốc được đưa ra khỏi bảng cân đối ngân sách nhưng cũng phải tính đến là 17%. Như vậy có thể thấy ngân sách nhà nước cũng khó khăn như các đối tượng khác. Khi ngân sách không dư dả thì việc đưa tiền vào đâu để kích thích độ lan tỏa và thu hồi là việc cần cân nhắc và cẩn trọng.
Đối với loại hình DN Nhà nước (DNNN), thông qua số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trong sách trắng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cho thấy, hệ số vốn/doanh thu thuần (số vốn cần thiết để sản xuất một đơn vị doanh thu thuần) ngày càng tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn ngày càng sút giảm.
Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình DNNN cho thấy, bình quân giai đoạn 2011-2015 các DNNN cần 1,8 đồng vốn tạo để ra 1 đồng doanh thu thuần, nhưng đến giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ này tăng lên 3,06 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu thuần. Điều này phản ánh những thất thoát, lãng phí, đầu tư vào những công trình không hiệu quả, không làm tăng giá trị tài sản của những chu kỳ sản xuất sau, xây những công trình phúc lợi, công cộng chưa cần thiết…
DNNN sử dụng vốn không hiệu quả, nhưng nguy hiểm là nguồn vốn cơ bản của loại hình DN này là vốn vay. Nợ phải trả của loại hình DNNN cao hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều. Cụ thể, bình quân giai đoạn 2011-2015, trong 100 đồng vốn của khối DNNN chỉ có 25 đồng là vốn chủ sở hữu, 75 đồng là nợ phải trả. Do đó, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3,02:1. Đến giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu không những không giảm đi mà còn tăng lên là 3,6:1, nghĩa là khối DNNN có 1 đồng vốn chủ sở hữu mà đi vay tới 3,6 đồng để hoạt động.
Đã vậy, hiệu quả sản xuất của loại hình DNNN rất thấp và đang có xu hướng đi xuống, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của DN giai đoạn 2011-2015 là 3%, trong khi khu vực FDI là 5,8%, nhưng đến giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ này của loại hình DNNN giảm xuống còn 2,3%, trong khi tỷ lệ này của khu vực FDI từ 5,85% tăng lên 6,5%.
Nghịch lý là tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản của loại hình DNNN năm 2018 chỉ là 2% (năm 2017 là 2,2%), không những thấp hơn lãi suất huy động (6-8%) mà còn thấp hơn cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân (năm 2018 là 3,54%).
Video đang HOT
Có thể thấy các DNNN với hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở mức báo động. Do đó, nếu cho vay ưu đãi trong 3 năm với lãi suất 0%/năm như đề xuất của “ siêu ủy ban”, thì câu hỏi đặt ra là làm sao hoàn lại số tiền đã vay cho ngân hàng thương mại, giảm nguy cơ gây ra nợ xấu, tránh chồng thêm khó khăn cho ngân hàng ngay cả ở hiện tại và trong tương lai? Đây là điều cần phải hết sức thận trọng.
HoREA đề xuất cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt/năm
Đây là kiến nghị mới nhất được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra về trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Theo HoREA, nên cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tới 4 lần/năm. Ảnh: Shutterstock.
Nở rộ phát hành trái phiếu
Theo HoREA, năm 2019, đã có hơn 210 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với hơn 900 lượt phát hành, với tổng giá trị phát hành gần 297.000 tỷ đồng (tăng 32% so với năm 2018). Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 10,93% GDP.
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38%; kỳ hạn bình quân 3,7 năm; lãi suất bình quân 10,3%/năm, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có lãi suất 12 - 14%/năm. Riêng Công ty H.H có lãi suất trái phiếu 20%/năm chỉ là trường hợp cá biệt.
Xét về tỷ lệ phát hành trái phiếu thành công, nhóm doanh nghiệp bất động sản đạt 88,1%, thấp hơn tỷ lệ của nhóm ngân hàng (98,2%), phát triển hạ tầng (99,5%), năng lượng (99,2%). Tỷ lệ nhà đầu tư trái phiếu bất động sản là cá nhân chiếm 10,7%.
Bước sang năm 2020, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm đến 55%. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên rõ rệt, chiếm 17,6%.
Nhìn nhận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019, HoREA đánh giá, có đến 84,2% số doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tổng giá trị trái phiếu dưới 3 lần vốn chủ sở hữu, đảm bảo được yếu tố an toàn và hợp lý.
Ngoài ra, đây là kênh huy động vốn quan trọng, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng; các doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi hơn so với tiếp cận vốn tín dụng. Mặt khác, việc các doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu cũng giúp các ngân hàng thương mại giảm áp lực cung cấp vốn cho các dự án.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Ảnh: Shutterstock.
Hạn chế cần khắc phục
Tuy nhiên, theo HoREA, việc các doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu cũng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần xem xét.
Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2019, có 28/177 doanh nghiệp, chiếm 15,8% có giá trị trái phiếu phát hành vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, đáng lưu ý là có đến 11 doanh nghiệp vượt 50 lần (chiếm tỷ lệ 6,2%); có 6 doanh nghiệp vượt 100 lần (chiếm tỷ lệ 3,38%) vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản có lãi suất trái phiếu lên đến 12 - 14%/năm, cao hơn mức lãi suất trái phiếu bình quân, cá biệt có doanh nghiệp có lãi suất trái phiếu ở mức tối đa là 20%/năm.
Lãi suất 20%/năm là mức tối đa theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2.17, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì mức lãi suất tối đa được xác định để khấu trừ thuế chỉ là 13,5%/năm.
Trên mức lãi suất 13,5%/năm, doanh nghiệp không được tính phần lãi vay này vào chi phí, mà phải thanh toán bằng lợi nhuận sau thuế, có thể dẫn đến thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông, các thành viên của doanh nghiệp.
HoREA cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thật đảm bảo tính minh bạch, chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Được phát hành đến 4 đợt/năm
Trước thực trạng trên, HoREA kiến nghị vể Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP như sau:
Bỏ quy định dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo HoREA, tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình doanh nghiệp. Và trên thực tế, cũng chỉ có 28 doanh nghiệp, chiếm 15,8%, có giá trị phát hành trái phiếu trên 3 lần vốn chủ sở hữu (trong 11 tháng đầu năm 2019).
Ngoài ra, HoREA đề xuất, cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu tối đa 4 đợt trong 1 năm, vì các doanh nghiệp lớn thường có nhiều dự án đầu tư có nhu cầu huy động vốn trái phiếu; không cần thiết quy định khoảng cách thời gian tối thiểu 6 tháng giữa 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm.
Thành Nguyễn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Huy động thành công 7.450 tỷ đồng trái phiếu chính phủ Phiên đấu thầu đã huy động được 7.450 tỷ đồng. Lãi suất huy động giảm tại kỳ hạn 5 năm, tăng tại kỳ hạn 10 và 15 năm. Kho bạc Nhà nước đã huy động được 67.693 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thông qua hình thức đấu thầu. Ảnh minh họa, nguồn: Internet Sáng 12-6, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội...