Sáng kiến “có 1 không 2″ của bác sĩ trẻ trong cuộc chiến chống Covid-19
Trong nắng nóng trên 40 độ ở TPHCM, với bộ đồ bảo hộ kín mít, để ngăn mồ hôi chảy ướt vào vùng mắt, các bác sĩ nghĩ ra sáng kiến dán “công cụ đến tháng” của chị em vào vùng trán để thấm hút mồ hôi.
Ngày 18/11, bên lề cuộc họp báo Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổ.i trẻ các trường đại học, cao đẳng Y Dược Việt Nam, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ những kỉ niệm có “1 không 2″ của các bác sĩ khi tham gia cuộc chiến chống Covid-19 tại TPHCM.
Theo GS Giang, đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam, đặc biệt ở TPHCM thực sự là một thảm họa y tế, tình trạng giống như khẩn cấp, lực lượng y tế ở miền Bắc được chi viện vào TPHCM chống dịch.
GS.TS Trần Bình Giang, GS.TS Lê Ngọc Thành tại cuộc họp báo về Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổ.i trẻ các trường đại học, cao đẳng Y Dược Việt Nam.
“Khi nhận được điện thoại của Bộ trưởng Y tế, hỏi ý kiến BV Việt Đức liệu có thể điều bác sĩ hỗ trợ TPHCM, chúng tôi với tinh thần sẵn sàng chi viện. Bản thân tôi, các bác sĩ cũng nhận định tình hình dịch tại TPHCM thời điểm đó là căng thẳng, bởi ngành y tế huy động đến cả BV Việt Đức, vốn chuyên ngoại khoa trong suốt 2 năm dịch Covid-19 tại Việt Nam luôn là lực lượng dự bị. Tuy nhiên, với số lượng ca mổ lớn nhất cả nước, nên chúng tôi có lực lượng bác sĩ, điều dưỡng viên về gây mê, hồi sức lớn, có thể đáp ứng yêu cầu chi viện”, GS Giang chia sẻ.
Với nhiệm vụ xây dựng bệnh viện dã chiến, chỉ trong 7 ngày, bệnh viện đã được làm xong. Ngay sau đó, nhân sự từ BV Việt Đức được điều vào chi viện, với khoảng 630 người trong suốt 2,5 tháng chống dịch tại TPHCM. Ngoài ra còn có 80 y bác sĩ của BV Phụ sản Trung ương, 40 y bác sĩ Bệnh viện Bưu Điện tham gia hỗ trợ tại BV dã chiến này.
Video đang HOT
Giám đốc BV Việt Đức chia sẻ, cuộc chiến chống Covid-19 tại TPHCM, dù vất vả, nhưng với các bác sĩ trẻ, đó là những trải nghiệm không thể quên trong suốt cuộc đời hành nghề. Dù Việt Đức là Trung tâm ngoại khoa lớn, nhưng ở phòng hồi sức, bệnh nhân dù nặng, nhân viên y tế hầu như không thấy cảnh người t.ử von.g trong phòng bệnh, nhưng cuộc chiến với Covid-19 ở TPHCM thì khác. Bệnh nhân diễn biến nhanh, mới hôm nay nhân viên vẫn chăm sóc, hết ca trực, hôm sau tới bệnh nhân đã không qua khỏi.
Ngoài ra, việc thích ứng với thời tiết nắng nóng tại TPHCM cũng là một thử thách. Với nền nhiệt trên 40 độ, lại mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, BV đã lường trước, trang bị nhiều khăn buộc trên trán để ngăn mồ hôi chảy vào mắt, làm mờ kính chắn giọt bắ.n… nhưng khi vào khăn thấm không xuể vì mồ hôi như tắm, hơn nữa không đảm bảo vô trùng nếu tái sử dụng, nguy cơ lây truyền Covid-19 rất lớn.
“Các bác sĩ trẻ đã nghĩ ra sáng kiến, dùng “công cụ đến tháng” (băng vệ sinh) của chị em phụ nữ lên vùng trán để ngăn mồ hôi, yên tâm làm việc. Khá nhiều bác sĩ cũng đã ngất khi làm việc vì sốt nhiệt”, GS Giang chia sẻ.
Giữa những vất vả đó, tình cảm của người dân TPHCM với y bác sĩ rất thân thương. Người dân gửi những món đồ ăn, trái cây, với những lời nhắn dễ thương khiến các bác sĩ rất xúc động.
Nói về sự sáng tạo trong lĩnh vực y tế, GS Giang tếu táo, “sáng kiến” dùng băng vệ sinh của các bác sĩ trẻ giúp công việc thuận lợi hơn, đó cũng là một sáng tạo thích nghi hoàn cảnh.
Còn tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổ.i trẻ các trường đại học, cao đẳng Y Dược Việt Nam sắp diễn ra 3 ngày, từ 25-27/11/2021 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có 39 đơn vị đăng ký dự thi với tổng số 315 báo cáo, trong đó có 247 báo cáo khoa học, 68 báo cáo kĩ thuật thuộc 24 chuyên ngành chính và một số chuyên ngành khác. Có 24 báo cáo khoa học tiếng anh thuộc 11 chuyên ngành chính và 1 số chuyên ngành khác. Hội đồng giám khảo chấm thi gồm 151 thầy/cô tại 29 hội đồng thi và 3 hội đồng báo cáo khoa học tiếng Anh.
Đến nay đã có 180 công trình khoa học được lựa chọn báo cáo, 15 Hội đồng giám khảo với 80 thành viên, 100 giả.i thưởn.g chính thức.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược (Đại học Quốc gia), những báo cáo khoa học và kỹ thuật tại hội nghị đều đã và đang được ứng dụng tại các cơ sở y tế, gắn liền với kiến thức y học tiến tiến trên thế giới và trong nước. Đó là các kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật nội soi, nghiên cứu sản xuất thuố.c, vaccine…
Phẫu thuật 5 lần để cứu bàn chân bị đứt lìa của b.é tra.i 5 tuổ.i
Khi bé đang chạy chơi gần vị trí xe nâng hàng đang hoạt động thì bị càng xe nâng cắt bàn chân phải đứt lìa.
Phần đứt lìa được người nhà bỏ trực tiếp vào thùng đá và đưa đến bệnh viện.
Bàn chân, ngón chân của bệnh nhi hồng ấm sau khi được các bác sĩ khâu nối lần thứ hai - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 31-8, các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết bé N., 5 tuổ.i, ở huyện Bình Chánh, đã được xuất viện sau 5 lần phẫu thuật "cứu" bàn chân bị đứt lìa.
Cách đây gần 3 tháng, khi bé đang chạy chơi gần vị trí xe nâng hàng đang hoạt động thì bị càng xe nâng hàng cắt vào, làm bàn chân phải đứt lìa.
Phần chân bị đứt lìa được người nhà bỏ trực tiếp vào thùng đá 10 phút, sau đó người nhà chở cùng cháu N. đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, phần đứt lìa được bảo quản đúng phương pháp trong bọc nilông và đặt lại trong thùng đá chuyển bé đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình vào giờ thứ 2 sau ta.i nạ.n.
Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, các bác sĩ đã khám và ghi nhận phần đứt lìa ngang qua 2/3 trước bàn chân lộ gân xương, phần chi đứt lìa được bảo quản đúng cách.
Bệnh nhi được chăm sóc tại chỗ vết thương chống nhiễ.m trùn.g và được các bác sĩ quyết định nối vi phẫu bàn chân, vì vẫn còn trong thời gian vàng.
Bệnh nhi đã trải qua tổng cộng 5 lần phẫu thuật. Cụ thể, lần 1 bệnh nhi được nối vi phẫu bàn chân. Ngay ngày hôm sau, bệnh nhi được nối ghép mạch má.u bị tắc (tĩnh mạch), sau 2 tuần bệnh nhi được cắt lọc da hoại tử. Một tuần sau đó, bệnh nhi được cắt lọc da hoại tử lần thứ 2. Và lần thứ 5, bệnh nhân đã được ghép da sau một tháng bị ta.i nạ.n.
Các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết đây là trường hợp rất hy hữu.
Các bác sĩ chỉnh hình nhi tưởng đã không thể giữ được bàn chân của bé vì một bệnh nhi 5 tuổ.i, mạch má.u rất nhỏ, rất khó thực hiện các thao tác khâu nối siêu vi phẫu.
Sau khi được phẫu thuật nối vi phẫu, bệnh nhi lại có dấu hiệu nhiễ.m trùn.g. Nhiễ.m trùn.g ở bệnh nhi sau nối đứt lìa bàn chân có thể dẫn đến nhiễ.m trùn.g huyết và t.ử von.g nếu không tháo bỏ bàn chân đứt lìa cho bệnh nhi.
Trong trường hợp này, bác sĩ đã theo dõi sát và phối hợp với êkip gây mê để thực hiện các phẫu thuật bổ sung kịp thời để cứu được hoàn toàn bàn chân của bé.
Đặt máy ECMO cứu b.é tra.i 2 ngày tuổ.i bệnh tim B.é tra.i ở Bến Tre, vừa chào đời đã tím tái dần do bệnh tim bẩm sinh, được bác sĩ phẫu thuật tim và can thiệp máy ECMO cứu sống. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), ngày 30/8 cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái, khi vừa...