Sáng cuối tuần chồng ngủ dậy chỉ thấy gói xôi rẻ tiền vợ để phần liền tức tối ném thẳng rồi nhận về cái kết “xứng đáng”
Vân bắt tay ngay vào dọn dẹp đồ đạc của 2 mẹ con rồi xách hành lý ra khỏi nhà, khoảng hơn 1 tiếng sau thì quay về đưa cho Chiến lá đơn ly hôn đã ký sẵn. Chiến sốc nặng, lúc này mới cuống quýt xuống nước làm lành nhưng Vân chỉ lắc đầu.
Trách nhiệm trong hôn nhân của mỗi người sẽ bao gồm tất cả tình cảm, thời gian và cả vật chất mà bạn phải đóng góp cho gia đình. Có như vậy con cái mới được lớn lên trong điều kiện tốt, tương lai gia đình được đảm bảo và hôn nhân mới hạnh phúc thực sự.
Vân (32 tuổi) tâm sự cô và Chiến kết hôn được 5 năm và đã có với nhau một bé trai. “Ai nhìn vào cũng nói gia đình tôi yên ấm, chồng tôi là người đàn ông tốt nhưng có ở trong mới biết những gánh nặng, tủi thân và ấm ức mà tôi phải chịu”, người phụ nữ này kể.
Vân bảo nếu không có chuyện gói xôi sáng cuối tuần đó thì không biết cô sẽ tiếp tục chịu đựng mọi thứ đến bao giờ. Chuyện là cuối tuần được nghỉ làm nên Chiến dậy muộn hơn mọi khi. Thời điểm anh dậy thì Vân và con trai đã ra ngoài, thấy vợ phần chồng nắm xôi vừng ăn sáng mà Chiến bất mãn vô cùng.
Chiến cứ nghĩ cuối tuần rảnh rỗi Vân sẽ vào bếp nấu bữa sáng đổi món cho cả nhà, nếu không cũng mua gì ngon ngon cho chồng vì cả tuần nay anh phải ăn xôi rồi. Ai ngờ Vân không biết điều, có người vợ nào như Vân, lười biếng và thiếu khéo léo tới mức để chồng ăn xôi cả tuần?
Ảnh minh họa
Lát sau Vân về, Chiến tức tối cầm gói xôi ném thẳng vào người vợ rồi lớn tiếng trách mắng: “Tôi chưa bao giờ đòi hỏi gì nhiều ở cô, chẳng cần cô phải thế này thế kia như vợ người ta. Cả tuần ăn xôi tôi đã nhịn không nói gì, cuối tuần vẫn chưa chịu thay đổi! Điều cơ bản nhất của 1 người vợ là nấu ăn cho chồng mà cô cũng không làm được, vậy thì đừng làm nữa!”.
Vân nói: “Nhìn gói xôi rơi vãi tung tóe dưới nền nhà, tôi bỗng chốc cảm thấy chán nản cùng cực. Dường như những gì tôi gồng gánh và chịu đựng bao lâu nay đều trở nên vô nghĩa và không cần thiết nữa…”.
“Được, vậy chúng ta ly hôn đi, tôi cũng không muốn làm vợ anh nữa”, Vân nhẹ bẫng buông một câu khiến Chiến tái mặt. Anh nói vậy để vợ thay đổi chứ Chiến không hề muốn ly hôn thật. Vậy mà Vân bắt tay ngay vào dọn dẹp đồ đạc của 2 mẹ con, xách đồ ra khỏi nhà, khoảng hơn 1 tiếng sau thì quay về đưa cho Chiến lá đơn ly hôn đã ký sẵn. Chiến sốc nặng, lúc này mới cuống quýt xuống nước làm lành nhưng Vân chỉ lắc đầu.
Vân và Chiến yêu nhau gần 1 năm thì tiến đến hôn nhân. Chiến là công nhân viên chức nhà nước, cả lương và phụ cấp tổng cộng 5,5 triệu/tháng, Vân làm ngoài lương thưởng khoảng 15 triệu/tháng. Chiến ngày đi làm, tối về ăn cơm bố mẹ nuôi, anh chẳng có nhu cầu giao lưu, giải trí gì nhiều nên từng ấy tiền vẫn đủ chi tiêu. Thấy anh hiền lành, không vướng vào tệ nạn xấu nên Vân gật đầu làm đám cưới, cô tự nhủ tiền có thể làm ra được, chỉ cần hai vợ chồng cố gắng.
Video đang HOT
Về chung sống Vân mới nhận ra Chiến là người đàn ông không có chí tiến thủ và lười biếng đã ăn sâu vào bản chất. Với mức lương ấy, Chiến tự lo cho bản thân còn khó, khi trước nhờ vào bố mẹ, lấy vợ xong thì ỷ lại vào vợ. Hết giờ làm Chiến đi chơi tennis, đánh cầu lông, làm vài cốc bia với đồng nghiệp rồi về nhà nghỉ ngơi. Hàng tháng anh giữ lại 3 triệu tiêu vặt, còn lại đưa cho vợ lo cho gia đình. Tính ra chẳng khác gì một mình Vân nuôi cả chồng cả con, chưa nói vợ chồng cô đã ở riêng nên còn trả tiền nhà và đủ khoản chi phí phát sinh.
Ảnh minh họa
“Nhiều lúc chán nản nhưng nghĩ đến con tôi lại đành gắng gượng để con có gia đình đủ đầy. Nhưng hơn 1 năm trở lại đây, do dịch bệnh mà lương tôi giảm xuống còn 10 triệu và chồng thì vẫn không chịu làm thêm để tăng thu nhập. Thậm chí tôi mang việc thủ công về nhà làm thì cũng một mình tôi làm đến nửa đêm, chồng thản nhiên ăn no ngủ kỹ, mặc kệ vợ. Hàng ngày anh ấy chờ đến bữa vợ dọn cơm, hàng tháng chờ cơ quan phát lương, không cần quan tâm tới bất cứ điều gì”, Vân ấm ức chia sẻ.
Vân thường mua xôi ăn sáng vì xôi rẻ, no lâu nên tiết kiệm chi phí. Cô bận tối mặt việc công ty, việc làm thêm rồi chăm con, thật sự không có thời gian nấu nướng. Sáng ấy Vân dậy sớm đưa con sang gửi ông bà ngoại để về nhà làm thêm chứ nào được rảnh rỗi. Hành động ném gói xôi vào người vợ của Chiến đã khiến sợi dây nhẫn nhịn trong Vẫn phút chốc đứt lìa.
Cô nhận ra cô không thể sống thế này cả đời, con trai cô cũng không thể lấy người bố thế này làm tấm gương noi theo được. “Một người chồng có sức khỏe, có đầu óc mà chẳng thể tự nuôi nổi mình, chưa nói gì tới nuôi con. Người chồng như vậy thiết nghĩ bỏ ngay cho nhẹ gánh, bởi để giữ được cái danh gia đình đủ đầy thì người vợ sẽ phải trả cái giá đắt lắm”, người phụ nữ này bày tỏ quan điểm.
Em chồng ở nhờ không góp tiền cũng chẳng góp sức lại đòi ăn sang, tôi phũ phàng tuyên bố 1 điều khiến "bà cô" cuốn gói đi thẳng
Em chồng ở ké 1 phòng tôi cũng đồng ý. Nhưng con bé không chịu làm gì, cũng chẳng đóng góp đồng nào thì tôi không thể chấp nhận được.
Cách đây 3 tháng, mẹ chồng gọi điện bảo chúng tôi cuối tuần về có việc hệ trọng liên quan tới cô em chồng. Tôi chắc mẩm cô ấy ra trường, có lẽ muốn cưới. Thế nên tôi cũng chẳng dám chậm trễ. Ngay chiều thứ 6 làm xong, 2 vợ chồng đón con rồi đánh xe về quê tức thì.
Hóa ra, mọi chuyện chẳng như tôi nghĩ. Cô em chồng đã học xong. Và hiện giờ cô ấy muốn lên thành phố học nghề phum xăm thẩm mỹ. Xưa nay nó học ở quê nhưng giờ nằng nặc muốn ra phố. Mẹ chồng thì hay lo. Và bà gọi ngay vợ chồng tôi về đón em lên để dễ bề chăm sóc, dạy bảo cô ấy. Tôi khá sốc. Còn chồng tôi có vẻ biết trước, chỉ hỏi thêm 1 số thông tin.
Rơi vào tình huống này đương nhiên tôi cũng khó xử. Em chồng chỉ lên học cỡ 6 tháng tới 1 năm mà không cho ở thì không được. Nhưng nếu ở thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tình cảm chị dâu - em chồng lại toang thì sao? Chưa kể chi phí ăn ở, sinh hoạt tính thế nào?
Tôi cố câu giờ bằng 1 loạt câu hỏi khác, nhưng sau cùng vẫn phải đưa ra quyết định. Tôi nhìn thẳng vào ánh mắt đang mong chờ của mẹ chồng, đành chịu thiệt về mình và rành rọt bảo:
- Vâng, nhà con cũng còn 1 phòng của bé Tít. Tuy đang để rất nhiều đồ đạc của bé, song dọn dẹp lại thì cũng ở tạm, không vấn đề. Chúng con cũng chẳng giàu có gì, nên mong là cô không chê chúng con ăn uống đạm bạc.
Và vợ chồng con cũng không lấy tiền ăn uống, điện nước gì của cô hết. Nhưng con cũng mong cô ấy rảnh rỗi thì chịu khó đỡ đần vợ chồng con chuyện cơm nước, nhà cửa, trông cháu nữa mẹ ạ.
- Ôi giời, chuyện nhỏ con dâu ơi. Đã lên đó thì phải phụ anh chị chứ. Các con cứ mặc sức dạy bảo em nó. Mới ra trường nên còn lơ ngơ lắm, nó chả biết làm gì đâu. Hai đứa dạy lại càng tốt, ít nữa mẹ gả nó đi đỡ phải lo lắng.
Lại thêm cô em chồng cũng cười ngọt xớt, bảo tôi:
- Chị dâu yên tâm. Em ra đó tuy là học nghề song cũng có tiền. Dù không nhiều nhưng em cũng sẽ góp thêm vào với anh chị, chứ ai lại ăn không mà. Em hơi vụng nhưng được cái chăm chỉ và biết điều...
(Ảnh minh họa)
Và từ đó tới giờ, tôi chung sống với em chồng. Tuy nhiên, cuộc hội thoại tối hôm đó tôi nhớ như in, còn em chồng hình như quên hẳn. Mà tôi còn nghi ngờ đó là nhân cách khác của con bé nói chứ chả phải nó nói.
Cụ thể, em chồng tới nhà tôi thì như 1 con người khác vậy. Trước kia cũng ngoan ngoãn nhưng ra thủ đô gặp bạn bè ăn chơi nó cũng đú đởn theo. Cái chuyện nó ăn mặc, tóc tai tôi không nói đi. Vì dù sao nó cũng làm về lĩnh vực làm đẹp. Nó xấu thì ai tin tưởng? Song nó lười và vô trách nhiệm là điều tôi bức xúc vô cùng.
Sáng, tôi phần đồ ăn, đi làm trước. Nó dậy ăn sạch nhưng chẳng rửa bát. Tối, tôi lại tự nấu cơm còn nó đi chơi tới 7h hơn, đúng bữa thì về. Ăn xong lại cười thảo mai:
- Anh chị ơi, em đau bụng quá. Hôm nay anh chị rửa bát hộ em nhá.
Nhưng không phải 1 lần. Bữa nào nó cũng kiếm ra cái cớ để đùn đẩy, trốn tránh đến mức chồng tôi còn phải quát. Nó vẫn chẳng sợ.
Và cái phòng của con trai tôi vốn xinh xắn là thế. Ở được 3 tháng vì lười dọn dẹp, vệ sinh, các góc tường mốc meo cả lên. Tôi vừa phát hiện ra hôm cuối tuần vừa rồi mà tức và xót của.
Tuy nhiên, đỉnh điểm là việc em chồng không góp được đồng nào mà đòi ăn sang. Tôi nấu mâm cơm bình thường như 2 vợ chồng vẫn ăn mà nó chê đạm bạc. Rồi nó bảo với mẹ là tôi cố tình làm thế để hất nó đi. Đã tốn thêm tiền mua thực phẩm lại bị mắng oan. Tôi giận vô cùng. Vụ đó nếu không phải chồng tôi bắt nó xin lỗi có lẽ tôi tống cổ nó ra ngoài rồi.
Và tối hôm kia, nó lại bĩu môi xong lầm bầm trong miệng chê mâm cơm cá kho, rau luộc, trứng rán và cà muối của tôi là "nhà quê, giàu mà ki kiệt". Khi tôi tức quá, hỏi lại thì nó bảo:
- Hôm nào chị mua mực, mua tôm, mua bề bề đi. Rẻ mà. Hoặc cả tháng cũng phải cho cả nhà ăn bữa cua, bữa ghẹ chứ. Toàn món nhà quê y mẹ nấu thế này... Em chẳng cả buồn chụp đăng story Facebook.
Tôi giận quá, mặc chồng giữ tay, đứng dậy chỉ mặt và phũ phàng tuyên bố:
- 3 tháng qua chị chịu cũng đủ rồi. Thôi giờ nói thẳng nhé, chứ nhắc nhở nhẹ nhàng hay bóng gió mãi cũng không ăn thua. Từ ngày mai, tiền phòng chị lấy rẻ 2 triệu. Em cầm 2 triệu ra thuê ngoài chả nổi căn tử tế đâu.
Tiền ăn thì mỗi tháng anh chị tốn cỡ 6-8 triệu dù đã nhận đồ tiếp tế bố mẹ 2 bên gửi lên. Chị tính rẻ em 2 triệu. Và ăn như hôm nay. Còn nếu em muốn ăn hải sản, ăn bữa nào mình chia tiền bữa đó. Riêng điện, nước, mạng, phí dịch vụ anh chị trả thay. Cũng người nhà mà. Em ok không?
Chị nghĩ mình cứ sòng phẳng lại dễ sống hơn. Em đi làm cũng có tiền mà. Thấy em mua sắm áo quần, mỹ phẩm toàn hàng hiệu đắt đỏ chứ đâu.
- Em...
- Chị... Chị không làm đúng những gì chị đã nói với cả nhà! Chị bảo không thu tiền mà 3 tháng sau đã lật mặt!
- Thế ai là người lật kèo trước hả em? Em bảo phụ chị mà em làm được gì? Tóm lại 4 triệu để sống được ở chung cư, cơm nước đầy đủ là quá nhẹ nhàng rồi đó.
Không rõ có phải vẻ mặt tôi quá căng thẳng không mà cả chồng và em chồng cũng phải im re. Nhưng ngay hôm sau, cô ấy dọn đồ ra khỏi nhà. Nó bảo sống cùng bạn nó. Còn tôi lại phát hiện em chồng ở cùng bạn trai. Tôi hơi hoang mang, liệu có khi nào xảy ra vấn đề gì thì lỗi lại tại mình hết không? Nhưng việc thu 4 triệu 1 tháng thì cũng đâu có gì quá đáng khi tôi bỗng dưng phải hầu thêm "bà cô bên chồng"?
Mẹ vợ vứt hết đồ, ném ảnh người yêu cũ vào mặt tôi Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nhưng nhờ ý chí vươn lên, tôi đã tốt nghiệp đại học và hiện đang làm phóng viên ở một Đài truyền hình. Đội trưởng của nhóm tôi là một người phụ nữ khó tính, không được giỏi như tôi mong đợi. Một hôm cuối tuần cả đội rủ nhau đi uống...