Sáng 9/8, TP.HCM thêm 2.349 ca COVID-19, tăng 453 ca so với sáng qua
Sáng 9/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thành phố ghi nhận thêm 2.349 người mắc COVID-19 mới, tăng 453 ca so với sáng qua.
Theo HCDC, tính từ 18h30 ngày 8/8 đến 6h ngày 9/8, thành phố ghi nhận 2.349 ca COVID-19 mới được Bộ Y tế công bố, tăng 453 so với sáng 8/8.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/4 đến nay, thành phố có hơn 124.000 người mắc COVID-19.
Thành phố đang nỗ lực từng ngày để kéo giảm số ca nhiễm mới, nâng cao năng lực điều trị cho người bệnh. Cùng với sự chung tay của cộng đồng thông qua các mô hình tự quản đã giúp các vùng xanh không có dịch dần được mở rộng.
Để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, người dân hãy tiếp tục chung sức với thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, thông điệp 5K, thực hiện tốt chỉ đạo “ai ở đâu, ở yên đấy” và tham gia tiêm chủng vaccine COVID-19 khi đến lượt.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại doanh nghiệp.
HCDC cho biết, hiện nay, nhiều quận, huyện và TP Thủ Đức đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài. Đây là nhiệm vụ của thành phố theo quan điểm “không ai bị bỏ lại phía sau” và với tinh thần đoàn kết quốc tế, không phân biệt quốc gia dân tộc, cùng chia sẻ trước thách thức chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19.
Mới đây, Sở Công Thương TP.HCM cho biết đã phối hợp với một đơn vị để khai trương mô hình “siêu thị di động kiểu mới”. Theo đó, mô hình này sẽ bày bán hơn trăm mặt hàng nhu yếu phẩm như thịt, trứng, rau củ, … với giá tốt ngay trên xe buýt.
Video đang HOT
Ngoài ra, chương trình có 1.000 phần quà gửi đến những hộ gia đình khó khăn. Mô hình này dự kiến kéo dài trong 2 tháng và sẽ tăng quy mô lên 3 – 4 chiếc xe buýt, phục vụ tại quận, huyện vùng ven, mỗi xe bán tại 1-2 điểm.
Ngày 8/8, Thành đoàn, Hội đồng Đội TP.HCM đã tổ chức ngày hoạt động cao điểm “Vì đàn em thân yêu” với nhiều hoạt động thiết thực dành cho các em thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Ban tổ chức đã trao tặng tổng cộng 78.500 phần quà thiết yếu, 6 tủ sách và nhiều phần đồ chơi cho các em thiếu nhi của tất cả các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Mở rộng đối tượng trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19
Thông tin từ Bộ Y tế sáng 9/7 cho biết: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Quyết định số 3355/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 năm 2021-2022.
Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vaccine. Đây là căn cứ để các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại điểm tiêm Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (Cần Thơ). Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 8/7/2021 và thay thế các quyết định số 14671467/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 và Quyết định số 1464/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Trong kế hoạch nêu rõ: Vaccine phòng COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine COVID-19.
Theo Bộ Y tế, để đạt mục tiêu này và trong bối cảnh vaccine về Việt Nam với số lượng lớn trong thời gian tới, chúng ta cần tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và nhiều bộ, ngành.
Chiến dịch tiêm chủng này phải được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc, bao gồm cả các đơn vị y tế công lập và tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế.
Chiến dịch sẽ được triển khai từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022, tại cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện tại tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và lưu động). Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine COVID-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vaccine; đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Có 6 nguyên tắc triển khai được đặt ra, trong đó, chiến dịch triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; chiến dịch sử dụng đồng thời các loại vaccine đủ điều kiện từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của vaccine cho người dân; đảm bảo tiêm hết số lượng vaccine trước khi hết hạn để tránh lãng phí.
Huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia chiến dịch tiêm chủng, huy động tối đa các lực lượng gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công an, quân đội, tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể...
Trong kế hoạch này, Bộ Y tế nêu rõ: Đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.
Cụ thể gồm 16 nhóm đối tượng, trong đó có cán bộ y tế; người tham gia công tác phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm việc ở khu cách ly, điều tra dịch tễ...).
Lực lượng công an; quân đội; cán bộ ngoại giao, giáo viên, học sinh, sinh viên, cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, người cung cấp dịch vụ thiết yếu ( hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước)...
Người mắc bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi; người sinh sống ở vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách, người bán hàng ăn, buôn bán ở chợ, xây dựng, lao động tự do; người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài...
Các chức sắc, chức việc các tôn giáo, người lao động tự do và các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vaccine cho Bộ Y tế...
Phạm vi triển khai của chiến dịch là trên quy mô toàn quốc, trong đó ưu tiên cho 4 nhóm tỉnh, thành phố gồm: Các tỉnh, thành đang có dịch, trong đó ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch. Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ. Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư. Các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
Bộ Y tế sẽ phân bổ vaccine theo từng đợt cung ứng vaccine theo thứ tự ưu tiên cà được công khai trên cổng thông tin của chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.
Kế hoạch cũng quy định rõ việc bảo quản vaccine như thế nào tương ứng với từng điều kiện về nhiệt độ bảo quản, đơn vị nào vận chuyển...Theo đó, quy định rõ thời gian vận chuyển vaccine đến điểm tiêm chủng không quá 3 ngày sau khi có giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine; kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển tại tất cả tuyến theo từng khoảng thời gian khác nhau với các loại vaccine có điều kiện bảo quản khác nhau.
Bộ Y tế quy định vaccine được bảo quản ở nhiệt độ âm, âm sâu hoặc có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C như Pfizer, Moderna hay Janseen. Nếu vaccine đã bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C tới 8 độ C sẽ không bảo quản trở lại ở nhiệt độ âm.
Còn với vaccine bảo quản ở nhiệt độ -25 độ C đến -15 độ C như vaccine Sputnik V dạng đông lạnh, sau khi rã đông, vaccine không dùng hết phải hủy bỏ theo quy định.
Cả nước có 8 kho bảo quản vaccine tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và 7 Quân khu (trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và 8 địa phương khác bảo quản vaccine tại kho của Quân khu 7).
Bộ Y tế nêu rõ việc tổ chức tiêm chủng (ngoài hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có có thể bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm chủng theo giờ đảm bảo giãn cách...). Các sở điều trị sẽ tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Kế hoạch này cũng lưu ý các bệnh viện trung ương, tỉnh thành phố, bệnh viện và trung tâm y tế cập huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm, đặc biệt là ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng.
Các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố cũng phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực (tối thiểu 5 giường/bệnh viện) để sẵn sàng xử trí các trường hợp tai biến nặng sau tiêm...
Ca mắc COVID-19 di chuyển liên tỉnh, tiếp xúc nhiều người, Phú Yên quyết liệt ứng phó Sáng 24/6, Bộ Y tế thông tin tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 1 ca COVID-19 tại cộng đồng (BN 13960). Bệnh nhân là chủ quán cơm, đã đi từ Phú Yên đến Khánh Hòa bằng xe gia đình vào ngày 22/6. Tỉnh Phú Yên họp khẩn trong đêm triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19. Liên quan đến ca bệnh nêu trên,...