Sao chổi ‘thế kỷ’ thẳng hướng mặt trời
Một sao chổi đang thẳng hướng đến gần mặt trời vào cuối tháng này và theo các nhà khoa học, nếu nó không bị bốc hơi hay rã ra từng mảnh thì người dân trên trái đất có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường trong tháng 12, theo Reuters ngày 11.11.
Hình ảnh sao chổi ‘thế kỷ’ được NASA ghi nhận vào ngày 8.11 – Ảnh: Reuters
Sao chổi ISON dự kiến sẽ vượt ngang mặt trời với khoảng cách chỉ khoảng 1 triệu km vào ngày 28.11 tới.
Hiện các nhà khoa học không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với ISON. Có thể sao chổi được mệnh danh là ’sao chổi thế kỷ’ này sẽ bị nổ tung khi di chuyển với vận tốc 377 km mỗi giây và bị đun nóng với nhiệt độ 2.760 độ C, đủ để làm bốc hơi không chỉ băng trên sao chổi mà còn cả đá, kim loại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ khủng khiếp không chôn vùi số phận của ISON thì lực hấp dẫn của mặt trời có thể sẽ tách nó ra thành nhiều mảnh. Còn theo một tính toán gần đây của các nhà khoa học thì ISON vẫn sống sót và đó sẽ là cơ hội tuyệt vời cho việc chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục này trên bầu trời trái đất trong tháng 12.
Theo Reuters, sao chổi ISON được hai nhà thiên văn học nghiệp dư Vitali Nevski và Artyom Novichonok dùng kính viễn vọng 40 cm của Hệ thống Quang học Khoa học Quốc tế gần Kislovodsk (Nga) phát hiện vào tháng 9.2012.
Giống như các sao chổi khác, ISON là một khối khí đông lạnh trộn lẫn bụi đá hình thành gần hệ mặt trời. Nó thường di chuyển trên quỹ đạo bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh trong hệ mặt trời.
Ghi nhận của Kính viễn vọng không gian Hubble thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thì ISON có lõi khoảng 4 km. Khi bay đến gần mặt trời, sức nóng sẽ khiến khối khí đóng băng bốc hơi và đuôi của nó kéo dài ít nhất 92.000 km.
Vào ngày 26.12 tới, sao chổi ISON sẽ cách trái đất khoảng 64 triệu km.
Theo TNO
Phát hiện sao chổi sáng gấp 15 lần Mặt trăng
Sao chổi ISON sẽ xuất hiện vào năm tới tạo ra vệt sáng tương tự như sao chổi Hale-Bopp vào năm 1997
Những người đam mê thiên văn học sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sao chổi sáng gấp 15 Mặt trăng bay qua Trái đất vào năm tới.
Sao chổi ISON đang bay trong Hệ mặt trời và dự kiến sẽ bay gần Trái đất nhất ở phía Bán cầu bắc vào tháng 11 và 12 năm tới, trước khi nó lao thẳng vào Mặt trời. Đây là có thể là sao chổi sáng nhất bay qua hành tinh của chúng ta trong 1 thế kỷ trở lại đây.
Sao chổi ISON thậm chí có thể được nhìn thấy từ Trái đất trong thời gian ban ngày tại thời điểm gần nhất. Đây có thể là lần cuối cùng sao chổi này đi qua Hệ mặt trời bởi vì nó có thể đâm thẳng vào Mặt trời và bốc cháy.
Hiện tại, sao chổi ISON, được phát hiện bởi kính thiên văn ISON của Nga, đang bay gần sao Mộc và đang trên đường bay tới Trái đất. Trong quá trình di chuyển, nó có thể tạo ra những vệt sáng gấp 15 lần Mặt trăng và có thể được quan sát trong thời gian ban ngày.
Nếu sao chổi ISON có thể sống sót sau khi lao vào bề mặt của Mặt trời, nó có thể mất hàng nghìn năm hay thậm chí hàng triệu năm trước khi quay trở lại Hệ mặt trời. Vì thế, đây là cơ hội rất hiếm để chiêm ngưỡng sao chổi sáng nhất thế kỷ.
"Đây là một phát hiện rất thú vị. Sao chổi ISON rất sáng và có thể chiêm ngưỡng nó vào buổi hay ban ngay từ Anh vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2013. Các thành viên của chúng tôi sẽ luôn theo dõi sát sao chổi này", tiến sĩ Robin Scagell, phó chủ tịch Hội thiên văn học Anh, cho biết.
Theo 24h
Nhật thực xuất hiện ở châu Phi, châu Âu và Mỹ Người dân châu Phi trong ngày 3.11 đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khi mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng, trong khi một số khu vực tại châu Âu và châu Mỹ cũng được chứng kiến nhật thực một phần. Theo AFP ngày 4.11, nhật thực toàn phần được nhìn thấy ở nhiều nơi tại...