Sao mẹ có thể vượt qua nhiều tổn thương?
Cuộc hôn nhân 40 năm của cha mẹ cô không phải chỉ toàn bất hạnh. Nhưng nhìn lại những tổn thương mà mẹ đã chịu đựng, cô nghĩ, khó thể nào vượt qua để đi đến cuối chặng đường, nếu cô là mẹ.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em trai, mẹ cô từ nhỏ đã là nạn nhân của định kiến “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Ông bà ngoại chỉ xem trọng con trai, con dâu và cháu nội, còn con gái là con người ta, coi như không có.
Có lẽ sự tổn thương đầu đời và lớn nhất đến từ cách ứng xử của người trong gia đình đã khiến mẹ trở thành người mạnh mẽ. Hơn nữa, bà còn là người phụ nữ vừa khéo giao tiếp lại khá thông minh và chịu khó. Nghe bà con họ hàng kể lại, thời trẻ, mẹ cô rất giỏi, chăm làm, biết tiết kiệm, khéo ăn nói nên rất nhiều người theo đuổi. Nhưng mẹ luôn giữ gìn chữ “hạnh”, không qua lại với bất cứ người đàn ông nào cho đến khi gặp ba. Cũng có thể, vì sự lựa chọn này mà họa phúc, sướng khổ và bao nhiêu tổn thương, đau đớn cứ đi theo mẹ suốt cả cuộc đời.
Nhiều người bảo rằng đàn ông thế hệ trước, nhất là những người nông dân ít học, thường vũ phu, bạo lực với vợ. Với đàn ông, cơ thể là vũ khí, là biểu tượng cho sức mạnh, nên họ sẵn sàng dùng nắm đấm mỗi khi tức giận hay không hài lòng điều gì.
Người đàn ông được mẹ xem là cả thế giới và suốt một đời chịu đựng ấy luôn xem bản thân là nhất, vợ phải phục tùng. Ba hay say xỉn, chửi rủa và đánh đập mẹ bất cần lý do. Mỗi khi không vui, ông sẵn sàng đập phá mọi thứ trong nhà. Mẹ con cô luôn phải nhìn vào sắc mặt ba để biết hôm ấy mình nên gần gũi hay tránh xa ông.
Cô vẫn nhớ rất rõ hình ảnh mẹ bị đánh tả tơi trong căn bếp của ngôi nhà cũ nát. Cô biết, trong lúc tuyệt vọng, mẹ đã nhiều lần muốn tìm đến cái chết. Nhưng có lẽ nhìn đàn con đói khát, mẹ lại không đành. Những lúc ấy, mẹ chỉ biết nén nỗi đau vào lòng và khóc thầm. Còn chị em cô chỉ biết khóc lóc van xin ba trong vô vọng, bởi ông đã say đến mức không còn lý trí. Có lẽ vì thế mà từ trong vô thức, cô đã xem đàn ông như những hung thần bạo chúa. Chỉ đến khi trưởng thành, cô mới đủ nhận thức để hiểu ra, không phải người đàn ông nào cũng vậy.
Vậy mà, mẹ đã cam chịu ròng rã 40 năm. Ngay cả khi đã có dâu rể, đôi khi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, ba vẫn dùng nắm đấm với mẹ thay cho lời nói. Cô mãi vẫn không hiểu tại sao con người ta có thể yêu thương theo cách như vậy.
Nếu chỉ một hai lần tổn thương thì có thể chấp nhận cho qua, rồi thời gian sẽ giúp phai mờ vì cơ thể có cơ chế tự chữa lành. Nhưng quá nhiều lần, thậm chí không thể đếm hết những trận đòn roi, những lời chửi rủa xúc phạm… mà mẹ vẫn có thể chịu đựng. Phải chăng mẹ đã không còn sức để phản kháng, và bạo hành đã trở thành chuyện hiển nhiên? Thật đáng sợ khi con người ta đồng lõa với những cái xấu.
Video đang HOT
Ngày học lớp 12, nghe giáo viên giảng bài Chiếc thuyền ngoài xa, nói về người đàn bà làng chài cũng liên tiếp chịu những trận đòn roi mà không phản kháng, còn đứng ra bênh vực chồng. Cô thấy sao xót xa vì câu chuyện ấy vẫn diễn ra hằng ngày và ngay trước mặt, trong chính cuộc đời cô.
Mẹ bảo, mẹ chịu đựng ba phần lớn vì các con. Mẹ mà bỏ đi thì để các con lại cho ai lo? Thế hệ ba mẹ chuyện ly hôn là rất khó. Hơn nữa, mọi thứ trở thành thói quen khi ở bên nhau đủ lâu rồi, nên mẹ không nỡ nghĩ đến cảnh chia lìa.
Mẹ nói, mỗi người dù là cha mẹ hay con cái, vợ hay chồng, đều phải biết chấp nhận nhau, thậm chí là chịu đựng nhau để sống. Mỗi khi đàn ông lớn tiếng, thì phụ nữ phải biết nhường nhịn. Cứ sống như dòng nước mà chảy, rồi thương đau nào cũng sẽ qua.
Cô nghĩ, đó chỉ là cách mẹ tự ngụy biện để cô hiểu là mẹ ổn. Còn đằng sau lời nói kia là những thổn thức, đau đớn, tổn thương mà mẹ vẫn phải tự tìm cách thỏa hiệp với trái tim quá nhiều vết xước.
Sau 40 năm bị đối xử tệ bạc, mẹ cô vẫn một lòng chăm sóc cho ba từng miếng ăn, giấc ngủ, từng chiếc áo, đôi giày và cả những cảm xúc buồn vui. Thế nên, cô chỉ ước mong, mẹ dám một lần nói thật và bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mình mà sống cho bản thân. Thậm chí, nhiều lúc cô khuyên mẹ hãy ly hôn, hãy sống thoải mái, hạnh phúc cho chính cuộc đời mẹ, không chấp nhận những bạo hành vô lý nữa. Nhưng một lần nữa, “vì các con”, mẹ lại chọn đi con đường của mình, cùng ba.
Ngày 8/3 vừa qua, cũng như những người đàn ông “tạc tượng đài” để tôn vinh phụ nữ, ba cô cũng dành cho mẹ những lời có cánh. Và mẹ lại cười, nụ cười bỏ qua những đau đớn, tủi hờn của 364 ngày còn lại. Có cần thiết không khi những tung hô kia không giúp họ hiểu rằng tất cả chỉ là phương tiện góp thêm bản án chung thân cho những đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu, nhưng bản chất là kêu gọi họ tiếp tục hy sinh. Để rồi, sau tất cả, trái tim phụ nữ vẫn quặn thắt với những vết xước đêm ngày âm ỉ không thể xóa mờ.
Sau 40 năm bị đối xử tệ bạc, mẹ cô vẫn một lòng chăm sóc cho ba từng miếng ăn, giấc ngủ, từng chiếc áo, đôi giày và cả những cảm xúc buồn vui. Thế nên, cô chỉ ước mong, mẹ dám một lần nói thật và bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mình mà sống cho bản thân.
Thậm chí, nhiều lúc cô khuyên mẹ hãy ly hôn, hãy sống thoải mái, hạnh phúc cho chính cuộc đời mẹ, không chấp nhận những bạo hành vô lý nữa. Nhưng một lần nữa, “vì các con”, mẹ lại chọn đi con đường của mình, cùng ba.
Vỹ Lan
Con mới sinh chưa ăn hết sữa nên chảy ướt áo, chồng thấy vậy cười mỉa nói một câu khiến vợ 'bốc hỏa'
Tính em vốn cẩn thận, từ khi có bầu lại càng khó tính hơn. Ăn gì, làm gì cũng nghĩ là vì con để cắn răng mà nuốt cho trôi. Thế mà lại rước phải cái lão chồng "khỉ gió" vô tâm, khô khan không để chừa phần ai.
Mà cái tính lão ấy hay cằn nhằn, thẳng thắn, cái gì không đúng ý là lão nói luôn chả suy nghĩ gì cả.
Em đẻ xong một mình tự chăm con. Bà nội bà ngoại đều ở xa nên mỗi người lên được 2-3 hôm xong ai cũng kêu ở nhà nhiều việc. Mẹ đẻ thì bảo:
- Ở nhà mẹ còn bao nhiêu việc, lợn gà cám bã các kiểu, đi mấy ngày nóng cả ruột!
Mẹ chồng thì cũng có lý do:
- Tôi đi thế này ông nó ở nhà chả làm được cái gì, đi có mấy ngày mà cứ gọi điện lèm bèm mãi. Rồi về mấy con gà kiểu gì cũng gầy trơ, rù cả đàn cho xem!
Em đang đau mà hai bà cứ đùn đẩy nhau ở lại, chán ghê cơ. Lão chồng nghe 2 bà nói thế thì cáu lên:
- Thôi hai bà về cả đi. Để mẹ con tự chăm nhau. Cả ngày chỉ ôm con cho bú có gì chả làm được!
Đấy lão nói thế thì mẹ em tự ái, bảo con rể đuổi bà về luôn. Còn mẹ chồng thì vui ra mặt vì không bị giữ. Em biết ý nên cũng nói với bà: "Thôi thì các bà còn khỏe, ở quê nhiều việc, không ở lại chăm cháu thì con tự chăm cũng được."
Thế là đẻ được chục ngày em vào bếp nấu nướng. Lão chồng thì vô tâm vô tính thôi rồi, em sai cái gì mới làm cái đó, chẳng bao giờ biết tự động giúp vợ cả.
Chồng em làm cơ khí, tính hơi cục mịch, chẳng bao giờ nói với vợ được câu nào tử tế, dễ lọt tai cả. Lại còn chê vợ đủ thứ, lúc nào cũng bảo em béo, ăn hết phần chồng con.
Nghĩ mà tủi thân, giờ chả ai quan tâm mình, chồng thì như vậy, tự mình thương mình thôi chứ biết làm sao. Đẻ 2 đứa nhưng lần đầu thì được mẹ đẻ chăm cho 1 tháng, giờ một mình xoay sở, mỗi lần tắm hai mẹ con cứ gọi là vật nhau. Thằng cu thì khỏe, chân đạp tay thì khua giật áo, giật dây chuyền của mẹ. Em thì cứ sợ con ngã, gồng hết cả lên để giữ con. Đến lúc tắm xong cho con thì mẹ cũng ướt như chuột, thật sự cũng không dám chắc là tắm cho con có kỹ không nữa.
Chồng em chẳng bao giờ giúp vợ được cái gì cả. Sáng lão đi từ 7 giờ, đưa con bé lớn đi học, tối lão về muộn nên em thuê bác hàng xóm đón bé Nhím giúp. Lúc lão về thì cơm canh em bày sẵn ở bàn rồi, chỉ việc ăn thôi thế mà thỉnh thoảng em lỡ làm món gì hơi mặn tí, hoặc không hợp khẩu vị là lão chê ngay.
(Ảnh minh họa)
Hôm đấy lạnh lạnh, thế nào thằng cu con được tắm xong lại ngủ gần 2 tiếng chưa dậy, em được dịp đi lau nhà các kiểu, xong vội vội cắm cơm, sợ tí nó tỉnh dậy là nhiễu cực luôn í. Nấu cơm xong lão chồng về, lão nhìn em từ đầu xuống chân bảo:
- Làm gì ở nhà lôi tha lôi thôi thế? Quần thì ống thấp ống cao, mà cái áo sao ướt thế kia?
- Em bị căng sữa, mải làm nên cũng chẳng để ý!
Em đẻ xong 2 tháng sữa vẫn về tràn trề, cứ độ 2 tiếng con không ti sữa lại chảy ra. Mà ở nhà em ngại mặc áo ngực lắm, nãy định nấu ăn xong mới đi tắm táp thay đồ. Thế mà lão chồng độp luôn một câu:
- Ăn cho lắm vào, cái gì cũng thấy tống vào mồm! Người thì như voi rồi, chả biết được tí nào vào con không lúc nào cũng bảo căng sữa!
Em há hốc mồm nhìn lão chồng. Từ hôm em đẻ đã tụt khoảng 10 kg rồi, em cũng chỉ ăn những món lợi sữa cho con như cháo móng giò, thịt nạc rang. Thỉnh thoảng mới hầm gà nhưng cả nhà ăn, có phải một mình em ăn đâu mà lão nói thế. Đúng là miếng ăn là miếng nhục, ngay cả vợ chồng còn nói nhau như thế. Em cú quá mà chả biết phải đáp sao nữa, chỉ thấy buồn thôi.
Theo M.C/Công lý & Xã hội
Những đứa trẻ "không được lớn": Những câu chuyện cười ra nước mắt 7, 8 tuổi vẫn được bố mẹ xúc cho từng thìa cơm; 19, 20 tuổi không biết giặt đồ, quét nhà; 30, 40 tuổi vẫn đợi bố mẹ nói gì làm nấy... đó là những "đứa trẻ không chịu lớn" và không có cơ hội được trở thành người lớn. Ảnh minh họa. Xã hội càng hiện đại lại xuất hiện càng nhiều...