Sáng – tối bức tranh ‘mở rộng Big Bang’

Theo dõi VGT trên

Ngày 1/5/2024 đ.ánh dấu 20 năm sau đợt mở rộng có thể coi là lớn nhất trong lịch sử Liên minh châu Âu (EU), được ví như “vụ nổ Big Bang” với sự gia nhập đồng thời của 10 nước là CH Cyprus, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.

Sáng - tối bức tranh mở rộng Big Bang - Hình 1
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoại trừ 2 quốc đảo Địa Trung Hải là Malta và Cyprus, các nước còn lại của đợt mở rộng “Big Bang” đều thuộc khối Đông Âu, trong đó có 3 nước thuộc Liên Xô trước đây.

Chỉ qua một đêm, EU đã trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hơn, trải dài từ Tallinn (Estonia) đến Lisbon (Bồ Đào Nha), từ Valletta (Malta) đến Stockholm (Thụy Điển), từ Dublin (Ireland) đến Nicosia (Cyprus). Cảm hứng của “đợt mở rộng Big Bang” và sức hấp dẫn của nó đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia gia nhập đại gia đình châu Âu vài năm sau đó. Sự mở rộng nhanh chóng đã đem lại cho EU nhiều thành quả, song bên cạnh đó cũng còn không ít những thách thức.

Trước tiên, đó là một thị trường chung rộng lớn, nhiều cơ hội hơn, thịnh vượng hơn và an toàn hơn. EU đã trở thành một trong những thị trường chung lớn nhất thế giới, kéo theo sự tăng trưởng và thịnh vượng cho toàn khối. Trong 20 năm qua, cơ sở hạ tầng và kết nối hiện đại quy mô lục địa đã được xây dựng trên khắp 27 quốc gia thành viên nhờ các khoản đầu tư và quỹ của EU. Xã hội châu Âu theo đó cũng đã được hưởng lợi với nhiều đổi mới hơn, nhiều lĩnh vực đầu tư hơn, sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người với tiêu chuẩn cao hơn và cơ hội lớn hơn cho tất cả mọi người. Kể từ năm 2004, hơn 2,7 triệu người từ 10 quốc gia đã đón nhận cơ hội học tập và giảng dạy ở nước ngoài thông qua chương trình Erasmus. Bên cạnh đó, 9/10 quốc gia gia nhập (trừ Cyprus) đã hoàn toàn thuộc Schengen – khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới.

Trong 20 năm qua, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế EU vẫn tăng trưởng 27%. Các quốc gia gia nhập năm 2004 đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế đáng kể. Ví dụ, nền kinh tế Ba Lan và Malta đã tăng hơn gấp đôi quy mô, trong khi Slovakia đã tăng trưởng 80%. T.iền lương thực tế đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2004-2023 ở 10 nước này và mức độ nghèo đói đã giảm đi một nửa. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra trên khắp EU trong 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới.

Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy hai thập niên, dòng hàng hóa nội địa trong EU đã tăng hơn 40%.

Video đang HOT

Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán m.a t.úy, rửa t.iền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU.

Thứ hai, đó là chất lượng cuộc sống người dân được đảm bảo và nâng cao hơn. Trong 20 năm qua, EU cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể về quyền xã hội, bảo vệ sức khỏe và môi trường, quyền lợi người tiêu dùng và an toàn sản phẩm, cùng nhiều vấn đề khác, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống chung của người dân. Theo số liệu của tổ chức đo lường các chỉ số EU Standard Eurobarometer, trong 20 năm qua, t.uổi thọ trung bình ở các quốc gia mở rộng năm 2004 đã tăng từ 75 lên 79 t.uổi, gần như thu hẹp khoảng cách với mức trung bình 81 t.uổi của EU gồm 27 thành viên. Mức độ hài lòng với cuộc sống của các quốc gia mới gia nhập cũng đã tăng từ 68% của năm 2004 lên 89% vào năm 2024.

Thứ ba, đó là tăng cường hơn nữa vai trò của EU trên thế giới. Việc bổ sung 10 quốc gia thành viên mới đã giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của EU trên toàn cầu. Lợi thế của một thị trường chung ngày càng rộng mở đã khiến EU trở thành đối tác thương mại hấp dẫn hơn nữa, cho phép liên minh này tạo ra những cơ hội mới ở nước ngoài. Kể từ năm 2004, thương mại quốc tế toàn cầu của EU đã tăng thêm 3.000 tỷ euro, đạt 5.000 tỷ euro vào năm 2023.

Một liên minh lớn hơn cũng đã nâng cao vai trò của châu Âu với tư cách là nhà tài trợ nhân đạo hàng đầu. Hỗ trợ nhân đạo của châu Âu, dù ở Ukraine, Gaza hay Sudan đều do các nhân viên cứu trợ từ khắp EU thực hiện.

Theo Giám đốc Văn phòng EU của Quỹ Friedrich Naumann, ông Jules Maaten, việc mở rộng đã thúc đẩy sự thịnh vượng, củng cố nền dân chủ và đảm bảo sự ổn định trên toàn liên minh. Và với 27 quốc gia thành viên, EU đã trở thành một chủ thể địa chính trị mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn những “điểm tối” trong bức tranh đại mở rộng của EU. Giám đốc dự án khu vực Trung Âu và các nước vùng Baltic của Quỹ Friedrich Naumann, ông Lars-André Richter đ.ánh giá EU đang đối mặt với các mối đe dọa, cả bên ngoài lẫn bên trong và tình hình địa chính trị trên thế giới hiện rất khác so với 20 năm trước.

Thứ nhất, đó là sự bất bình đẳng kinh tế và khoảng cách về trình độ phát triển chưa thể khỏa lấp giữa các quốc gia thành viên cũ và mới. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu năm 2021, trên cơ sở tài sản, các hộ gia đình Đan Mạch giàu nhất EU với tài sản trung bình mỗi hộ là 253.000 euro, gấp hơn 20 lần Romania đứng cuối bảng xếp hạng chỉ với 10.760 euro.

Tiếp đó là thách thức về đoàn kết và chia rẽ. Có một thực tế phải thừa nhận rằng, với ít quốc gia hơn, EU có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự đồng thuận chung về các vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, khi khối càng mở rộng, với những thành viên có quan điểm và lợi ích khác biệt, sự chia rẽ ngày càng bộc lộ rõ. Trong nội bộ EU, chủ nghĩa dân tộc, dân túy gia tăng ở nhiều quốc gia thành viên, không chỉ đe dọa các giá trị cốt lõi của khối, mà còn đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết. Trong những năm gần đây, một số đảng và phong trào dân tộc chủ nghĩa đã trỗi dậy tại một số nước EU như Hungary, Ba Lan…, ủng hộ chính sách ưu tiên các lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu. Một số quốc gia thành viên EU phản đối việc di cư, dẫn đến các chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền lực cho chính phủ quốc gia. Những điều này làm suy yếu tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên EU; cản trở quá trình ra quyết định chung khi một số nước theo đuổi lợi ích riêng. Trong một số trường hợp, chủ nghĩa dân tộc gia tăng có thể dẫn đến sự chia tay như việc Vương quốc Anh rời khỏi EU (Brexit)

Sau 20 năm mở rộng, EU còn đối mặt với bài toán nhập cư, khi biến đổi khí hậu, xung đột và bất ổn chính trị đang thúc đẩy người dân di cư đến các quốc gia EU, gây áp lực lên hệ thống tị nạn và biên giới chung. Trong khi đó, các cuộc tấn công mạng đang trở nên tinh vi hơn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội. Những thách thức này đặt ra vấn đề đồng thuận về chính sách giải pháp và sự phối hợp hành động giữa các nước thành viên vốn không hoàn toàn có sự tương đồng về điều kiện kinh tế và quan điểm.

Tuy nhiên, lợi ích của việc mở rộng có vẻ chiếm ưu thế và sau 20 năm kể từ “đợt mở rộng Big Bang”, EU vẫn tiếp tục chuẩn bị kết nạp thêm các thành viên mới, chủ yếu ở khu vực Tây Balkan, dự kiến vào năm 2030. Chỉ có điều, mở rộng và kết nạp thêm thành viên hiện cũng là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trong EU.

Một số thành viên NATO quyết định xây hàng trăm boongke dọc biên giới với Nga

Ngày 19/1, Estonia thông báo nước này dự định xây dựng hàng trăm boongke dọc biên giới với Nga. Các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác là Latvia và Litva cũng đã ký kết tham gia dự án.

Một số thành viên NATO quyết định xây hàng trăm boongke dọc biên giới với Nga - Hình 1
Binh sĩ Estonia. Ảnh: Bộ Quốc phòng Estonia

Bộ trưởng Quốc phòng của ba nước vùng Baltic đã nhóm họp tại Riga, thủ đô Latvia, và phê chuẩn việc xây dựng cái mà họ gọi là các công trình phòng thủ ở biên giới phía Đông "để đẩy lùi khả năng gây hấn của Nga".

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết: "Chúng tôi đang thực hiện nỗ lực này để người dân Estonia có thể cảm thấy an toàn". Ông bổ sung rằng xung đột Nga - Ukraine cho thấy ngoài thiết bị, đạn dược và nhân lực, cũng cần các công trình phòng thủ vật biên giới.

Estonia cam kết xây dựng hàng trăm boongke bê tông thuộc cái gọi là "Tuyến phòng thủ Baltic". Mỗi boongke có diện tích khoảng 35 mét vuông và chứa được 10 binh sĩ. Các công trình này được bố trí dọc theo biên giới dài 294 km với Nga. Chúng được kết nối với một mạng lưới các điểm hỗ trợ và đường tiếp tế.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Estonia - ông Kaido Tiitus chia sẻ với kênh truyền hình ERR rằng mìn, dây thép gai và hệ thống phòng thủ "răng rồng" sẽ được lắp đặt gần các boongke để nhanh chóng triển khai trong trường hợp cần thiết.

Các boongke cần có khả năng bảo toàn sau một đòn tấn công trực tiếp từ đạn pháo cỡ nòng 152mm. Ngân sách ban đầu cho chương trình là 60 triệu euro (65 triệu USD). Việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 2025. Theo ông Tiitus, phần khó khăn nhất của quá trình này sẽ là mua đất hiện do tư nhân nắm giữ.

Theo tờ Postimees, Bộ Quốc phòng Estonia ước tính sẽ cần khoảng 600 boongke cho dự án này. Theo ông Tiitus, công trình này được thiết kế để không gây mất mỹ quan hoặc làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Bộ Quốc phòng Estonia cũng lưu ý rằng kế hoạch xây dựng boongke dựa trên các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid năm 2022, trong đó nhấn mạnh rằng các thành viên khối quân sự này phải sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ và cần phát triển kế hoạch phòng thủ khu vực mới.

Estonia, Latvia và Litva từng là một phần của Liên Xô cho đến năm 1991. Ba quốc gia này hiện là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), NATO.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe
05:48:28 01/07/2024
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công
19:43:24 01/07/2024

Tin đang nóng

Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Chủ tịch và nàng thơ showbiz đã bí mật đăng ký kết hôn?
06:21:57 02/07/2024

Tin mới nhất

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

'Thuật xoay chuyển' khối Rubik

06:57:33 02/07/2024
Lâu nay Hungary được biết đến như một thành viên có nhiều khác biệt so với phần còn lại của EU, với nhiều lần khiến EU bế tắc trong việc đưa ra các quyết sách chung.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

06:45:08 02/07/2024
Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không

06:42:43 02/07/2024
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

06:40:20 02/07/2024
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc phóng thích các tù nhân được thực hiện sau khi Tòa án Tối cao nước này mở phiên điều trần vụ kiện của các nhóm bảo vệ nhân quyền về tình trạng khắc nghiệt trong các trại giam.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

06:00:52 02/07/2024
Tuần trước, EU cũng công bố những thông tin tương tự với Apple, đ.ánh dấu lần đầu tiên Brussels đưa ra các cáo buộc chính thức theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của khối.

Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với 'xuồng tự hành' Ukraine

05:58:51 02/07/2024
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.

Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar

05:57:06 02/07/2024
Cục Khí tượng Thủy văn cho biết nước sông Ayeyarwady đã dâng cao hơn 1,5m so với mức cảnh báo nguy hiểm tại thị trấn Myitkyina. Dự báo, nước sông sẽ dâng thêm 60cm trong 2 ngày tới tại khu vực này.

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 2/7/2024: Mão thận trọng, Thìn vô tư

Trắc nghiệm

09:03:08 02/07/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 2/7/2024, Mão thận trọng trong công việc, Thìn vô tư trong cuộc sống. Dưới đây là những chia sẻ, dự đoán mang tính tham khảo

Taylor Swift kết thúc Eras Tour vào tháng 12

Nhạc quốc tế

09:02:12 02/07/2024
Taylor Swift chính thức công bố về chuyến lưu diễn vào tháng 11-2022 trên mạng xã hội, nó được cô miêu tả là cuộc hành trình xuyên suốt sự nghiệp âm nhạc của mình.

Nửa đêm nghe tiếng chị dâu nói chuyện với chồng trong phòng ngủ mà cả nhà tá hỏa, vội đưa chị đến bệnh viện gấp

Góc tâm tình

08:59:53 02/07/2024
Bởi vì anh trai tôi đã mất 2 năm trước rồi. Chị dâu tôi được mọi người nhận xét là hiền lành, chịu thương chịu khó và biết điều hiểu chuyện.

Hệ lụy khi tập thể dục quá sức trong mùa hè

Sức khỏe

08:43:55 02/07/2024
Thời tiết nóng nực trong mùa hè và việc tập thể dục vượt quá giới hạn bản thân có thể gây phản tác dụng với sức khỏe và dẫn tới nguy cơ kiệt sức. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là cảm giác mệt mỏi.

Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng

Sao việt

08:02:07 02/07/2024
Dẫu chọn cuộc sống độc thân và sức khỏe không mấy ổn định, nhưng NSƯT Minh Vượng vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời và tươi trẻ.

Inside Out 2 - Phim 1 tỷ USD đầu tiên của năm 2024

Phim âu mỹ

07:44:27 02/07/2024
Đáng chú ý, doanh thu phần 2 đã vượt phần t.iền nhiệm (859 triệu USD) dù vẫn chưa rời rạp chiếu. Theo dự kiến, bộ phim vẫn sẽ tiếp tục tăng doanh thu mạnh mẽ trong thời gian tới.

Những nẻo đường gần xa - Tập 27: Bố mẹ ngỡ ngàng khi Bảo trở thành doanh nhân thành đạt

Phim việt

07:41:03 02/07/2024
Nhìn thấy những hình ảnh sang chảnh của Bảo trên mạng xã hội, ông bà Châu - Báu đều không thể tin nổi vào mắt mình.

'Đào, Phở và Piano' cạnh tranh với 'Mai' tại LHP Châu Á Đà Nẵng 2024

Hậu trường phim

07:29:55 02/07/2024
63 tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế sẽ tranh giải và trình chiếu từ ngày 2-6/7, tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II)

Cuộc đời chìm nổi của nam diễn viên "Tể tướng Lưu gù"

Sao châu á

07:19:23 02/07/2024
Lý Bảo Điền vất vả nửa đời người mới có được danh tiếng ở t.uổi 50 nhờ đóng Tể tướng Lưu gù . Ngoài đời thực, nhân vật Lưu Dung dường như vận vào cuộc đời ông.

Bùi Anh Tuấn bất ngờ tiết lộ lý do vắng bóng suốt thời gian dài

Nhạc việt

07:05:07 02/07/2024
Đáp lại lời yêu cầu từ khán giả, Trung Quân Idol mời Bùi Anh Tuấn xuất hiện trong đêm nhạc của mình vào ngày 13/7.

Làm một điều đơn giản mỗi khi gội đầu, Hằng Du Mục có mái tóc dài, đen mượt vạn người mê

Làm đẹp

07:01:57 02/07/2024
Vì được nhiều người ngưỡng mộ bởi mái tóc đen óng mượt, Hằng Du Mục không ngần ngại chia sẻ bí quyết để sở hữu mái tóc đẹp.