Sáng bị nựng nịu nhiều, đêm ngủ không yên?
Con tôi 9 tháng tuổi, ít bệnh tật nhưng có vấn đề là ban đêm bé hay bứt rứt, ngủ không ngon, trong khi tôi thấy các bé khác tuổi này đêm đã thẳng giấc…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Hoàng Vinh (nam, 38 tuổi, Nhà Bè, TP HCM), hỏi: Cháu thứ 2 của tôi được tập cho ngủ đêm dài từ hồi 2 tháng, và bé cũng đã quen, đêm cũng ngủ được giấc dài cỡ 9 tiếng. Nhưng nhiều lần tôi quan sát thấy bé ngủ mà rất hay bứt rứt, trở mình nhiều, thỉnh thoảng khóc vài tiếng, có khi chập chờn, lúc bắt đầu đi ngủ thì bé cũng lăn lộn một hồi mới ngủ sâu. Trong khi đó, bé đầu lòng của tôi khi còn nhỏ và cả mấy đứa cháu không ai như thế. Con tôi sống trong đại gia đình, được chăm sóc rất chu đáo, chưa phải đi nhà trẻ và ít bệnh tật, nhưng việc bé ngủ không yên liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển? Vì sao bé bị như vậy?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Đúng là việc con bạn khó ngủ, ngủ không yên giấc rất đáng quan tâm và nên tìm hướng giải quyết. Giấc ngủ ngon, sâu ban đêm rất quan trọng cho sự phát triển thể chất, tinh thần của bé.
Lý do thứ nhất có thể là thiếu canxi. Hãy bảo đảm bé được bú đủ sữa (sữa mẹ là tốt nhất, nếu mẹ mất sữa thì thay bằng sữa bột), khẩu phần ăn dặm đa dạng các món, trong cháo hoặc bột phải thêm vào thịt, cá, rau… xay nhuyễn, dầu ăn. Nên chú ý bổ sung các món giàu canxi như cá biển và các loại hải sản.
Nếu khó ngủ, ngủ không yên, chập chời do thiếu canxi, bé sẽ có thêm các triệu chứng như hay quấy khóc trong giấc đêm, dễ ọc sữa, són phân… Nếu bé được ăn uống đầy đủ mà vẫn có các biểu hiện này, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm.
Lý do thứ hai có thể là do hệ thần kinh trung ương chưa hài hòa. Việc tự điều chỉnh có thể khác nhau ở từng trẻ và nhiều khi cần cha mẹ giúp đỡ. Trẻ em tuổi này có thể ngủ đến 18-20 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên để bé ngủ đêm sâu, bạn nên để bé thức vào những giờ nhất định buổi sáng, chiều, cố gắng ngủ đúng giờ nhất là giấc đêm để ổn định nhịp sinh học.
Video đang HOT
Giờ bé thức thì nên bật đèn, tương tác với bé. Lúc bé ngủ thì phải tắt hết đèn, giữ không gian yên lặng trong phòng của bé. Nên hát ru bé ngủ vì lời ru làm êm dịu thần kinh bé và có thể khắc phục rất hiệu quả việc khó ngủ. Bạn sống trong gia đình đông người, vậy hãy xem coi có khi nào giờ bé ngủ người lớn vẫn còn sinh hoạt to tiếng, để đèn sáng khu vực bé ngủ hay lui tới nôi bé quá thường xuyên không? Nếu có, nên khắc phục.
Việc sống trong gia đình đông người còn có thể dẫn đến tình huống mọi người vì quá yêu thương nên nựng nịu, ôm ấp, hôn hít bé quá nhiều vào buổi sáng. Cũng như người lớn sau một ngày phải gặp quá nhiều đối tác, bạn bè, bé sẽ bị mệt. Và vì mệt nên bé ngủ không ngon. Nếu có tình trạng này, hãy lưu ý để bé có thêm khoảng không yên tĩnh và không bị ánh sáng hay tiếng ồn làm phiền kể cả trong giấc đêm lẫn các giấc trưa, giấc xế.
Anh Thư thực hiện
Theo nld.com.vn
Khi nào thì nên đi bệnh viện nếu trẻ sốt và 4 điều bố mẹ cần lưu ý?
Trẻ bị sốt là tình trạng không thể tránh khỏi trong quá trình chăm sóc con cái. Bố mẹ thường rất lo lắng khi con sốt. Tuy nhiên, ít ai biết khi nào mới cần đưa trẻ đến bệnh viện và biện pháp sơ cứu tại nhà ra sao? Bố mẹ hãy nắm vững 4 trọng điểm sau để xử lý kịp thời nhé.
Trọng điểm thứ nhất: Làm sao "giới định" thân nhiệt khi trẻ bị sốt?
Đầu tiên bạn cần hiểu, hiện tượng sốt cũng giống như ho ở con người, đó chỉ là một trong những triệu chứng bệnh chứ không phải là một loại bệnh cụ thể. Sốt có thể do một chứng viêm nào đó trong cơ thể con người gây ra.
Thân nhiệt bình thường của người trưởng thành thông thường được duy trì ở mức 9799 (36.137.2), trong khi đó ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cao hơn một chút, nằm ở khoảng 97.9100.4 (36.638), về mặt lâm sàng thường cho rằng khi thân nhiệt vượt quá 100.4 (38) thì thuộc về tình trạng bị sốt.
Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý, khi nhiệt độ cơ thể trẻ nằm ở mức quá cao, tức là từ 105.8F (41) trở lên sẽ dẫn đến đến nguy cơ rơi vào hôn mê.
Trọng điểm thứ hai: Làm sao để đo thân nhiệt của trẻ một cách chuẩn xác nhất?
Có khá nhiều cách để đo thân nhiệt cho trẻ và dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở vùng hậu môn là cách đơn giản và chính xác nhất đối với trẻ dưới 4 tuổi, đặc biệt cực kỳ hiệu quả ở trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ có thể đặt nhiệt kế ở giữa khe mông của trẻ, dùng tay bóp cho hai bên mông trẻ kẹp chặt vào nhiệt kế để đo thân nhiệt.
Còn đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dùng cách đo thân nhiệt bằng cách cho trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng là phù hợp nhất. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi khác hoặc khi trẻ quấy khóc không hợp tác thì bố mẹ có thể đo thân nhiệt cho trẻ bằng cách để nhiệt cho trẻ kẹp vào trong nách. Thông thường những cách này sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 (0.5) so với đo thân nhiệt ở hậu môn.
Trọng điểm thứ ba: Lúc nào thì phải đưa trẻ đến bệnh viện?
Xử lý khi trẻ bị sốt còn đòi hỏi bạn phải dựa vào độ tuổi của trẻ. Thông thường trẻ dưới 3 tháng tuổi chỉ cần thân nhiệt lên cao từ 100.4 (38) trở lên thì bạn nên lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thì bố mẹ nên quan sát tình trạng khi sốt của trẻ. Ví dụ khi trẻ đã hạ sốt, tinh thần tỉnh táo, biết cười, chơi đùa và uống được nước hoặc muốn ăn, không khóc quấy v.v... thì bạn có thể tiếp tục chờ đến buổi tối và theo dõi thân nhiệt tiếp. Sang ngày hôm sau có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi đã được tiêm phòng đầy đủ và sức đề kháng tốt hơn thì khi trẻ bị sốt, bố mẹ cũng có thể quan sát tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy v.v... thì có thể đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, uống thuốc. Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và bạn có thể hạ sốt nhanh chóng, không tái lại thì không cần đến bác sĩ, chỉ cần theo dõi trẻ thêm vài ngày cho đến khỉ trẻ khỏe mạnh hẳn.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu tình trạng sốt của trẻ tái đi tái lại trong 5 ngày thì nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt nếu trẻ có thêm triệu chứng đau đầu dữ dội hay căng cứng cổ thì phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức, vì rất có thể trẻ có nguy cơ bị viêm màng não.
Trọng điểm thứ tư: Làm sao để giảm bớt khó chịu khi trẻ bị sốt?
Khi bị sốt, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu dù là sốt ở nhiệt độ nào. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý vài biện pháp sau đây để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Khi sốt, trẻ dễ bị mất nước, vì vậy bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước để điều tiết thân nhiệt tốt hơn, hỗ trợ quá trình hạ sốt cho trẻ.
- Hãy giảm các hoạt động không cần thiết khi trẻ bị sốt, dỗ dành trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Khi thân nhiệt của trẻ nằm dưới 101(38.3), bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc khăn lạnh giúp trẻ hạ sốt tạm thời. Nhưng nhớ vẫn phải theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nếu cần thiết.
- Ghi chép lại thân nhiệt của trẻ trong mỗi lần trẻ bị sốt cũng như suốt quá trình thân nhiệt trẻ thay đổi. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ thăm khám và điều trị.
Thiên Khuê
Theo Tri thức trẻ
Nhận biết bệnh Herpes - mụn rộp sinh dục thông qua những triệu chứng cơ bản Theo ước tính, có đến 60-70% dân số toàn cầu mắc bệnh Herpes. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó không biết điều này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Mỹ, phần lớn những ca mắc bệnh Herpes - mụn rộp sinh dục - đều không có dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể. Do đó, việc...