Sáng 30/10: Chỉ còn 434 ca COVID-19 phải thở máy, ECMO; 63 địa phương đã đánh giá, công bố cấp độ dịch
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 60 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.966 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi 816.132 ca mắc COVID-19, trong số các trường hợp đang điều trị hiện chỉ có 434 ca phải thở máy, can thiệp ECMO; 63 địa phương đã đánh giá, công bố cấp độ dịch; ngày 31/10 Bình Dương tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 910.376 ca mắc COVID-19, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.243 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 905.558 ca, trong đó có 813.315 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (430.059), Bình Dương (231.721), Đồng Nai (64.412), Long An (34.632), Tiền Giang (16.199).
Đến nay cả nước chỉ còn 434 ca COVID-19 phải thở máy, ECMO
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 29/10 là 2.169 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 816.132
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.990 ca, trong đó:
- Thở ôxy qua mặt nạ: 1.969
- Thở ôxy dòng cao HFNC: 587
- Thở máy không xâm lấn: 103
- Thở máy xâm lấn: 312
- ECMO: 19
Số bệnh nhân tử vong:
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 60 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.966 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 108.197 xét nghiệm cho 167.733 lượt người.
Video đang HOT
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.008.414 mẫu cho 59.953.593 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 78.940.403 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 55.578.783 liều, tiêm mũi 2 là 23.361.620 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 30/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 246.743.078 ca, trong đó có 5.003.329 người tử vong.
Có trên 221 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 75.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là hơn 47 triệu ca, hơn 34,2 triệu ca và hơn 21,7 triệu ca. Mỹ cũng đứng đầu thế giới về số tử vong với 764.917 ca, tiếp đó là Brazil với trên 607.000 ca và Ấn Độ với 456.354 ca.
Ngày 29/10, Cơ quan Quản lý dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn vaccine phòng Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,5 triệu ca tử vong trong hơn 45,8 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu có hơn 73 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 79,1 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 56 triệu ca. Châu Phi ghi nhận hơn 218.300 ca tử vong, châu Đại Dương là hơn 3.600 người.
Hơn 40 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Tại Hội thảo tuyên truyền nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngày 29/10, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế, khẳng định Nghị quyết 128 của Chính phủ được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành; phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Đặc biệt, “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ sẽ tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế toàn bộ 63 địa phương đã đánh giá và công bố cấp độ dịch. Nội dung này cũng được Bộ Y tế tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử http://bandocovid.yte.gov.vn/map.
Bên cạnh đó, hơn 40 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch thích ứng của địa phương hoặc có văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải.
Bộ Y tế cũng tổ chức tập huấn trực tiếp cho UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của 63 tỉnh, thành phố nhằm quán triệt, thống nhất triển khai các quy định đã ban hành trên phạm vi cả nước.
Thống kê cho thấy đa số phường/xã tại các tỉnh, thành phố đều ở vùng xanh, an toàn. Ngoài ra, 65 phường/xã có tình hình dịch COVID-19 được xếp vào cấp độ 4, cấp độ 3: 7.056, cấp độ 2: 3.111, cấp độ 3: 150.
TP HCM: Các điểm tiêm không tự ý hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ
Ngày 29/10, Sở Y tế TP HCM đã có văn bản khẩn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; các bệnh viện; Trung tâm y tế và phòng y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức; các cơ sở tiêm chủng về triển khai bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với trẻ em.
Nhằm đảm bảo công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em diễn ra an toàn, hiệu quả, Sở Y tế Thành phố đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng theo quy định.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị các cơ sở tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc theo đúng nội dung bảng kiểm trước tiêm theo quyết định số 5002 của Bộ Y tế. Từ đó có kết luận đúng các trường hợp đủ điều kiện tiêm, chống chỉ định, trì hoãn, thận trọng tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện.
Lưu ý các đơn vị không tự ý chỉ định tạm hoãn tiêm nếu không thuộc các trường hợp đã quy định trong bảng kiểm, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận vaccine sớm.
Khi trẻ được chỉ định chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện, bác sĩ trực tiếp khám sàng lọc phải ghi rõ lý do và tên bệnh viện cần chuyển. Đồng thời hướng dẫn đầy đủ cho người nhà về việc chuyển trẻ đến khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tiếp tục thực hiện đúng và đầy đủ các quy định chuyên môn khác về tiêm chủng, đặc biệt phải theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút sau tiêm.
Đối với các bệnh viện chuyên khoa nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi, cần phải tích cực tiếp nhận trẻ đến và hướng dẫn người dân, tránh gây phiền hà, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận vaccine sớm.
Sở Y tế cũng đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các cơ sở tiêm chủng và các điểm tiêm lưu động trên địa bàn thực hiện đúng quy định hiện hành về tiêm vaccine cho trẻ.
Đối với những trẻ có các vấn đề sức khỏe thuộc nhóm chống chỉ định, trì hoãn hoặc phải chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện (nếu có đủ thông tin do phụ huynh cung cấp) thì trung tâm y tế phối hợp với phòng y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện hướng dẫn ngành giáo dục lập danh sách để chủ động trong việc mời tiêm, tổ chức tiêm cho những nhóm này.
Từ 31/10, Bình Dương tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi
Từ 31/10, Bình Dương tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi
Theo kế hoạch của Sở Y tế ban hành ngày 29/10, từ ngày 31/10-2/11, Bình Dương tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng trong đợt tiêm này là trẻ từ 15-17 tuổi trong các trường học công lập, ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, các địa phương. Thời gian triển khai đồng loạt bắt đầu từ ngày 31/10-1/11 và tiêm vét cho các trường hợp bệnh nền vào ngày 2/11.
Dự kiến tổng số liều vaccine tiêm cho trẻ trong độ tuổi này là 58.500 liều Pfizer. Các địa phương sẽ tổ chức đồng loạt theo chiến dịch ngắn ngày với các địa điểm tiêm như: Trường học, các cơ sở bảo trợ xã hội. Riêng trẻ không đến trường sẽ tiêm tại Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố hoặc Trạm Y tế xã.
Chủ tịch TP.HCM: 'Chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn'
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đặt quyết tâm cao kiểm soát dịch bệnh trong 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16. Nhiều hoạt động vận tải được yêu cầu tạm dừng.
Áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 là quyết định được TP.HCM đưa ra tại buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 7/7.
Thông báo này được công bố trong bối cảnh TP.HCM đã ghi nhận 7.385 ca nhiễm, trong đó có 45 ca tử vong (từ 27/4 đến 18h ngày 6/7).
Đáng chú ý, riêng từ 6h ngày 6/7 đến 6h ngày 7/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm - con số kỷ lục kể từ đầu dịch đến nay. Phần lớn ca nhiễm ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin. TP.HCM đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Trong đó, 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Đại dịch phức tạp
Ông Phong cho biết trước tình hình dịch bệnh nêu trên, thành phố đã tạm dừng nhiều hoạt động chưa cần thiết; giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 31/5 đến hết 18/6; từ 19/6 đến nay, thành phố áp dụng Chỉ thị 10. TP.HCM đã tạm ngưng 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền và nhiều chợ truyền thống; phong tỏa, cách ly cục bộ và phân chia các địa phương thành 3 khu vực (nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nguy cơ).
Kiểm soát dịch bệnh gặp thách thức khi mật độ dân cư cao, mức độ giao thương lớn. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong
Thành phố cũng phân cấp, phân quyền tối đa cho các địa phương để chủ động quyết định biện pháp phòng dịch. Đến nay, các địa phương đã chủ động cách ly, phong tỏa 157 địa điểm.
Trong đó, quận 7 đã áp dụng Chỉ thị 16 toàn bộ phường Tân Thuận Đông, một phần phường Tân Thuận Tây và một phần phường Bình Thuận (không bao gồm phần diện tích thuộc Khu chế xuất Tân Thuận); TP Thủ Đức đã áp dụng đối với phường Tân Phú (không bao gồm Khu công nghệ cao); huyện Hóc Môn đã áp dụng một phần ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm và 5 khu phố thuộc thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn...
Ngoài ra, các địa phương đã cách ly y tế tập trung F1 tại 127 điểm và cách ly y tế tập trung F1 tại 62 khách sạn, nhà nghỉ.
TP.HCM đặt mục tiêu lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm. Ảnh: Chí Hùng.
Về công tác xét nghiệm, hiện nay, TP.HCM có 2.000 đội lấy mẫu, trong đó 1.200 đội chính và 800 đội dự phòng. Tổng công suất lấy mẫu của thành phố đạt 1,3 triệu mẫu/ngày.
Về năng lực xét nghiệm, công suất đạt 400.000 mẫu gộp/ngày. Từ 26/5 đến nay, TP đã xét nghiệm hơn 1,7 triệu mẫu. Trung tâm Điều phối xét nghiệm được thành lập để khắc phục các hạn chế về xét nghiệm.
Ông Phong khẳng định cả hệ thống chính trị và nhân dân TP.HCM đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch.
"Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức", ông Phong nhận định.
Chỉ thị không phải liều thuốc tiên
Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự.
"Phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch. Đó là áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng trong 15 ngày từ 0h ngày 9/7", ông Phong nhận định.
Chỉ thị không phải liều thuốc tiên đẩy lùi ngay Covid-19. Phó bí thư Phan Văn Mãi
Chia sẻ về quyết định này của thành phố, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi nhận định bản thân chỉ thị không phải là "liều thuốc tiên" đẩy lùi ngay Covid-19 mà chính sự hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt mới mang lại kết quả như mong muốn.
Do đó, các địa phương, các ngành phải tổ chức thực hiện triệt để tinh thần Chỉ thị 16 lần này để sau 15 ngày, thành phố kiểm soát được tình hình.
"Không để kéo dài hơn nữa vì ảnh hưởng của nó đến đời sống nhân dân và kinh tế xã hội thành phố là rất to lớn", ông nói.
Người dân TP.HCM được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Ảnh: Phạm Ngôn.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16 các địa phương tận dụng thời gian giãn cách để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch đạt kết quả cao nhất.
Người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp cần thiết khác.
Về hàng hóa, dù tạm ngưng 3 chợ đầu mối, thành phố đã tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng. Tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối được yêu cầu tổ chức tiếp nhận hàng hóa thông qua các điểm trung chuyển, trung bình một ngày đêm tiếp nhận khoảng 4.000-5.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống.
TP.HCM cũng phát huy năng lực cung ứng của các kênh phân phối gồm 106 siêu thị, 124 chợ truyền thống, trên 2.000 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và hơn 28.000 điểm bán tại các địa phương; giải pháp mua sắm trực tuyến được tăng cường tại 17 siêu thị, hệ thống phân phối lớn. Thành phố tổ chức các điểm bán bổ trợ, đi chợ thay cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, không sử dụng được điện thoại để đặt hàng, mua sắm trực tuyến.
"Thành phố đủ lượng hàng cung ứng và các điểm bán phân phối hàng hóa, đảm bảo duy trì ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đề nghị người dân không tập trung đông người, mua sắm tích trữ hàng hóa. Hãy cùng đồng hành trách nhiệm với thành phố để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh", ông Phong kêu gọi.
Tạm ngừng xe ôm công nghệ
Lãnh đạo UBND TP.HCM giao Sở Giao thông Vận tải tạm ngừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ôtô, trừ trường hợp vận chuyển cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân... và một số phương tiện taxi chở người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết. Hoạt động xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng ứng dụng công nghệ và xe ôm cũng được yêu cầu tạm ngưng.
Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ động làm việc để kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động hàng không và đường sắt đi, đến TP.HCM.
Sở GTVT phải thống nhất yêu cầu đối với các phương tiện tàu biển nước ngoài, tàu biển nội địa, phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển TP.HCM. Tất cả các thuyền trưởng, thuyền viên bắt buộc phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trước khi rời bến một ngày và không được lên bờ.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu hoàn thành mục tiêu lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm. Ảnh: Phạm Ngôn.
Về phòng, chống dịch, Sở Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp đã và đang triển khai trong truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Ông Phong yêu cầu thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội từ 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo Đội truy vết này cho các quận, huyện, TP.
Mong người dân ủng hộ, cảm thông khi thành phố giãn cách diện rộng. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong
Chủ tịch Phong giao sở hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm toàn thành phố. Ngành y tế cũng cần sớm thẩm định và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly, vừa sản xuất. Thành phố sẽ triển khai kế hoạch điều trị 10.000-20.000 ca nhiễm, phân tuyến theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.
Cuối cùng, thành phố sẽ tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch như kết nối camera giám sát tại khu cách ly tập trung; hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR.
Chủ tịch Phong chia sẻ hiện số ca nhiễm tăng nhanh nhưng thành phố đảm bảo nguồn lực hàng hóa dồi dào, phong phú cho người dân. Thành phố đề nghị người dân không cần mua tích trữ hàng hóa, bình tĩnh, tin tưởng và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Ông mong người dân ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng các biện pháp giãn cách, cách ly trên diện rộng để kiểm soát, khống chế dịch bệnh theo Chỉ thị 16.
TP HCM có thiếu máy thở, ECMO nếu thêm nhiều bệnh nhân nặng? TP HCM hiện có 16 máy ECMO nằm rải rác các bệnh viện, hàng trăm máy thở và hơn 100 máy thở dự trữ, Sở Y tế sẽ điều động khi cần điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Trao đổi VnExpress tối 9/6, phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, cho biết từ khi Covid-19 bùng phát đến nay,...