Sang Thu, khó kìm lòng với ếch núi nướng
Những chú ếch đen trũi, mình thon gọn, hai chân sau dài thườn thượt, cơ bắp săn chắc được mổ bụng đưa hết bộ lòng ra ngoài, rồi ướp qua một chút muối ớt và ít sả tươi.
Đây là món “độc” dùng để đãi khách quý ở các xã miền núi của huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Trà My, Tiên Phước (Quảng Nam) và một vài xã ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).
“Độc” bởi ếch núi rất hiếm, lâu lâu có người lội suối băng rừng may mắn lắm mới bắt được vài con. Những chú ếch đen trũi, mình thon gọn, hai chân sau dài thườn thượt, cơ bắp săn chắc được mổ bụng đưa hết bộ lòng ra ngoài, rồi ướp qua một chút muối ớt và ít sả tươi.
Có người “dạn tay” cho thêm vài lá chanh, ít hành, ớt cho vào bụng ếch, bó chặt. Sau đó, đặt lên bếp than đỏ rực, quay đều. Các thớ thịt săn chắc dần chuyển màu vàng là có thể dùng được.
Hoặc trước khi nướng cũng có thể tách riêng da ếch, như vậy trong lúc chờ đợi nướng ếch, chúng ta sẽ được tận hưởng món da ếch chiên giòn, ăn kèm với ít rau mùi. Món này vừa dứt, cũng đến lúc món ếch nướng thơm lừng bày ra. Thịt ếch nướng mọi (nướng lửa than) vô cùng thơm ngọt.
Thời nay, tìm được con ếch đồng đã khó, huống chi là ếch núi. Khi trời nổi mưa giông cũng là lúc những chú ếch sống ven bờ suối cao hứng ổm oảng gọi tình. Tiếng kêu của nó vô tình chỉ điểm cho những tay săn ếch…
Theo thanh niên
Nhiều khoản thu 'ép' trẻ nghèo nghỉ học
Phụ huynh có con học Trường THPT Võ Trường Toản cho biết, trường thông báo thu quá nhiều tiền bất hợp lý. Thậm chí có khoản thu không đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Trường loạn thu
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh có con học Trường THPT Võ Trường Toản (xã Xuân Tây, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết, trường thông báo thu quá nhiều tiền.
Đơn kiến nghị của phụ huynh
Có phụ huynh nặng lời cho rằng: "Hiệu trưởng hằng ngày chỉ nghĩ ra cách thu tiền sao cho được nhiều mà quên đi sự nghèo đói của người nông dân hằng ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để đổi lấy cái ăn, cái học cho con cái".
Trong văn bản nhà trường gửi đến được phụ huynh liệt kê có rất nhiều khoản bất hợp lý. Cụ thể, trường đề ra chuyện học trước và thu tiền, tổ chức các lớp học đặc biệt, học sinh rèn luyện hè phải đóng tiền, tiền thi nghề, thi lại, thu không có chứng từ...
Với những học sinh yếu phải thi lại để lên lớp nhà trường thu 200.000 đồng/môn. Vì "quy định" này, không ít học sinh phải thi lại nhiều môn đã bỏ học do không có tiền đóng.
Ngoài ra, trường còn thu lệ phí 135.000 đồng/học sinh đối với những học sinh lớp 12 thi nghề.
Chưa hết, đầu năm lớp 10 trường đồng loạt tạm thu của mỗi học sinh hơn 820.000 đồng mà không có một giải thích nào cho phụ huynh biết thu để chi cho hạng mục gì?
Là ngôi trường mới được xây dựng năm 2005 với cơ sở vật chất mới khang trang, sạch đẹp nhưng hàng năm Trường THPT Võ Trường Toản đều đặn "bắt" học sinh đóng quỹ sửa chữa cơ sở vật chất: lớp 10 đóng 60.000 đồng/học sinh, lớp 11 là 40.000/học sinh và lớp 12 đóng 30.000 đồng/học sinh cũng khiến phụ huynh bức xúc.
Những học sinh có hạnh kiểm yếu đáng ra phải đi rèn luyện trong hè ở địa phương thì nhà trường lại tổ chức cho các em đi lao động 12 giờ, ôn tập môn công dân 24 giờ và phải đóng 150.000 đồng/học sinh.
Không những bị "tố" về việc loạn thu các khoản đóng góp, một số phụ huynh còn "tố" Trường THPT Võ Trường Toản tổ chức dạy trước, sai quy định của Bộ GD&ĐT. Vừa kết thúc năm học cũ, nhà trường đã tự tiện tổ chức cho học sinh các khối học trước chương trình của năm học mới. Học sinh lớp 12 học trước 6 tuần, bắt đóng 600.000 đồng/em), học sinh 11 và 10 học trước 2 tuần bắt đóng 200.000 đồng/em....
Bỏ học vì không chịu được "nhiệt"
Những học sinh cúp tiết (bỏ tiết) lần 1 sẽ phải đuổi học 3 ngày, lần 2 đuổi học 1 tuần, lần 3 đuổi học 2 tuần, cúp tiết lần 4 đuổi 3 tuần.
Trường THPT Võ Trường Toản
Được biết, học sinh học ở Trường THPT Võ Trường Toản là con em của các xã miền núi như Xuân Tây, Xuân Đông, Xuân Bảo, Bảo Bình là những xã nghèo nhất huyện Cẩm Mỹ và 2 xã giáp ranh huyện Xuân Lộc là Lang Minh và Xuân Phú với hàng nghìn hộ nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Từ khi có ngôi trường mới, nhiều phụ huynh đã rất vui mừng vì con em lao động nghèo đã có chỗ học tập, học sinh trong xã không phải đi học các trường ở huyện khác.
Nhưng, trước các khoản thu bất hợp lý của nhà trường trong các cuộc họp, phụ huynh cũng đã nhiều lần phản đối về các khoản thu vô lý nhưng giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đều không giải thích. Vì đó, nhiều phụ huynh do không chịu nổi nhiều khoản thu và cách đào tạo bất hợp lý đã cho học sinh bỏ học giữa chừng?
Hiệu trưởng trần tình?
Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản Phan Duy Khánh thừa nhận: Tất cả những khoản thu mà phụ huynh "tố" là hoàn toàn có thật.
Ông nói, khoản thu tiền lệ phí thi nghề của học sinh lớp 12 là 135.000 đồng - quy định của Sở GD- ĐT Đồng Nai chỉ thu tiền lệ phí dự thi 35.000/học sinh, nhưngnhà trường thu thêm 100.000/học sinh để mua các vật dụng như đất, cát, cây phụ vụ cho việc thi nghề của các em.
Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản Phan Duy Khánh
Còn việc tổ chức các lớp học đặc biệt (mô hình 10B14, 10B15) thì nhà trường chỉ đưa ra chủ trương, phụ huynh tự nguyện viết đơn cho con em theo học. Khoản này trường cũng chỉ thu 1,25 triệu chứ không phải 1,5 triệu như phụ huynh "tố".
"Khi họp phụ huynh, chúng tôi nêu lý do trường có nhiều học sinh học kém, điểm tuyển sinh vào cũng rất thấp 26 đến 27 điểm. Nhà trường đưa ra mô hình thành lập mỗi khối 2 lớp đặc biệt để dạy các em, các bác có đồng ý không? Toàn thể phụ huynh đã hoàn toàn đồng ý. Họ tự nguyện viết đơn xin cho con em vào học. Số lượng phụ huynh đăng kí cho học sinh vào lớp này quá đông. Hiện nay không chỉ 2 lớp mà số lượng đã vượt lên 4 lớp..." , ông Khánh biện minh.
Ông cũng thừa nhận, việc nhà trường tổ chức cho học sinh học trước chương trình là làm trái với quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên với điều kiện thực tế, Trường THPT Võ Trường Toản thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chất lượng học tập yếu kém. Nên nhà trường tổ chức có các em học trước để sau đó các em có thời gian ôn thi tốt nghiệp và ĐH.
Còn việc cho các em nghỉ Tết sớm là do đa số các giáo viên đều là người miền Bắc nên nhà trường cho nghỉ sớm để giáo viên về quê.
Khoản tạm thu trên 820.000/học sinh được ông Khánh giải thích gồm 200.000 đồng tiền học trước (2 tuần), học phí 60.000 đồng (4 tháng), bảo hiểm 70.000 đồng, tiền áo đồng phục 85.000 đồng, phù hiệu 16.000 đồng, tiền dạy tăng tiết 260.000 đồng/5 tháng, còn lại là tiền vệ sinh và tiền photocopy đề thi kiểm tra, tài liệu.
Thắc mắc về trường mới nhưng vẫn thu quỹ sửa chữa cơ sở vật chất của học sinh hàng tháng được ông Khánh phân trần, trường mới xây dựng nên trên chưa nhận được kinh phí tu sửa, xây dựng. Trong khi đó, các phòng vệ sinh còn kém và thiếu, nên cần đóng góp của phụ huynh. Ông đơn cử, năm học rồi nhà trường thu được gần 84 triệu nhưng đã chi hết 92 triệu để sửa nhà vệ sinh và trả cho các nhân viên lau dọn.
"Việc thu các khoản trên là nhà trường đều căn cứ vào tình hình kinh tế địa phương và được sự đồng tình của toàn thể phụ huynh" - lời ông Khánh.
Riêng đối với việc ra quy định những học sinh cúp tiết lần một, đuổi học 3 ngày, cúp lần 2 đuổi 1 tuần...được ông Khánh giải thích: "Quy định chỉ mang tính chất răn đe. Thực tế, những học sinh cúp tiết lần một, nhà trường mời phụ huynh lên làm việc, cúp lần 2 mới đình chỉ học và nhà trường vẫn bắt chép bài, kiểm tra bài vở?
Theo VietnamNet
Gần 40 năm khát nước sạch Gần 40 năm nay, người dân ở các bản Rôông, Ka Uynh, ông Tú... thuộc xã miền núi Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) luôn sống trong cảnh "khát" nước sạch trầm trọng. Người dân phải chấp nhận xuống sông lấy nước nhiễm bẩn về dùng. Biết là ô nhiễm nhưng cũng phải dùng! Sau cơn mưa chiều tầm tả, nguồn nước...