Sao Mộc có thể tạo ra sóng điện từ hủy diệt tàu vũ trụ
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu cho biết, sóng điện từ của sao Mộc có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng hoặc thậm chí phá hủy một con tàu vũ trụ.
Họ đã mô tả cấu trúc trường điện từ đáng kinh ngạc xung quanh hai mặt trăng của sao Mộc: Europa và Ganymede. Các trường điện từ vô hình xung quanh hai mặt trăng này được cung cấp bởi trường điện từ riêng của sao Mộc, tạo ra một cỗ máy gia tốc hạt cực mạnh, có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng hoặc thậm chí phá hủy một con tàu vũ trụ.
Từ trường của sao Mộc lớn gấp nghìn lần Trái Đất. (Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Loại sóng mang tên “Sóng điệp khúc” là sóng điện từ tần số thấp, xuất hiện tự nhiên xung quanh các hành tinh, kể cả Trái Đất. Những loại sóng xuất hiện gần hành tinh của chúng ta hầu hết là vô hại, nhưng chúng có khả năng tạo ra các hạt “sát thủ” di chuyển với tốc độ cực nhanh có thể gây thiệt hại cho công nghệ nhân tạo nếu vô tình chúng ta ở nhầm chỗ, nhầm thời điểm.
Từ trường của sao Mộc lớn gấp hàng nghìn lần Trái đất, đủ mạnh để trở thành vật chủ hấp dẫn các mặt trăng như Europa và Ganymede trong khi bản thân 2 mặt trăng này cũng tự tạo ra từ trường riêng của chúng.
Điều này tạo ra sóng điệp khúc cực mạnh và các nhà khoa học tin rằng mặt trăng Ganymede được bao quanh bởi môi trường sóng mạnh gấp hàng triệu lần so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy trên Trái Đất.
Giáo sư Richard Horne, đồng tác giả của nghiên cứu giải thích: “Sóng điệp khúc đã được phát hiện trong không gian xung quanh Trái Đất, nhưng không ở đâu mạnh như những sóng ở Sao Mộc. Ngay cả khi một phần nhỏ của những con sóng này thoát khỏi vùng lân cận của Ganymede, chúng sẽ có khả năng tăng tốc các hạt giải phóng năng lượng rất cao và cuối cùng tạo ra các electron rất nhanh bên trong từ trường của sao Mộc”.
Và trong trường hợp các hạt “sát thủ” này hội tụ đủ, chúng có khả năng phá hủy một con tàu vũ trụ. Đó cũng lẽ là lý do vì sao con người vẫn chưa quan tâm đến việc ghé thăm sao Mộc.
Theo VTC
NASA hoãn phóng tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò Mặt Trời
Ngày 11/8, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã hoãn việc phóng Tàu Thăm dò Mặt Trời Parker, trị giá 1,5 tỷ USD.
Lý do được đưa ra là để các kỹ sư có thêm thời gian để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu cảnh báo đỏ liên quan đến áp suất khí Heli trong tàu ngay trước thời điểm tàu dự kiến được phóng lên.
Theo thông báo của NASA, vụ phóng sẽ được hoãn 24 giờ, dự kiến lần phóng tới sẽ diễn ra vào lúc 03h31 ngày 12/8 giờ địa phương (tức 14h31 cùng ngày giờ Hà Nội) nếu thời tiết thuận lợi.
Tàu Parker sẽ tiếp cận bầu khí quyển với nhiệt độ thiêu đốt của Mặt Trời, thực hiện sứ mệnh khám phá chưa từng có của nhân loại. Với việc tới gần Mặt Trời hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử, mục đích của chuyến thăm dò lần này là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời. Khu vực này nóng gấp 300 lần bề mặt của Mặt Trời và là nơi tán xạ bức xạ điện từ, gây ra bão Mặt Trời, thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
Trưởng nhóm khoa học của NASA, ông Thomas Zurbuchenmô tả Parker là một trong những "sứ mệnh quan trọng chiến lược" bậc nhất của cơ quan này.
Theo Vtv
NASA hoãn phóng tàu thăm dò Mặt Trời vào phút chót Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ hoãn phóng tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD vào vũ trụ, dù cửa bệ phóng đã mở. Tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD đã được đưa vào bệ phóng ngày 11.8CHỤP...