Sáng hôm ấy tôi gắt gỏng ném cho chồng 10 nghìn ăn xôi, để rồi sau đó phải ân hận tột cùng
Hình ảnh tờ 10 nghìn đồng rơi trên đất cứ mãi ám ảnh tôi không yên.
Chồng tôi bị mất việc gần nửa năm nay, không có thu nhập, cả nhà trông vào đồng lương chẳng lấy gì nhiều nhặn của tôi. Đi làm cả ngày mệt mỏi, nhiều hôm phải tăng ca đến muộn, về nhà thấy chồng thảnh thơi an nhàn mà tôi khó chịu vô cùng.
Biết là kinh tế khó khăn chung do dịch bệnh, nhiều người mất việc, song bạn bè, người quen của tôi đều là vợ ở nhà trông con, chồng đi kiếm tiền. Chỉ có nhà tôi ngược đời, phụ nữ yếu ớt phải lao ra ngoài đường kiếm ăn. Càng nhìn chồng, tôi càng thấy chán nản và thất vọng.
Chính vì thế mà tôi hay cáu gắt và khó chịu với anh, cũng nói những lời không được dễ nghe cho lắm. Thấy chồng im lặng nhịn vợ, tôi lại càng bực bội. Tôi cần gì điều đó, anh tìm cách kiếm tiền mang về nhà thì thiết thực hơn nhiều!
Sáng hôm đó, tôi đang vội đi làm vì sắp muộn giờ thì chồng bỗng gọi lại, ấp úng bảo rằng anh hết tiền rồi, lát nữa không có tiền ăn sáng. Nghĩ con đã có cháo ninh sẵn trên bếp, tôi mở ví đưa cho chồng 10 nghìn ăn xôi.
Hình ảnh tờ 10 nghìn rơi trên đất cứ mãi ám ảnh tôi không yên. (Ảnh minh họa)
Tôi đưa tiền anh chưa kịp cầm, tờ 10 nghìn rơi xuống đất. Đang vội nên tôi cũng quay xe đi luôn, mặc kệ anh tự nhặt tiền. Tôi không ngờ rằng hành động quá đáng đó lại khiến tôi phải ân hận tột cùng.
Video đang HOT
10 giờ sáng, tôi đang ở trên công ty thì nhận được điện thoại từ một người lạ nhưng lại gọi bằng máy của chồng mình. Tôi bàng hoàng nghe họ báo anh bị tai nạn. Lúc tôi lao đến bệnh viện thì anh đã được đẩy vào phòng cấp cứu.
Và anh hôn mê từ hôm ấy cho đến nay đã hơn một tuần rồi. Không biết anh có trở về với vợ con được hay không? Lúc này đứng giữa ranh giới sắp mất đi anh, tôi ân hận vì những gì mình đã cư xử với chồng. Hóa ra sáng đó chồng tôi lang thang đi tìm việc thì gặp nạn. Cũng bởi tâm trạng anh không tốt nên không chú ý trước sau.
Hình ảnh tờ 10 nghìn rơi trên đất cứ mãi ám ảnh tôi không yên. Giá kể tôi tử tế với anh hơn thì cho dù có thế nào cũng cảm thấy nhẹ lòng một chút. Tôi phải làm thế nào bây giờ?
(Xin giấu tên)
Để lại cho cô vợ "ăn bám" 100 nghìn rồi đi công tác 5 ngày, khi trở về chồng choáng váng với cách xử lý của cô
Quyết báo anh sẽ vắng nhà 5 ngày rồi cúp máy. Linh ngẩn ngơ nhìn trong ví còn lại đúng 100 nghìn đồng, tự hỏi 5 ngày tới mẹ con cô sẽ sống thế nào.
Trong cuộc sống không thể tránh được những khó khăn, biến cố ập đến bất ngờ. Tuy nhiên nếu đã là vợ chồng, lựa chọn đi bên nhau thì phải giúp đỡ, bảo bọc và che chở cho đối phương trong những thời điểm như vậy.
Vợ mất việc, chồng hoạnh họe đủ điều
Linh (31 tuổi) chia sẻ cô và Quyết kết hôn được 4 năm nay, đã có với nhau một bé gái đầu lòng gần 3 tuổi. Cuộc sống hôn nhân của cô khá êm đềm, thu nhập tạm ổn, con gái ngoan ngoãn, khỏe mạnh, vợ chồng không có xích mích gì lớn.
"Giữa lúc mọi thứ đang tốt đẹp thì tôi bị mất việc do tình hình dịch bệnh. Con gái cũng không thể gửi trẻ, tôi đành ở nhà trông con và làm nội trợ. Mọi thứ trong nhà trông vào một mình chồng tôi. Cũng từ khi ấy thái độ của anh với vợ thay đổi rõ rệt", Linh kể.
Linh chia sẻ trước nay cô chưa bao giờ có suy nghĩ dựa dẫm vào chồng. Thất nghiệp là điều cô không thể lường trước cũng chẳng mong muốn. Do đặc trưng ngành nghề, cô có muốn xin đi làm lại trong tình hình này cũng rất khó. Quyết thừa hiểu điều ấy nhưng vẫn thường xuyên trút bực bội, bất mãn lên vợ khi bỗng dưng phải nuôi vợ con.
Ảnh minh họa
Không đổ lỗi cho ai được, Quyết quay ra than vãn bố mẹ Linh chẳng giúp gì con gái. "Mấy người đồng nghiệp ở công ty anh, vợ cũng ở nhà trông con nhưng ông bà ngoại tháng nào cũng gửi cho vài triệu đỡ đần. Con gái không đi làm ở nhà ăn bám chồng, họ cũng thấy ái ngại ấy mà...", thi thoảng Quyết lại bâng quơ nói như vậy.
Có lần Linh nghe được chồng kể xấu vợ với một người bạn: "Chán lắm... Lấy vợ để có người cùng gánh vác, vậy mà giờ một mình gồng gánh tất cả. Số tao đúng là khổ trăm bề. Nghe nói cái Hân bây giờ làm ăn khấm khá lắm, giá kể khi trước tao mà lấy nó thì có phải sung sướng không...". Hân là tên người yêu cũ của Quyết.
Vì Quyết là người nộp tiền nhà, trả hóa đơn điện nước, nói chung là những khoản cố định hàng tháng nên anh chỉ đưa cho vợ mỗi lần 200 nghìn tiền chợ, hết mới đưa thêm. Vỏn vẹn chỉ có 200 nghìn nhưng sau 2 ngày mà Linh xin thêm thì lập tức bị chồng mỉa mai: "Em tiêu kiểu gì như ăn giấy thế?". Hai vợ chồng và một đứa con nhỏ, chi tiêu ăn uống 100 nghìn/ngày, đối với Quyết vẫn là tiêu hoang.
"Cay đắng và ấm ức lắm nhưng tôi chẳng biết làm thế nào cả. Lúc vẫn đi làm ra tiền thì mọi thứ êm ấm hòa thuận, vừa mới thất nghiệp ở nhà đã ngột ngạt không thở nổi...", Linh nói.
100 nghìn và bước ngoặt khiến người vợ hạ quyết tâm
Tối đó Linh chờ mãi không thấy chồng về mới gọi điện thì giật mình biết Quyết đã đi công tác. Quyết báo anh sẽ vắng nhà 5 ngày rồi cúp máy. Linh ngẩn ngơ nhìn trong ví còn lại đúng 100 nghìn đồng, tự hỏi 5 ngày tới mẹ con cô sẽ sống thế nào.
"Tôi nhắn tin nhờ chồng chuyển tiền chợ vào thẻ ATM cho mình nhưng không nhận được hồi âm. Gọi điện thì bị chồng gắt gỏng, bảo rằng đừng làm phiền anh ta bởi chuyện nhỏ đó, có vài trăm nghìn mà tôi không tự xoay sở được thì còn làm nên trò trống gì!", Linh cho hay.
Ảnh minh họa
Tới lúc đó cô mới biết Quyết cố tình không gửi tiền cho vợ. Chẳng rõ mục đích của anh là gì, muốn thể hiện sự bất mãn với cô vợ "ăn bám" hay đang thử tài xoay xở của Linh. Đúng là mấy trăm nghìn Linh có thể vay mượn được nhưng Quyết có tiền trong tài khoản mà để vợ chạy vạy chút tiền đi chợ, vậy thì cũng quá chua xót!
5 ngày sau Quyết đi công tác về, mở cửa vào anh choáng váng phát hiện nhà cửa trống không, Linh và con đã bỏ đi.
"Tôi đưa con về quê với bố mẹ. Chắc có lần chồng gọi điện cho bố mẹ vợ bóng gió ám chỉ gì đó, khi thấy con gái và cháu ngoại về thì mẹ nắm tay tôi bảo rằng khó khăn cứ về nhà, không phải lo lắng gì cả...", Linh tâm sự.
Cô chia sẻ sau đó Quyết nhiều lần gọi vợ đưa con lên thành phố nhưng Linh không đồng ý. Đến việc về đón con lên anh cũng không làm được thì thiết nghĩ Linh vẫn chưa thể bỏ qua cho chồng. "Chuyện hôn nhân tôi gác lại sang một bên, trước mắt và quan trọng nhất là phải tìm hướng đi công việc cho bản thân, chăm lo tốt cho con và cha mẹ", người phụ nữ này nói.
Bụng đang đói cồn cào mà nhìn hành động quá đáng của vợ, tôi uất hận đến cạn lời Nhìn bát mì đổ trên nền nhà, lại nhìn ánh mắt giận dữ của vợ mà tôi căm tức. Ngày còn yêu nhau, tôi có công việc tốt, thu nhập cao và hai chúng tôi đã góp tiền mua được căn nhà khá đẹp. Thế nhưng sau khi lấy vợ thì chuyện làm ăn của tôi đi xuống, còn công việc của cô...