Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khạc ra đờm màu đen hoặc sẫm màu có thể do nhiễ.m trùn.g hoặc hít phải chất gây kích ứng, nhưng triệu chứng này cũng cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ngủ dậy họng có đờm có thể là một tình trạng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu khạc ra đờm màu đen hoặc nâu sau khi thức dậy, đặc biệt tình trạng này diễn ra dai dẳng, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm.
1. Khạc ra đờm màu đen là bệnh gì?
Khạc ra đờm màu đen có thể do tiếp xúc với khói hoặc bụi bẩn trong không khí, nhiễ.m trùn.g đường hô hấp. Tuy nhiên, đờm đen cũng có thể do một tình trạng nghiêm trọng hơn gây ra, chẳng hạn như ung thư phổi. Do đó, bạn không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khạc ra đờm có màu đen:
- Chất gây kích ứng
Hít phải các chất gây kích ứng như chất gây ô nhiễm hay khói cháy có thể khiến các chất độc hại này lắng đọng trong đường thở, làm sẫm màu chất nhầy và đờm.
Ngoài ra, việc hút thuố.c hay hít phải khói thuố.c cũng có thể gây ra tình trạng này. Các hóa chất trong thuố.c l.á sẽ bám vào đường thở của bạn, làm cho chất nhầy và đờm chuyển sang màu đen. Hút thuố.c cũng khiến đờm đặc lại trong phổi, gây ra nhiều cơn ho hơn. Một lý do dẫn đến tình trạng tích tụ này là hút thuố.c có thể làm hỏng hoặc phá hủy cơ chế làm sạch của phổi lông mao giống như sợi tóc lót phổi. Điều này khiến đờm làm tắc nghẽn đường thở của bạn.
Hút thuố.c cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, nhiều loại ung thư khác, bệnh tim và hầu hết các vấn đề về hô hấp khác.
Hút thuố.c làm tăng nguy cơ ung thư phổi (Ảnh: ST)
- Nhiễ.m trùn.g
Khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp có thể gây ra nhiều thay đổi về màu sắc và độ đặc của chất nhầy như nhiễ.m trùn.g do nấm, lao hay viêm phổi.
Video đang HOT
Nhiễ.m trùn.g do nấm có thể gây kích ứng đường thở, thậm chí có thể gây chả.y má.u, từ đó làm chất nhầy chuyển sang màu nâu đỏ hoặc đen. Tuy nhiên, nhiễ.m trùn.g do nấm thường xảy ra ở những người bị suy yếu hệ miễn dịch như đang trải qua quá trình điều trị ung thư hoặc mắc chứng rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp.
Nhiễ.m trùn.g lao do vi khuẩn rất dễ lây lan. Bệnh thường xảy ra nhất khi hệ thống miễn dịch của một người yếu. Các triệu chứng của bệnh lao như ho dai dẳng kéo dài hàng tuần, đờm màu đen, đau ngực, sụt cân, đổ mồ hôi đêm và ho ra má.u.
Viêm phổi là tình trạng nhiễ.m trùn.g các túi khí trong phổi, thường dẫn đến tích tụ dịch ở một hoặc cả hai phổi. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, vi-rút và các sinh vật khác. Ngoài đờm sẫm màu, các dấu hiệu khác của bệnh viêm phổi bao gồm đau ngực, khó thở, ho, sốt và mệt mỏi.
- Bệnh van tim
Khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có thể do bệnh van tim. Má.u đi từ tim, qua phổi (nơi trao đổi carbon dioxide lấy oxy), sau đó trở lại tim để được bơm ra các bộ phận còn lại của cơ thể. Khi van tim bị khiếm khuyết hoặc bị bệnh không cho phép má.u đi vào và ra khỏi tim dễ dàng, má.u có thể chảy ngược vào phổi.
Trong bệnh van tim, chất lỏng bị ứ đọng này có thể tích tụ trong phổi, gây ra suy tim sung huyết. Điều này có thể tạo ra đờm có bọt hoặc có vệt má.u, khiến đờm chuyển sang màu hồng, đỏ, màu gỉ sắt, nâu hoặc đen.
Người bị bệnh van tim có thể khiến má.u chả.y ngược vào phổi (Ảnh: ST)
- Thuố.c làm loãng má.u
Thuố.c chống đông má.u và thuố.c chống tiểu cầu có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục má.u đông có khả năng làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến các tình trạng như đau tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, các loại thuố.c làm loãng má.u này có thể làm tăng nguy cơ chả.y má.u trong.
Ho ra má.u hoặc đờm đen là dấu hiệu của tình trạng chả.y má.u và có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dùng thuố.c của bạn cần được điều chỉnh.
- Bệnh tự miễn
Khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Một số bệnh tự miễn hoặc viêm, chẳng hạn như bệnh sarcoidosis, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và khiến hình thành đờm đen hoặc nâu. Tình trạng này liên quan đến chả.y má.u trong đường hô hấp. Bệnh sarcoidosis cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, xoang, thận và các cơ quan khác.
Các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp, có thể ảnh hưởng đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể theo những cách khác nhau.
- Ung thư phổi
Ung thư phổi được chẩn đoán khi phát hiện thấy tế bào ung thư phổi trong phổi, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Các dấu hiệu của ung thư phổi như ho và khạc ra đờm đen, ho ra má.u, đau ngực, khàn giọng, hụt hơi, thở khò khè.
2. Cách điều trị khạc ra đờm có màu đen
Phương pháp điều trị cho tình trạng đờm hoặc chất nhầy đen sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Trước tiên, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu do các nguyên nhân như hít phải các chất gây kích ứng, bạn chỉ cần loại bỏ các tác nhân này là tình trạng sẽ tự cải thiện.
- Nếu do nhiễ.m trùn.g, bạn cần sử dụng thuố.c và nghỉ ngơi. Một số loại thuố.c có thể được chỉ định như kháng sinh, thuố.c kháng vi-rút hoặc kháng nấm.
- Các phương pháp điều trị liên quan đến van tim nên được bác sĩ tim mạch chỉ định. Các biện pháp bao gồm thuố.c men, phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van.
- Liều lượng và loại thuố.c làm loãng má.u có thể được điều chỉnh, nhưng bạn nên đến tìm bác sĩ để được hướng dẫn.
- Nếu chức năng phổi của bạn bị ảnh hưởng bởi các quá trình bệnh khác, bạn có thể cần dùng thuố.c và các phương pháp điều trị khác, bao gồm liệu pháp oxy.
3. Cách long đờm nhanh tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị, bạn cũng có thể thử một vài phương pháp tại nhà để làm long đờm và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
- Uống nước ấm: Nước và các chất lỏng khác, đặc biệt là nước ấm có thể làm loãng chất nhầy bằng cách giúp chất nhầy di chuyển. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây.
- Uống trà thảo mộc: Uống các loại trà từ gừng, tỏi, cúc tím, xạ hương có thể giúp điều trị cảm lạnh, ho và giảm chất nhầy dư thừa.
- Ăn súp gà: Súp gà có thể tốt để điều trị cảm lạnh và loại bỏ chất nhầy dư thừa. Vì súp gà làm chậm chuyển động của bạch cầu trung tính trong cơ thể. Bạch cầu trung tính, một loại tế bào bạch cầu, chống lại nhiễ.m trùn.g. Khi di chuyển chậm, chúng sẽ ở lại các khu vực cơ thể bạn bị nhiễ.m trùn.g lâu hơn.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Phương pháp này có thể giúp làm sạch đờm ở phía sau cổ họng và làm dịu cơn đau họng.
- Hít dầu khuynh diệp: Hít tinh dầu khuynh diệp pha loãng có cảm giác như giúp làm loãng chất nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm sẽ giúp làm loãng chất nhầy và đờm, từ đó giúp đờm dễ dàng được đẩy ra ngoài hơn.
Hy vọng qua bài viết bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề: “khạc ra đờm màu đen là bệnh gì?”. Lưu ý, nếu bạn khạc ra đờm màu đen và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau ngực, khó thở hoặc nếu bạn ho ra má.u, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.
Bổ sung thực phẩm chứa omega-3 có giảm viêm khớp?
Chuyên gia sẽ trả lời băn khoăn bổ sung thực phẩm chứa omega-3 có giảm bệnh viêm khớp không.
Theo bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin y khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, các tế bào miễn dịch tấ.n côn.g nhầm màng hoạt dịch của khớp, khởi phát quá trình viêm.
Bệnh biểu hiện tại các khớp nhỏ, sưng đau, cứng khớp buổi sáng, cơn đau lan ra xung quanh. Sụn khớp bị phá hủy khiến các cử động hạn chế, thậm chí biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp hiện chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm. Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát bệnh. Bổ sung axit béo omega-3 có thể hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm liều lượng các loại thuố.c đang dùng để điều trị.
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ chứa nhiều omega-3. (Ảnh minh họa)
Axit béo omega-3 chứa EPA và DHA có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin E2 và leukotriene B4 (các chất trung gian gây viêm khớp dạng thấp). EPA và DHA làm thay đổi các phản ứng miễn dịch liên quan đến sinh lý bệnh, bao gồm phản ứng của tế bào T, giảm oxy phản ứng bởi bạch cầu và giảm sản xuất cytokine gây viêm bởi đại thực bào.
Bạn có thể bổ sung omega-3 hàng ngày từ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ và thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất. Lạm dụng omega-3 có nguy cơ gây buồn nôn, phát ban, ợ nóng, tiêu chảy và dư vị tanh.
Tuy nhiên, có thể bạn phải mất từ 3 tháng hoặc nhiều hơn mới cảm thấy có tác dụng tốt đến bệnh viêm khớp. Bạn nên đi khám định kỳ hoặc khi có triệu chứng khởi phát nặng để được bác sĩ tư vấn điều trị, có thể dùng thêm các thuố.c giảm đau, kháng viêm.
Bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh thực phẩm nhiều muối, đường, uống đủ nước. Bạn nên không sử dụng thuố.c l.á và rượu bia, giữ cân nặng vừa phải, tập luyện 30 phút thể thao mỗi ngày.
Các thuố.c và phương pháp điều trị Hội chứng Sudeck Hội chứng Sudeck là một bệnh ít gặp, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. 1. Ai có nguy cơ mắc Hội chứng Sudeck, cách nhận biết như thế nào? Hội chứng Sudeck hay còn gọi là bằng nhiều tên khác như:...