Sáng lập Huawei: Nước Mỹ đã quá coi thường chúng tôi
Ông Nhậm Chính Phi, sáng lập Huawei, không nghĩ rằng lệnh cấm mà chính phủ Mỹ nhắm vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu.
Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vừa có những phát biểu đầu tiên về lệnh cấm Huawei mua công nghệ, linh kiện và phần mềm từ các công ty Mỹ mà chính quyền Tổng thống Trump vừa ban hành. Ông Nhậm đánh giá thấp tác động của lệnh cấm này mặc dù nó có thể làm tê liệt khả năng hợp tác của Huawei với các công ty Mỹ như Google, Qualcomm và Intel..
Trong một cuộc họp báo với Truyền trông Trung Quốc tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, ông Nhậm nói việc chính quyền Mỹ hoãn lệnh cấm 90 ngày không ảnh hưởng nhiều tới Huawei bởi họ đã có các kế hoạch dự phòng.
Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi
“Trong thời điểm quan trọng như thế này, tôi rất biết ơn các công ty Mỹ vì họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Huawei và cho thấy sự tận câm của họ với vấn đề này”, ông Nhậm nói. “Theo như tôi biết, các công ty Mỹ đã cố gắng thuyết phục chính phủ của họ cho phép họ hợp tác với Huawei. Chúng tôi luôn cần chip do các công ty Mỹ phát triển và chúng tôi suy nghĩ một cách hạn hẹp để rồi loại bỏ các linh kiện của Mỹ”.
Ông Nhậm nói rằng các hạn chế thương mại mà Mỹ áp đặt sẽ không ảnh hưởng tới việc triển khai mạng 5G của Huawei và không nghĩ rằng có bất cứ hãng nào bắt kịp được công nghệ viễn thông của Huawei trong hai đến ba năm tới. “Chính phủ Mỹ đã quá coi thường chúng tôi”, ông Nhậm nói.
Ông Nhậm Chính Phi, 74 tuổi, rất hiếm khi trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, do căng thẳng giữa Huawei và Mỹ cùng với việc con gái Mạnh Vãn Chu (CFO Huawei) bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, gần đây ông xuất hiện trước công chúng nhiều hơn bình thường. Ông Nhậm từng làm kỹ sư trong quân đội Trung Quốc trước khi thành lập Huawei và điều này cũng góp phần khiến Huawei bị nghi hỗ trợ các hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuân thủ quy định của chính quyền Trump, Google đã thu hồi giấy phép sử dụng Android của Huawei vào hôm chủ nhật vừa rồi. Trong khi đó, Intel và Qualcomm cũng đã yêu cầu nhân viên ngừng hợp tác với Huawei. Điều này sẽ khiến Huawei phải ngừng bán những thiết bị chạy các ứng dụng và dịch vụ của Google cũng như có các linh kiện do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, phía Huawei cho biết họ đã xây dựng một hệ điều hành thay thế và dự trữ linh kiện để đề phòng tình huống này xảy ra.
Theo GenK
Huyền thoại Huawei sẽ 'cứu' iPhone của Apple?
Ông Nhậm Chính Phi ca ngợi Steve Jobs là người vĩ đại vì tạo ra kỷ nguyên Internet di động. Ông cho rằng Huawei sẵn sàng cung cấp chip 5G nếu Apple muốn, không cần đến Qualcomm.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài CNBC, nhà sáng lập Huawei đã chia sẻ khá nhiều vấn đề xung quanh sự phát triển của hãng này, trong đó có dự định bán chip 5G cho Apple và đánh giá của cá nhân ông về Apple và Steve Jobs.
Giám đốc điều hành Huawei nói bằng tiếng Quan thoại, được dịch sang tiếng Anh trong cuộc trao đổi cởi mở với Arjun Kharpal, phóng viên công nghệ của CNBC thường trú tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Sẵn sàng bán modem 5G cho Apple
Nhậm Chính Phi xác nhận tin đồn về việc Huawei để ngỏ khả năng bán modem 5G cho Apple. Ông nói rằng hãng công nghệ Trung Quốc có thể cung cấp chip không dây 5G và SoC Kirin cho các thương hiệu điện thoại khác, bao gồm cả Apple. Đây là bước đi đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chiến lược kinh doanh của hãng này.
Nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới chỉ mới đặt chân vào lĩnh vực sản xuất smartphone cho người dùng cuối trong vài năm nhưng đã đạt được thành công đáng kể. Huawei hiện là thương hiệu điện thoại chiếm thị phần lớn thứ 3 trên toàn cầu, chỉ đứng sau Samsung và Apple.
Annabel Yao (ở giữa), cựu sinh viên Đại học Harved, là một người rất hâm mộ Steve Jobs.
Khởi đầu ở phân khúc giá rẻ, Huawei lấn dần sang thị trường cao cấp với việc tự phát triển chipset Kirin và modem không dây. Hiện tại Huawei là một trong ít công ty sản xuất được chip 5G ở phạm vi thương mại.
Dường như Apple không cần đến SoC Kirin vì họ đã tự thiết kế dòng chipset Apple A, tuy nhiên modem 5G có thể được xem xét.
Từ trước đến nay, iPhone lệ thuộc vào 2 nhà cung cấp modem chủ chốt là Qualcomm và Intel. Trong khi Apple và Qualcomm lôi nhau ra tòa suốt 2 năm qua về các vấn đề liên quan đến bằng sáng chế, Intel lại chưa kịp hoàn thiện modem 5G. Vì vậy sớm nhất phải sau năm 2020 thì iPhone 5G mới xuất hiện, quá trễ so với các đối thủ Android. Nếu muốn thay đổi điều này, Apple phải xem xét khả năng sử dụng modem của Huawei.
Tuy nhiên, Huawei đang phải đối mặt với áp lực chính trị lớn, đặc biệt là từ Mỹ, quốc gia cáo buộc Huawei làm gián điệp cho chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, điện thoại của hãng này không được bán thông qua các nhà mạng lớn ở Mỹ.
"Steve Jobs là một người siêu vĩ đại"
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên của CNBC, nhà sáng lập Huawei không ngần ngại thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Apple và cá nhân vị thuyền trưởng quá cố Steve Jobs.
"Jobs là người vĩ đại không phải vì ông đã tạo ra Apple mà vì ông tạo ra một kỷ nguyên, kỷ nguyên Internet di động", Nhậm Chính Phi đánh giá. "Nói rằng ông ấy vĩ đại cũng chưa đủ, tôi nghĩ ông ấy siêu vĩ đại".
Ông chủ Huawei nhớ lại một câu chuyện về cô con gái út Annabel Yao vào năm 2011, năm Jobs mất.
Nhà sáng lập kiêm CEO Huawei đã chia sẻ thẳng thắn nhiều vấn đề liên quan đến đối thủ Apple
"Khi ông ấy qua đời, tôi đang đi nghỉ ở vùng núi cùng gia đình", ông Nhậm nói. "Con gái nhỏ của tôi là một người hâm mộ ông Jobs, vì vậy nó đề nghị chúng tôi dừng lại một chút để im lặng thương tiếc ông ấy và chúng tôi đã làm".
Trên thương trường, Huawei và Apple là những đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng. Vào năm 2018, có những thời điểm thị phần smartphone của hãng công nghệ Trung Quốc vượt lên trên Apple.
Huawei gia nhập thị trường di động từ năm 2010 với một số model giá rẻ. ông Nhậm thừa nhận đây là chiến lược sai lầm, nhưng công ty cũng có được những bài học từ việc này.
"Chúng tôi định giá dựa trên chi phí tương đối thấp của mình. Điều này xuất phát từ hai lý do. Đầu tiên, công nghệ của chúng tôi phát triển nhanh, giúp giảm được chi phí sản xuất. Thứ hai, nhờ các phương pháp quản lý hiệu quả của phương Tây, chúng tôi có thể tối ưu được chi phí hoạt động ở mức khá thấp", nhà sáng lập Huawei cho biết. "Kết quả là, chúng tôi đưa ra mức giá thấp, các công ty phương Tây khó cạnh tranh với chúng tôi".
"Chúng tôi đã tăng giá bán và bây giờ mọi người lại nghĩ Huawei bán đắt", ông Nhậm chia sẻ thêm.
Theo CNBC
Sếp Huawei: Ông Trump cần Mỹ có mạng 6G, chúng tôi giúp được Mặc dù đang có quãng thời gian rất khó khăn khi là đích nhắm chiến dịch chống lại công nghệ Trung Quốc của Mỹ, người sáng lập Huawei vẫn tỏ ra lạc quan. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng chiến dịch "tấn công và dồn ép" của chính phủ Mỹ đã giúp...