Sao chổi bí ẩn đang hướng về Trái đất có thể là “du khách” từ một hệ sao khác
Sao chổi bí ẩn được cho sẽ bay gần sao Hỏa vào tháng 10 và có thể chạm tới điểm gần Mặt trời nhất vào cuối tháng 12.
Một sao chổi có lai lịch bí ẩn tương tự như tảng đá vũ trụ bí ẩn được gọi là Oumuamua đã đi qua hệ Mặt trời của chúng ta vào năm 2017, đang tiến về phía Trái Đất.
Sao chổi bí ẩn sẽ “ghé thăm” Trái Đất trong thời gian tới.
Sao chổi này được đặt tên là C/2019 Q4 (Borisov), lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư Gennady Borisov ở Ukraine vào ngày 30 tháng 8.
Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) ở Đức nói rằng sao chổi từng được cho là từ Hệ Mặt trời của chúng ta thực sự có thể là một du khách từ một hệ sao khác.
Video đang HOT
Tiến sĩ Olivier Hainaut, nhà thiên văn học của ESO, nói: “Thật thú vị, về cơ bản chúng tôi đang rời mắt khỏi tất cả các dự án khác của chúng tôi ngay bây giờ”.
Các nhà thiên văn học hiện vẫn đang cố gắng tìm ra quỹ đạo của sao chổi bí ẩn này, nhưng họ tin rằng nó có thể bay gần sao Hỏa vào tháng 10 và có thể đạt đến điểm gần nhất với mặt trời vào cuối tháng 12.
Đây có khả năng là đối tượng thứ hai từng đến thăm Hệ Mặt trời của chúng ta từ một hệ sao khác.
Vật thể liên sao đầu tiên từng được phát hiện là một tảng đá không gian hình điếu xì gà được gọi là Oumuamua, tạm dịch là “trinh sát” trong tiếng Hawaii. Vật thể này đã gây trở ngại cho các nhà khoa học vì nó dường như hiển thị các đặc điểm của cả sao chổi và tiểu hành tinh cùng một lúc.
Khôi Nguyên
Theo Mirror
Chuyên gia săn tìm người ngoài hành tinh nói về khả năng có sự sống ngoài Trái đất
Một nhà thiên văn học chuyên săn tìm người ngoài hành tinh trong vũ trụ, nói nhân loại có thể thực sự đơn độc, bởi có ít nơi có khả năng tồn tại sự sống hơn so với những phát hiện trước đây.
Con người có thể là dạng sống bậc cao duy nhất trong vũ trụ.
Theo Daily Star, lượng khí gas độc hại tồn tại trong bầu khí quyển của đa số các hành tinh khiến những nơi này trở thành vùng đất không phù hợp cho các dạng sống bậc cao.
Kết hợp những yếu tố khác, các nhà nghiên cứu cho rằng gần như không có khả năng có sự sống tồn tại ngoài vũ trụ.
Đồng tác giả nghiên cứu, Timothy Lyons, nói: "Đây là lần đầu tiên giới hạn sự sống trên Trái đất được sử dụng để đánh giá những nơi có sự sống trong vũ trụ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các hành tinh đều không phù hợp để sự sống sinh sôi".
Một trong những yếu tố đó là khoảng cách cần thiết, để hành tinh đó duy trì được nước ấm, tạo cơ sở hình thành sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn, sử dụng mô hình máy tính để đánh giá các yếu tố cần thiết cho sự sống trên các hành tinh. Nếu một hành tinh quá lạnh lẽo thì phải cần một lượng lớn khí thải nhà kính để bù đắp. Nhưng tác giả nghiên cứu, Edward Schwieterman nói: "Để tạo ra điều kiện lý tưởng, hành tinh đó cần tới lượng CO2 gấp 10.000 lần so với Trái đất hiện nay. Nhưng một lượng lớn CO2 cũng không hề phù hợp để tạo nên sự sống".
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã giáng một đòn mạnh vào hi vọng có sự sống trong 7 hành tinh mà NASA từng công bố là "rất giống Trái đất".
Ngoài Trái đất, "không có một hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có điều kiện lý tưởng cho sự sống".
Schwieterman nhấn mạnh: "Điều đó có nghĩa là Trái đất là hoàn toàn độc nhất trong vũ trụ, trong việc duy trì sự sống và chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống trên Trái đất".
Theo Danviet
Vết đỏ Lớn tồn tại trên sao Mộc suốt hàng thế kỷ đang dần biến mất Các nhà thiên văn học cho biết cơn bão khổng lồ trên Sao Mộc vốn nổi tiếng với biệt danh "Vết đỏ Lớn" đang dần dần tan đi theo thời gian. Vết đỏ Lớn nổi tiếng trên sao Mộc đang có hiện tượng tan biến. Theo quan sát từ Trái Đất, cơn bão vốn đã tồn tại trên khí quyển Sao Mộc trong...