Sáng nào tỉnh giấc cũng thấy cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu “kỳ lạ” này, bạn nên đi khám gấp
Buổi sáng nhẽ ra phải là khoảng thời gian bạn cảm thấy tỉnh táo, khỏe khoắn nhất trong ngày nhưng nếu xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây nghĩa là sức khỏe đang gặp trục trặc.
Giấc ngủ có vai trò lớn trong việc tái tạo các tế bào của cơ thể, thanh lọc bộ não vì thế sau khi ngủ dậy cơ thể như được khởi động lại để bắt đầu một ngày mới, lúc này sức khỏe được điều chỉnh về trạng thái tốt nhất qua một đêm nghỉ ngơi, sãn sàng cho một ngày làm việc mới. Tuy nhiên, nếu thời điểm này bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng lạ liên quan đến bệnh lý thì cần điều trị tích cực để cải thiện, chủ quan có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và rút ngắn tuổi thọ.
Đừng bỏ qua nếu buổi sáng ngủ dậy xuất hiện 4 triệu chứng sau đây.
1. Mệt mỏi, chóng mặt và nhức đầu
Với người khỏe mạnh, sau một đêm ngủ dài sẽ là lúc họ cảm thấy thư thái và giàu năng lượng nhất. Nhưng nếu bạn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược sau khi ngủ dậy thì không loại trừ khả năng là do não bị thiếu oxy, máu lên não không đủ, mạch máu não bị hẹp và cuối cùng gây đau đầu.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ y học giấc ngủ Nancy Foldvary-Schaefer tại Phòng khám Cleveland, Mỹ cho biết: “Nếu bạn đang đối mặt với chứng đau đầu ngay sau khi thức dậy, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ”. Bác sĩ phân tích điều này xuất phát từ nguyên nhân mất ngủ, mắc chứng ngưng thở khi ngủ…”.
Nếu bạn đang đối mặt với chứng đau đầu ngay sau khi thức dậy, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ…
Nghiêm trọng hơn, theo Johns Hopkins Medicine International (hệ thống y tế hàng đầu nước Mỹ), cảm giác mệt mỏi ngay sau khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển, điều này khiến bạn thiếu hụt dinh dưỡng và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác gây mệt mỏi vì vậy nếu thấy các triệu chứng của mình đủ nghiêm trọng, bạn nên đi khám bệnh.
2. Tiêu chảy
Theo Healthline, thỉnh thoảng bị tiêu chảy vào buổi sáng là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy vào buổi sáng kéo dài vài tuần, đi kèm triệu chứng ói mửa, đầy hơi, sốt, máu trong phân… đó là lúc bạn cần chẩn đoán xem mình có mắc bệnh gì không.
Nếu tình trạng tiêu chảy vào buổi sáng kéo dài vài tuần, đi kèm triệu chứng ói mửa, đầy hơi, sốt, máu trong phân… thì bạn nên đi khám.
Tiêu chảy thường xuyên cần nghi ngờ đến các bệnh về tiêu hoá, bệnh gan hoặc các bệnh về tuyến tụy… Những người thường có biểu hiện như vậy cần được cải thiện thông qua điều trị tích cực, ngoài ra nên bảo vệ hệ tiêu hóa và duy trì chức năng của hệ tiêu hóa bằng các phương pháp sức khỏe đúng cách.
Video đang HOT
3. Xuất hiện bọng ở mắt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bọng ở mắt như thiếu ngủ, thức khuya, uống quá nhiều nước trước khi ngủ, tuy nhiên triệu chứng phù sẽ biến mất sau khi chúng ta ngủ dậy. Nếu bạn ngủ ngon, không uống quá nhiều nước mà mặt vẫn có biểu hiện sưng mặt vào buổi sáng, đặc biệt là sưng mí mặt nghiêm trọng, lâu ngày không hết thì đó là dấu hiệu của bệnh thận.
Vì bản thân thận là cơ quan chuyển hóa nước và tạo ra nước tiểu, khi thận bị tổn thương, lượng nước tích tụ, các khoáng chất như canxi, natri, axit uric… trong cơ thể con người không thể chuyển hóa và đào thải ra ngoài một cách bình thường, điều này không chỉ làm tăng lượng máu mà còn gây giữ nước, giảm albumin máu và cuối cùng gây ra các triệu chứng phù nề.
4. Cảm thấy đói bất thường
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể dù có tiêu hao năng lượng nhưng không quá nhiều nên cảm giác đói vào sáng sớm thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu sáng nào tỉnh giấc bạn cũng thấy đói, khô miệng, mệt mỏi, suy nhược… triệu chứng thường xảy ra vào lúc 4-5 giờ sáng, phải ăn uống thì cơ thể mới ổn định thì rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Khi bị tiểu đường, lượng đường nạp vào cơ thể không thể chuyển hóa thành năng lượng, chỉ có thể tiêu hao chất béo hoặc đường dự trữ trong cơ thể để làm năng lượng nên người bệnh cũng sẽ cảm thấy đói bất thường.
Cảm giác đói nghiêm trọng vào buổi sáng cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Nói chung, mọi triệu chứng bất thường vào buổi sáng đều có thể là tín hiệu cảnh báo những căn bệnh trong cơ thể, đặc biệt là chóng mặt, mệt mỏi… Ngoài việc quan sát các triệu chứng hàng ngày, bạn cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ, điều này sẽ giúp bạn tìm ra những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể và điều trị sớm nhất.
18 người cùng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm chiên trứng, bác sĩ chỉ ra nguyên do đến từ một sai lầm lúc chế biến trứng mà hầu như ai cũng mắc phải
Cơm chiên trứng vốn là món ăn quen thuộc và dân dã của nhiều người. Nhưng ít ai ngờ nếu phạm phải sai lầm này, nó sẽ trở nên kịch độc và gây hại khi ăn phải.
Vừa qua, tờ QQ đã đăng tải câu chuyện tại một bệnh viện tiếp nhận 18 người bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, họ đều đến dự tiệc cưới của một người bạn để ăn mừng ngày hạnh phúc. Nhưng chỉ sau 2 giờ tan tiệc, dạ dày họ bắt đầu đau quằn quại còn miệng thì ói mửa không ngừng.
Một bệnh nhân trong nhóm chia sẻ rằng, khi dự cưới xong thì bắt đầu thấy hơi mệt và chóng mặt nên liền về nhà. Bẵng đi vài giờ, anh ấy liên tục nôn mửa, đau quặn bụng và lưng ướt đẫm mồ hôi. Cho tới lúc chịu không nổi nữa, anh đến bệnh viện thì mới phát hiện tất cả những người ngồi chung bàn, từ bé gái 1 tuổi cho đến ông cụ 70 tuổi, đều chung một triệu chứng bệnh như nhau.
Chỉ vì đĩa cơm chiên trứng mà 18 người dự tiệc cưới phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ thấy tình hình quá nghiêm trọng nên đã tiến hành cho họ nhập viện ngay lập tức. Qua chẩn đoán ban đầu cho thấy, tất cả mọi người đã bị ngộ độc thực phẩm và "thủ phạm" chính là món cơm chiên trứng trong tiệc cưới! Nhưng tại sao món ăn ngon miệng, luôn nóng hổi này lại có thể gây bệnh được?
Để tìm hiểu sự tình, các nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Thâm Quyến đã đến nhà hàng nọ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ đã phát hiện món cơm chiên trứng ấy đã bị nhiễm khuẩn Salmonella - lý do gây bệnh tiêu hóa của 18 bệnh nhân sau khi dự tiệc cưới.
Càng đào sâu hơn thì CDC mới vỡ lẽ nguyên nhân rằng, khi chế biến món cơm chiên trứng, nhân viên nhà hàng đã đặt 80 quả trứng chưa rửa vào chậu inox mà không đeo găng tay, sau đó đập vỡ và lấy tay nhặt từng lòng đỏ trứng ra để chiên cơm. Điều này đã khiến trứng bị nhiễm khuẩn Salmonella nguy hiểm.
Chính thói quen không vệ sinh kỹ trứng trước khi làm và vớt lòng đỏ bằng tay trần đã khiến số trứng bị nhiễm khuẩn Salmonella trầm trọng.
Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, hội đồng bác sĩ quyết định 2/18 bệnh nhân sẽ phải nhập viện vì tiên lượng khá nặng. Còn lại sẽ được cho về nhà và điều trị bằng kháng sinh và truyền nước. Nhưng sau sự việc này, ắt hẳn họ sẽ phải cẩn thận hơn trong việc ăn uống để bảo đảm sức khỏe.
Vi khuẩn Salmonella là gì và tại sao nó lại đáng sợ như vậy?
Trên thực tế, đây không phải là trường hợp duy nhất bị nhiễm khuẩn Salmonella do ăn uống. Cách đây một thời gian, tờ Southern Metropolis Daily đã đăng tải trường hợp của gia đình cô Pu bị nôn mửa và tiêu chảy sau khi ăn tối. Đi viện mới phát hiện rằng, cả nhà cô đã ăn trứng bị nhiễm Salmonella để thừa qua đêm gây ngộ độc thực phẩm.
Theo chuyên trang y tế Healthline (Mỹ), nhiễm khuẩn Salmonella là tình trạng ruột và dạ dày bị nhiễm vi khuẩn thương hàn (S.typhi và S.Paratyphi A, B, C) gây bệnh tiêu hóa ở người lẫn động vật. Phần lớn bệnh nhân nếu bị nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 - 7 ngày mà không cần điều trị, nhưng nếu nặng hơn thì có thể làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.
Vi khuẩn Salmonella nếu nhẹ thì tự khỏi, còn nặng thì có nguy cơ gây tử vong nếu không điều trị sớm.
Một vài triệu chứng điển hình khi một người bị nhiễm khuẩn Salmonella thường là:
- Bị tiêu chảy liên tục, phân lỏng màu nâu, đi ngoài khoảng 5 - 6 lần/ngày.
- Sốt cao liên tục, từ 39 - 40 độ C.
- Có máu trong phân.
- Bị nhiễm độc thần kinh gây nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng...
- Bị đau bụng quằn quại, nặng hơn thì cả người đờ đẫn và mê sảng.
Vi khuẩn Salmonella có sức sống cùng đề kháng rất tốt, có thể chịu được lạnh và sống trong rau củ từ 5 - 10 ngày, trong phân hơn 1 tháng. Nhưng đáng sợ hơn, loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm cho trứng chỉ sau vài tiếng, nhất là trong thời tiết mùa hè nóng nực này.
Nói chung, bác sĩ khuyến cáo mọi người hãy cố gắng chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức có thể, cần ăn chín uống sôi và lựa chọn thực phẩm sạch.
Còn về trứng nói riêng, nên lựa mua những mẻ trứng mới và có xuất xứ uy tín. Lúc bảo quản tủ lạnh thì không nên rửa để tránh làm mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài của trứng. Khi chế biến trứng thì làm thật sạch sẽ và ăn hết trong vòng 2 giờ, không để thừa lại vì dễ khiến chúng nhiễm khuẩn.
Cần phải làm gì khi bản thân bị ngộ độc thực phẩm?
Khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, nhức đầu... bạn cần phải làm những điều sau để bệnh không phát triển nặng hơn:
- Uống nhiều nước lọc
Nước có tác dụng làm loãng độc tố trong cơ thể nên hãy cố gắng uống nhiều một chút. Nhưng hãy lưu ý là chỉ được phép uống nước lọc mà thôi.
- Móc cổ họng để kích thích nôn
Lúc bị ngộ độc thực phẩm, cần phải nôn hết số thức ăn đó ra ngoài bằng cách lấy tay móc họng để kích thích nôn. Hãy cẩn thận khi làm vì dễ gây rách và trầy xước họng.
- Gọi điện hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời
- Nếu được, cần giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc hoặc bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh để xác định nguyên nhân.
Hơn 40 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa Chiều 25-7, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết, đã có 30 bệnh nhân là công nhân làm việc tại khu công nghiệp Minh Hưng 3 (Chơn Thành, Bình Phước) phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm vào trưa ngày 24-7 sức khỏe đã ổn định và xuất viện, 13 công nhân khác vẫn đang tiếp...