Sao không nghe bác sĩ mà tự trị COVID-19 theo ‘toa truyền miệng’?
Trong số 185.000 người mắc COVID-19 (F0) đang điều trị trên cả nước, có hơn 132.000 người đang điều trị tại nhà.
Việc tự mua thuốc điều trị COVID-19 dùng tại nhà đang được ngành y tế cảnh báo mức cao.
Một ca F0 được đưa đến điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức – Ảnh: DUYÊN PHAN
Gia đình chị H.T.H. ở Nhân Chính, Thanh Xuân (Hà Nội) có người thân là F0 từ ngày 5-1.
“Người thân của tôi đã cao tuổi nhưng quyết định không đi bệnh viện, vì vậy gia đình đã mua rất nhiều thuốc bổ trợ, có loại theo khuyến cáo của hiệu thuốc, có loại do người đã điều trị trước đó chia sẻ” – chị H. cho biết.
Uống nhiều thuốc cùng tác dụng một lúc
Chị T.H.T. (quận Hà Đông, Hà Nội) dương tính với COVID-19 cách đây 2 tuần, vừa khỏi bệnh vài ngày nay.
“Ngay sau khi biết mình mắc COVID-19, tôi đã nhờ người thân mua thuốc để đề phòng bệnh nặng. Những thuốc phổ biến như ho, sổ mũi, đau đầu, hạ sốt. Sau đó tôi gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn online thì nhận được tư vấn không nên uống thuốc nếu chưa có triệu chứng”.
Chị T. cho hay chỉ mua để đề phòng khi dùng đến. Nhưng một số loại mua liều cao nên không dùng được, phải đổi loại mua theo đơn mà bác sĩ hướng dẫn.
“Khi biết tôi bị mắc COVID-19 có người trong cùng tòa nhà mời tôi mua một số loại thuốc điều trị” – chị cho biết.
Anh T.V.H. (huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) vừa có kết quả dương tính ngày 10-1. Ngay khi biết mình bị COVID-19, anh H. đã rất hoang mang.
“Tôi nghe mọi người giới thiệu mua thuốc phòng COVID của Nga với giá 4 triệu đồng/hộp. Thấy đắt nên tôi chưa mua mà gọi điện nhờ bác sĩ ở trạm y tế xã tư vấn thì bác sĩ nói không có loại nào như vậy. May tôi chưa mua chứ không lại tiền mất tật mang”, anh H. nói.
Giống như chị T. và anh H., nhiều người dân khác khi phát hiện mình mắc COVID-19 đã mua rất nhiều các loại thuốc không cần thiết, thậm chí mua các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng), hiện đang là tình nguyện viên hỗ trợ F0, cho biết mỗi ngày bác sĩ nhận 100-150 tin nhắn đề nghị hỗ trợ từ người F0 và gia đình, nhiều người trong số này mua rất nhiều loại thuốc.
“Thuốc kháng viêm corticoid (thường là methylprednisolon 16mg) rất rẻ và dễ mua, nhưng khi dùng thì phải rất cẩn thận, nhiều người dùng quá sớm và có thể làm bệnh nặng thêm, virus nhân lên nhiều hơn. Khoảng 20% các F0 gọi cho tôi có tình trạng này” – bác sĩ Hoàng cho hay.
Một số người F0 khác có đủ thuốc nhưng cách uống thuốc kiểu “truyền tai” nên rất nguy hiểm, ví dụ như uống 2 kháng sinh cùng thành phần, 2 kháng viêm cùng thành phần, do tên khác nhau nên uống cả 2 luôn, dùng mấy loại chống đông cùng lúc.
Cảnh báo khi dùng Molnupiravir
“Nhiều người không biết được thuốc kháng virus điều trị COVID-19, hiện có Molnupiravir và Favipiravir, cá biệt có người dùng luôn cả 2 loại, hoặc cùng Favipiravir nhưng là 2 biệt dược khác nhau và uống cả 2 rất nguy hiểm” – bác sĩ Hoàng nói.
Tại phiên họp gần nhất của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế, các thành viên hội đồng đã thống nhất và có thông báo không dùng thuốc Molnupiravir cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 18 tuổi do có tác dụng phụ, thuốc cũng ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới.
Theo thông báo này, Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình cho người trưởng thành dương tính COVID-19, có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Về giới hạn sử dụng thuốc, hội đồng khuyến cáo Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Hội đồng cũng cho rằng dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo người F0 là phụ nữ nuôi con nhỏ cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Bát nháo thị trường thuốc trị Covid-19
Hiện thuốc Molnupiravir chỉ được sử dụng thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai, chưa được mua bán ra thị trường.
Thế nhưng, loại thuốc này vẫn được rao bán công khai, giá cả mỗi nơi một kiểu, chất lượng không được kiểm soát.
Các loại thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị Covid-19 được rao bán tràn lan trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Với đủ mẫu mã, xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc...
Covid-19 sáng 12.1: Cả nước 1.930.428 ca nhiễm | Cách tự khai mũi tiêm vắc xin trên PC-Covid
Đủ loại, đủ giá
Trong một nhóm trên mạng xã hội có nhiều người nhiễm Covid-19, ngoài những bài viết về tư vấn điều trị thì rất nhiều bài viết rao bán các loại thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị Covid-19. Để tìm hiểu thêm, ngày 10.1, PV Thanh Niên nhắn tin cho các tài khoản đang rao bán. Sau vài lời hỏi giá, trả giá là có thể mua thuốc, thanh toán bằng hình thức giao hàng thu tiền hộ.
Một nhà thuốc quảng cáo bán thuốc trị Covid-19, nhưng PV đến tận nơi đều không có, thực tế chỉ bán trên mạng. Ảnh DUY TÍNH
Tài khoản Facebook L.H.N đăng bài rao bán thuốc điều trị Covid-19 Favipiravir 400 mg nhập khẩu từ Ấn Độ, 1 hộp/17 viên có giá 1,8 triệu đồng. Về xuất xứ, người này nói thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ và giới thiệu mình là bác sĩ (BS) nên chỉ bán hàng chuẩn, hàng uy tín. Đặt vấn đề mua với số lượng nhiều từ 5 - 10 hộp, người này cho biết sẽ giảm từ 100.000 - 200.000 đồng/hộp.
Rao bán thuốc trị Covid-19 trên mạng xã hội. Ảnh KHÁNH TRẦN
Cũng trong nhóm này, tài khoản T.N rao bán thuốc Lianhua Qingwen Jiaonang (Liên hoa thanh ôn), được giới thiệu do một công ty của Trung Quốc sản xuất đã được nước này cấp phép đưa ra thị trường năm 2020. Được quảng cáo với công dụng giảm thiểu các triệu chứng do Covid-19 gây ra, tại Trung Quốc loại thuốc này cũng được sử dụng rộng rãi. Với dạng viên nang, "Liên hoa thanh ôn" hộp 24 viên/110.000 đồng, hộp 36 viên giá 150.000 đồng. Về xuất xứ, người này cho hay có người thân đang sinh sống tại Trung Quốc gửi về bán nên số lượng không nhiều, nếu mua sẽ giao dịch bằng phương thức giao hàng thu tiền hộ.
Không khó để mua các loại thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội. Ảnh KHÁNH TRẦN
Tiếp tục tìm kiếm các nơi bán thuốc điều trị Covid-19 khác trên internet, chúng tôi thấy nhà thuốc T.T rao bán thuốc điều trị Covid-19 Molaz Molnupiravir 200 mg hộp 40 viên, giá 3 triệu đồng, người mua có thể liên hệ qua hotline của nhà thuốc này để được tư vấn, tại TP.HCM và Hà Nội đều có nhiều cơ sở của nhà thuốc này. Để thấy thuốc tận mắt, chúng tôi tìm tới 4 địa chỉ trên địa bàn Q.3, Q.Tân Bình được công bố trên trang web của nhà thuốc này hỏi mua. Nhưng đến 3 - 4 địa chỉ được công bố lại không thấy cơ sở của nhà thuốc này đâu, 1 trong 4 địa chỉ trên hiện đang kinh doanh thuốc, nhưng bảng hiệu không đề tên nhà thuốc T.T mà chỉ là một hiệu thuốc bán lẻ. Vào hỏi mua thuốc trị Covid-19 đang được rao trên trang web của nhà thuốc này, nhưng nhân viên ở đây cho biết tại đây không bán thuốc trị Covid-19. Trong khi đó, trên trang web của nhà thuốc này, khi có người hỏi mua được hồi đáp rất tận tình.
Trong các loại thuốc trị Covid-19, Molnupiravir được tìm mua nhiều nhất. Thuốc Molnupiravir bắt đầu được bán "chui" tại VN từ đầu đợt dịch thứ 4 (27.4.2021) với giá trên dưới 2 triệu đồng/hộp (hộp 40 viên, mỗi viên 200 mg hoặc 20 viên/hộp, mỗi viên 400 mg). Đến lúc đỉnh điểm của dịch Covid-19 tại TP.HCM vào tháng 8, 9.2021, thuốc được đẩy lên với giá 8 - 9 triệu đồng/hộp. Khi dịch bệnh tại TP.HCM hạ nhiệt, thuốc cũng bắt đầu hạ giá theo, xuống còn 4 - 6 triệu đồng, và hiện tại có giá từ 2 - 3 triệu đồng, tùy nơi bán, và chủ yếu là hàng xuất xứ từ Ấn Độ. Mặt hàng rao bán thông dụng nhất là Molaz của Azista. Một điều đáng lưu ý là ngay tại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc này có ghi chú: Thuốc chỉ dành xuất khẩu, không được bán trong nước.
"Mua thuốc của chị, ngày nào chị cũng điều trị cho em"
Tại Hà Nội, nhóm Facebook như "Chợ thuốc tây, đông y, khẩu trang và thiết bị y tế", "Chợ thuốc Hapulico (536)"... cũng đang mua bán Molnupiravir.
PV Thanh Niên đã lên các nhóm trên đăng "cần thuốc Molnupiravir", chỉ 5 phút sau, hàng chục người gửi tin nhắn riêng chào mời, giới thiệu hàng chuẩn bán cho cả BS và các bệnh viện (BV). Nhiều người còn báo giá buôn và đề nghị cung cấp thuốc Molnupiravir số lượng lớn với giá 1,5 triệu đồng/hộp nhập vào, bán ra từ 1,7 triệu đồng/hộp đến bao nhiêu tùy thích, vì thị trường không có giá cố định.
Sau một hồi nhắn tin, T.N, một phụ nữ là thành viên trong nhóm "Chợ thuốc Hapulico (536)", đã xin số gọi tư vấn và tự nhận là BS, trú Q.Long Biên, Hà Nội, đang điều trị cho F0, hứa sẽ hướng dẫn điều trị đến khi âm tính, nếu mua Molnupiravir của người này. Theo chị T.N, thuốc của Ấn Độ giá 2,4 triệu đồng/hộp 40 viên và là "rẻ nhất Hà Nội rồi". Chị T.N còn cho biết nếu lấy thuốc từ TP.HCM ra thì giá sẽ cao hơn, còn thuốc của T.N lấy từ BV không dùng đến. Ngoài ra còn có hàng gia công, hàng nhái...
"Molnupiravir hiệu quả lắm, em chỉ cần uống 1 hộp thôi, ngày thứ 3 đã âm tính rồi", chị T.N quảng cáo và cho rằng nhiều người còn bán 90.000 - 100.000 đồng/viên (tức 3,6 - 4 triệu đồng/hộp). Để khách hàng thêm tin tưởng, chị hứa sẽ giao thuốc tận nơi, lấy mẫu test nhanh miễn phí tại nhà và hằng ngày sẽ gọi điện tư vấn, khám, điều trị, có triệu chứng sẽ "bắt" sớm... hoàn toàn miễn phí cho đến khi âm tính. "Mua thuốc của chị, ngày nào chị cũng điều trị cho em, bạn ở Cần Thơ chị gửi thuốc này vào cho bạn ấy 4 ngày đã khỏi rồi", chị T.N nói và dặn cần thuốc thì "alo chị".
Không khó để mua tại hiệu thuốc
PV Thanh Niên đã đến những khu vực được coi là "thủ phủ" thuốc tại Hà Nội để hỏi thuốc này, phần lớn tỏ ra e dè, không bán vì loại thuốc này đang bị cấm, nhưng vẫn có những cơ sở sẵn sàng phục vụ, thậm chí mang thuốc ra tư vấn nhiệt tình tại chỗ, dù biết mình đang bán "hàng cấm".
Khoảng 13 giờ ngày 11.1, tại một hiệu thuốc lớn trên đường La Thành, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, vừa đưa ra đoạn tin nhắn "mua hộ anh thuốc hạ sốt, ho, Molnupiravir, nước muối", nữ nhân viên đeo thẻ tên N.T.N liền hỏi: "Nhà anh có ai bị Covid-19 à?", rồi nói với vào bên trong với nhân viên khác: "Còn thuốc Molnupiravir không, thuốc kháng vi rút dương tính ấy".
Cầm hộp thuốc, chị N. giới thiệu loại này được Bộ Y tế cấp phép, có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán 2,6 triệu đồng/lọ. Cần mua nhiều thì đặt trước, nhà thuốc mới có hàng cung cấp. Nữ nhân viên này còn bóc hộp, cầm lọ thuốc Molnupiravir để PV chụp hình, gửi cho "người thân". Tại hiệu thuốc T.N trong ngõ 136 Cầu Diễn (P.Minh Khai, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), vừa đặt vấn đề, nữ nhân viên đứng quầy tự hào: "Hỏi đúng người luôn, chị chuyên sỉ loại này" và lấy ra 2 hộp thuốc giới thiệu, tư vấn. Theo nữ nhân viên, hiệu thuốc T.N đang bán 2 loại Molnupiravir, của Ấn Độ là 1,6 triệu đồng/hộp, còn của Nga giá 2,6 triệu đồng/hộp, cả 2 loại đều có thành phần, hàm lượng giống nhau. Lý giải về giá, nhân viên cho rằng bên Ấn Độ mệnh giá tiền thấp nên nhập về rẻ hơn, còn thuốc của Nga đắt vì có tiếng hơn.
"Thực ra 2 loại thuốc này đều tốt, nếu vừa tiền em dùng hàng Ấn cho rẻ. Uống cái này triệu chứng sẽ không trở nặng, chỉ cần dùng hết 1 hộp thôi. Cách uống có hướng dẫn bên trong, nếu mua chị sẽ hướng dẫn thêm cho, triệu chứng nhẹ thì dùng của Ấn là được rồi, đỡ tốn kém", nữ nhân viên hiệu thuốc giới thiệu và nói nếu được thì qua lấy, hiệu thuốc này chuyên bán sỉ.
Một nhân viên khác của hiệu thuốc T.H, (đường Trần Quốc Vượng, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy) cho biết hiệu thuốc mình có bán 3 loại thuốc Molnupiravir (1 loại của Nga giá 2,3 triệu đồng/hộp 40 viên; 2 loại của Ấn Độ, 1 loại 2,25 triệu đồng/hộp và 1,4 triệu đồng/hộp), các loại thuốc này không khác gì nhau về công dụng, chỉ khác nơi sản xuất. Tuy nhiên khách phải đặt hàng, thanh toán tiền trước và cửa hàng sẽ giao thuốc tận nơi sau khoảng 5 tiếng.
"Thuốc này Bộ Y tế không cấm nhưng đúng ra phải theo khuyến cáo của Bộ Y tế, có đơn của BS bọn chị mới được bán. Em muốn mua thì phải đặt, bởi chị để ở quầy thì sẽ bị phạt nên chị không để thuốc ở quầy... Mình tự điều trị thì khi nào có biểu hiện khó thở, máu không đông, ô xy trong máu hạ thì mới phải uống hoặc em muốn khỏi nhanh hơn thì uống, sẽ khỏi nhanh hơn nhưng có tác dụng phụ, đàn ông thì không sao, phụ nữ chưa có gia đình mà uống có thể gây vô sinh. Chính vì vậy người ta khuyến cáo là phải có chỉ định của BS mới được dùng, nhưng đó mới là khuyến cáo, còn thực tế người ta vẫn phải dùng, nếu không thì tổn thương phổi sâu là đi (chết) luôn", nữ nhân viên tư vấn.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công an TP.Hà Nội cho biết công an các quận, huyện chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm nên vẫn chưa có số liệu để thống kê, cung cấp.
100% dân số từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19
Bộ Y tế phản hồi thông tin liên quan loại thuốc Molnupiravir ở Ấn Độ
Tối 11.1, Bộ Y tế vừa có thông cáo phản hồi thông tin một số báo đăng tải về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) "loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị Covid-19 do lo ngại tác dụng phụ".
Theo Bộ Y tế, thông tin trang tin india.com đăng tải ngày 5.1.2022 trích dẫn ý kiến của TS Bhargava, Tổng giám đốc của ICMR (cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phác đồ điều trị Covid-19 tại Ấn Độ), khẳng định đến nay cơ quan này vẫn chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid-19 theo phác đồ của ICMR do quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gien, tổn hại đến cơ và xương có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em (không phải ICMR loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid-19). Bộ Y tế cũng thông tin tại Ấn Độ, tháng 12.2021, Cơ quan quản lý dược Ấn Độ (CDSCO) đã cấp phép sản xuất và lưu hành cho thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất của Ấn Độ và các thông tin về các phản ứng phụ nêu trên đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.
"Cho đến nay chưa có thông tin về một quyết định chính thức được ban hành từ ICMR hoặc Cơ quan quản lý dược Ấn Độ về nội dung trên", thông cáo của Bộ Y tế cho hay.
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội thanh tra việc bán thuốc Molnupiravir Sở Y tế Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra thông tin về việc bán thuốc Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngày 6/1, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế có văn bản yêu cầu tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm...