Sao có ông chủ tịch tỉnh thế này?
Ở tỉnh Bình Dương, ai cũng biết Dũng “lò vôi” là người như thế nào. Ông Dũng làm giàu được chính là nhờ tài năng làm kinh tế bẩm sinh của mình. Ông có gan làm nên bây giờ mới gây dựng được một cơ nghiệp lớn như vậy mà không phải nợ nần ai cả.
“Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ còn hơn một nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.
Ông Dũng không phải là đảng viên, không làm Nhà nước ngày nào. Đó là cơ cấu ngoài Đảng…
…Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay, chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi…”.
Đây là lời của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương trả lời phỏng vấn của báo điện tử VTCNews ngày 29-10-2013.
Đọc những dòng này, không thể nghĩ rằng một vị quan đầu tỉnh lại có lối ăn nói, đánh giá, nhận xét về một công dân theo kiểu chợ búa như vậy. Hãy khoan bàn đến chuyện đúng, sai, phải, trái trong việc ông Huỳnh Uy Dũng – hay còn gọi là Dũng “lò vôi” kiện chính quyền tỉnh Bình Dương, trong đó có ông Lê Thanh Cung về những việc làm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những lời của ông Cung nói về ông Dũng “lò vôi” quả thật là điều chưa từng có. Cũng không thể hiểu nổi tại sao một ông Chủ tịch tỉnh lại cay cú với ông Dũng “lò vôi” và có lối nhận xét về người khác thiếu văn hóa đến thế.
Ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Video đang HOT
Phải chăng ông ta cho rằng là Chủ tịch tỉnh thì có quyền mạt sát, xỉ vả người khác? Chỉ cần đọc những dòng ông Cung nói về ông Dũng “lò vôi” là hiểu trình độ văn hóa của ông quan đầu tỉnh ở mức nào. Cổ nhân có câu “Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Nếu ông Dũng có sai, thì với vị trí là người lãnh đạo của một tỉnh, ông Cung vẫn phải có cách cư xử, nói năng đúng mực, không được xúc phạm.
Ở tỉnh Bình Dương, ai cũng biết Dũng “lò vôi” là người như thế nào. Ông Dũng làm giàu được chính là nhờ tài năng làm kinh tế bẩm sinh của mình. Ông có gan làm nên bây giờ mới gây dựng được một cơ nghiệp lớn như vậy mà không phải nợ nần ai cả.
Còn như ông Cung, ông cũng là người rất giàu có, nhưng cái sự giàu của ông là do cái ghế mang lại, chứ bản thân ông chắc chắn chưa đổ mồ hôi, nước mắt ra làm kinh tế ngày nào.
Nghe nói các cơ quan kiểm tra của Đảng, đang điều tra, làm rõ những biểu hiện bất minh về tài sản của ông Cung. Và nếu như đúng là ông đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để có khối tài sản khổng lồ như vậy thì về mặt nhân cách, ông Cung thua xa Dũng “lò vôi”.
Bấy lâu nay, chúng ta vẫn nói rằng phải nâng cao dân trí. Nhưng có lẽ trước khi bàn đến chuyện nâng cao dân trí, phải nâng cao quan trí. Những người lãnh đạo của một tỉnh là chính khách của tỉnh đó, nên bất luận trong trường hợp nào, mỗi khi phát ngôn đều phải suy nghĩ cẩn trọng, không thể tùy tiện chửi bới người khác được, đặc biệt là khi phát ngôn trên báo chí.
Theo Năng Lượng Mới
Đại gia Huỳnh Uy Dũng: Tôi không dọa...
"Tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam của tôi không phải là dọa. Nếu tỉnh Bình Dương vẫn không thay đổi cách cư xử, tôi sẽ quyết định đóng cửa KDL Đại Nam và dần dần sẽ là các hoạt động khác..."
Ông Huỳnh Uy Dũng (chủ Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương) vừa có một tuyên bố gây sốc sẽ đóng cửa Khu du lịch (KDL) Đại Nam nếu chính quyền tỉnh Bình Dương o ép Công ty cổ phần Đại Nam. Xung quanh lời tuyên bố này, ngày 3.11 phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Uy Dũng.
Thưa ông, dư luận cho rằng ông vừa tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam không kinh doanh nữa, chỉ là một lời tuyên bố mang tính... dọa thôi, ông nghĩ sao?
- Những gì mà cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang làm đối với KDL Đại Nam khiến cho hàng ngàn cán bộ, nhân viên của tôi thật sự rất hoang mang, không thể yên tâm để làm việc. Chính quyền đang o ép, như muốn "bức tử" Công ty cổ phần Đại Nam, khiến công ty gặp khó khăn đến con đường cùng. Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận (ngày 4.7.2014) về vụ tôi tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương thì công ty tôi phải chịu đựng cách xử sự phải nói là "không giống ai" của chính quyền địa phương.
Ông Huỳnh Uy Dũng
Ngày 8.9.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định số 2173/QĐ-UBND, thu hồi thời hạn "lâu dài" đối với quyền sử dụng đất khu đất ở 61,4 ha của Công ty Đại Nam đã được cấp tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3. Ngày 9.9.2014, Sở TNMT tỉnh Bình Dương ra văn bản yêu cầu Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng 61,4ha khu đất ở. Đến ngày 16.9.2014, Công an tỉnh Bình Dương đã ra giấy mời một số cán bộ, nhân viên Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất trên... Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo phúc tra lại nội dung liên quan đến đơn tố cáo của tôi mà Thanh tra Chính phủ kết luận, xem xét lại nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Cho nên tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam của tôi không phải là dọa. Nếu tỉnh Bình Dương vẫn không thay đổi cách cư xử như hiện nay, tôi sẽ quyết định đóng cửa KDL Đại Nam và dần dần sẽ là các hoạt động khác của Công ty Đại Nam, để chờ đợi chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng KDL Đại Nam là những gì mà cả đời ông tâm huyết đổ vào đó. Ông cũng mong muốn có một nơi thờ tự linh thiêng về mặt tâm linh để mọi người dân có một nơi tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc và tín ngưỡng?
- Thật sự cả đời tôi rất tâm huyết đầu tư vào KDL Đại Nam không chỉ để kinh doanh mà mong muốn có một nơi thờ tự thiêng liêng về mặt tâm linh cho con cháu đời sau có một nơi để tìm về. Từ lâu tôi đã tách khu đền thờ riêng để mở cửa miễn phí cho mọi người dân tìm đến dâng hương, lễ Phật. Còn khu kinh doanh của KDL tôi cũng đã chia sẻ hết phần lợi nhuận trong 16 năm tới để dành mổ tim cho trẻ em nghèo cả nước. Tôi không tìm kiếm lợi nhuận gì từ KDL Đại Nam cả. Việc đóng cửa Đại Nam có chăng chỉ ảnh hưởng đến việc hưởng lợi của trẻ em nghèo có trái tim cần chữa trị mà thôi. Tôi muốn buông tất cả, tôi may mắn đã kiếm đủ tiền để thực hiện những hoài bão lớn lao của đời mình và tôi đang thực hiện điều đó qua việc tài trợ rất nhiều ca mổ tim cho trẻ em nghèo.
Việc ông tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương thì Thanh tra Chính phủ kết luận, rồi Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo phúc tra. Chuyện nào ra chuyện đó. Nếu đóng cửa KDL Đại Nam rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh Bình Dương chứ?
- Nếu tỉnh Bình Dương tách bạch chuyện đó thì làm gì có chuyện tôi phải tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam? KDL Đại Nam đóng cửa rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch nhưng chuyện đó là ngành du lịch quan tâm, còn tôi chỉ quan tâm đến hàng ngàn cán bộ công nhân viên gắn bó với tôi từ trước đến nay và hàng ngàn trẻ em nghèo cần chia sẻ tiền để mổ tim mà thôi.
Nếu buộc phải đóng cửa KDL Đại Nam thì dự kiến bao giờ ông sẽ tiến hành?
- Nếu họ không thay đổi cách cư xử với doanh nghiệp thì khoảng 10 ngày nữa tôi sẽ tiến hành thôi chứ làm để làm gì nữa. Trong thời buổi khó khăn này, doanh nghiệp trụ được đã quá mệt mỏi rồi mà còn chịu đựng thêm cách hành xử của chính quyền như thế nữa thì không thể tiếp tục làm được. Trước mắt, tôi sẽ cho cán bộ, nhân viên nghỉ vài tháng, vẫn hưởng lương 100% rồi tính tiếp.
Trước khi đóng cửa khu vực kinh doanh thì tôi sẽ có kế hoạch mở cửa miễn phí để tri ân khách hàng, không thu bất cứ phí gì cả. Tôi muốn làm để dâng hiến cho đời mà họ đã không muốn thì thôi tôi sẽ buông bỏ, không làm nữa.
Xin cảm ơn ông!
KDL Đại Nam rộng khoảng 500ha với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và khai trương từ năm 2008, với gần 2.000 cán bộ - công nhân viên, được coi là một trong những KDL lớn nhất nước. Vào tháng 9.2014, ông Huỳnh Uy Dũng đã ký kết với Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM sẽ mang toàn bộ lợi nhuận có được từ Công ty CP Đại Nam trong 16 năm (2014 - 2030) để tài trợ mổ tim miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tỉnh Bình Dương không muốn sự việc đi theo hướng tiêu cực
Trao đổi với NTNN chiều 3.11 qua điện thoại, một lãnh đạo của tỉnh Bình Dương cho biết, việc ông Dũng tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam hay không đó là quyền của ông ấy. Tuy nhiên, tỉnh tin đó chỉ là lời hăm dọa của ông Dũng, khó có chuyện đã đổ vào đây hàng ngàn tỷ đồng nhưng chỉ vì những mắc mớ chưa rõ ràng đã đòi đóng cửa. Trong trường hợp đóng cửa thì phần thiệt hại chắc chắc chỉ có phía doanh nghiệp, còn tỉnh nếu có cũng chỉ ở khía cạnh thuế mà thôi. Tuy nhiên, tỉnh vẫn muốn giải quyết các vướng mắc (nếu có) theo đúng các quy định của pháp luật, chứ không muốn đi theo hướng tiêu cực như vậy.
Theo Dân Việt
Khu du lịch Đại Nam đóng cửa: Ông Huỳnh Uy Dũng được gì, mất gì? Trước ngày đóng cửa, Khu du lịch Đại Nam đột ngột trở thành "điểm đến" của nhiều khách du lịch. Tỉnh Bình Dương bỗng dưng vui như "trẩy hội" và lượng người đổ về Đại Nam đã làm kẹt cứng nhiều tuyến đường. Quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam của ông Dũng "lò vôi" đã trở thành một sự kiện...