Sáng 10/2: Có 425 ca COVID-19 nặng thở máy, ECMO; Khẩn trương ứng phó với F0 tăng nhanh sau Tết

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế cho biết đến nay gần 2,2 triệu bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh, trong số F0 đang điều trị có 425 ca nặng thở máy và can thiệp ECMO; Các địa phưog khẩn trương ứng phó với F0 tăng nhanh sau Tết; TP HCM chấn chỉnh việc loạn giá khám hậu COVID-19.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.404.651 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.353 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.397.530 ca, trong đó có 2.193.785 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.868), Bình Dương (293.032), Hà Nội (156.848), Đồng Nai (99.984), Tây Ninh (88.637).

Sáng 10/2: Có 425 ca COVID-19 nặng thở máy, ECMO; Khẩn trương ứng phó với F0 tăng nhanh sau Tết - Hình 1

Bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế ở Lào Cai nhận được sự chăm sóc, điều trị tận tình của cán bộ y tế.

Tổng số ca được điều trị khỏi : 2.196.602 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.771 ca, trong đó:- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 369 ca; Thở máy không xâm lấn: 72 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 18 ca

Số bệnh nhân t.ử v.ong: Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 94 ca.

- Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.614 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN). I

Tình hình xét nghiệm; Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.432.049 mẫu tương đương 77.450.281 lượt người, tăng 42.079 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 183.729.446 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.154.392 liều, tiêm mũi 2 là 74.430.220 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 30.144.834 liều.

TP HCM chấn chỉnh việc loạn giá khám hậu COVID-19

Tại TP HCM, sau đợt dịch COVID-19 bùng phát, có nhiều phòng khám, khoa, trung tâm điều trị di chứng hậu COVID-19 ra đời với nhiều mức giá thu khác nhau. Để chấn chỉnh việc này, ngày 9/2, Sở Y tế TP HCM đã có văn bản gửi đến giám đốc các đơn vị trực thuộc, yêu cầu các đơn vị không được điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh kể cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

Các đơn vị không lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết, không hạn chế quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh đối với các bệnh liên quan đến hậu COVID-19 bằng việc gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 với giá khám theo yêu cầu.

Cụ thể, trường hợp người bệnh có thẻ BHYT và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, các đơn vị thu theo giá thông tư số 13/ 2019/ TT – BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế.

Trường hợp người bệnh không có thẻ BHYT, các đơn vị thu theo giá thông tư số 14/ 2019/ TT – BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế.

Còn trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các đơn vị thu giá khám chữa bệnh theo yêu cầu đã kê khai với Sở Y tế và công khai giá để người dân lựa chọn.

Các địa phương lên phương án ứng phó với COVID-19 gia tăng nhanh chóng sau Tết

Theo Bộ Y tế, đến nay, dịch bệnh COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nước ta đang dần mở cửa lại các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; nhất là sau Tết Nguyên Đán người dân trở lại đi làm, đi học….có sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, việc tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân, việc di chuyển của người dân trở lại làm việc sau Tết…dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca nhiễm bệnh sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến thể Omicron.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca COVID-19 sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồngĐỌC NGAY

Chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 thế nào?ĐỌC NGAY

Hơn 60% phụ huynh được khảo sát đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổiĐỌC NGAY

Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của cả nước, đã có 48 tỉnh, thành vùng xanhĐỌC NGAY

Nếu không kiểm soát, số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, gây quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp t.ử v.ong ngoài ý muốn.

Tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang có nhiều diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, có nguy cơ lây nhiễm qua khu vực biên giới vào nội địa. Đặc biệt tại một số địa bàn (xã, bản) thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Ảng và thành phố Điện Biên Phủ có số ca mắc ngoài cộng đồng tăng cao. Chỉ trong 7 ngày đầu tháng 2/2022, toàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận hơn 670 bệnh nhân mắc COVID-19 (trong đó có 470 ca ngoài cộng đồng).

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Điện Biên yêu cầu các địa phương trong tỉnh cân nhắc việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, tổ chức thực hiện các tập tục tang ma, lễ cưới của người dân sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, bị động và điều hành công tác phòng, chống dịch phù hợp theo từng hoàn cảnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Hà Nam đang tiếp tục phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan, tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19. Đội ngũ kỹ thuật viên của khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nam đã làm việc xuyên đêm.

Bên cạnh đó, ngành y tế phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát, theo dõi sức khỏe các trường hợp hoàn thành cách ly tập trung, bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi xuất viện, người về từ các địa phương đang có dịch để hướng dẫn cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định; duy trì các hoạt động tiếp nhận, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ đối với các công dân được xác định là F1; các chuyên gia và thân nhân chuyên gia nhập cảnh, công dân Việt Nam về nước đang được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh theo quy định; đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tiêm chủng toàn dân, đẩy nhanh tiến độ bao phủ nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Tỉnh Nghệ An cũng đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 10/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 403.511.696 ca, trong đó có 5.788.071 người t.ử v.ong.

Các nước cũng ghi nhận trên 322.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 90.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 9/2, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 70 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca t.ử v.ong vì dịch bệnh.

Trong 1 ngày qua, Nga là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 180.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với trên 2.500 ca.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 8/2 lưu ý thế giới đã ghi nhận thêm nửa triệu ca t.ử v.ong vì COVID-19 kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron. Ông Abdi Mahamud, chuyên gia thuộc Nhóm hỗ trợ quản lý tình hình COVID-19 của WHO, nêu rõ 130 triệu ca nhiễm mới và 500.000 ca t.ử v.ong đã được ghi nhận trên toàn cầu kể từ khi biến thể Omicron được tuyên bố là biến thể đáng lo ngại vào cuối tháng 11/2021.

Theo thống kê của trang worldometers.info, trong 24h qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 88.048 ca mắc mới COVID-19 và 257 ca t.ử v.ong.

Gặp “nữ tư lệnh hồi sức” đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa!

Hơn 10 năm trước, từ những trăn trở của một người theo đuổi đam mê về hồi sức, BS. Thảo là người tiên phong thực hiện những nghiên cứu mở đường, đưa ECMO về với Việt Nam. Và nó đã trở thành bước ngoặt quan trọng giúp hồi sinh nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nặng trước cửa tử thần.

Nỗi lòng của "bác sĩ 91" đi chống dịch từ Đà Nẵng, Bắc Giang đến TP.HCM: "2 cái sinh nhật của con qua rồi, tôi đều thất hứa với nó..." Gặp lại "bác sĩ 91" từng chữa trị cho phi công người Anh: "Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch"

PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy mở đầu câu chuyện một cách chậm rãi. Gần 30 năm gắn bó với công việc, BS. Thảo luôn đặt bản thân mình vào những thử thách khốc liệt nhất để đi tìm "đáp án mở" cho hành trình cứu chữa bệnh nhân.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 1

PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo là 1 trong 10 người vinh dự được nhận g.iải t.hưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021

Hơn 30 công trình nghiên cứu lớn về thông khí nhân tạo, lọc m.áu, ECMO, một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật cao, cấp cứu chấn thương, hồi sức ghép tạng... là điều PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo đã làm được, tất cả đều bắt nguồn từ những câu hỏi liên tục trong quá trình điều trị lâm sàng. Đặc biệt, kỹ thuật cao nhất để cứu bệnh nhân ECMO đã giúp Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Gặp "nữ tư lệnh hồi sức" đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa!

Từ cô n.ữ s.inh vùng quê đến "nữ tư lệnh hồi sức"

PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo mở đầu hành trình thực hiện ước mơ của mình bằng tấm giấy báo đỗ vào trường ĐH Y Dược TP.HCM, sau khi tốt nghiệp năm 1992, BS. Thảo chuyển vào Khoa Hồi sức cấp cứu - BV Chợ Rẫy để công tác.

Trong suốt quá trình công tác tại BV Chợ Rẫy, vừa học hỏi chuyên môn, vừa nghiên cứu khoa học, sau đó là quản lý..., chưa một ngày BS. Thảo cho phép mình ngơi nghỉ. Có những đêm 2-3h sáng, BS. Thảo vẫn cặm cụi trả lời email, chỉnh sửa từng luận văn cho sinh viên hay cuộc điện thoại hội chẩn từ đồng nghiệp.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 2

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 3

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 4

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 5

Gần 30 năm gắn bó với công tác cứu chữa người bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học..., 24 giờ mỗi ngày là một hành trình mới với cô Thảo

Chúng tôi may mắn được gặp cô vào buổi chiều 19/10, sau những bộn bề, gấp gáp của công việc, cô nán lại để chia sẻ cho chúng tôi những điều chưa bao giờ được kể. Từ công việc, niềm đam mê đến nỗi khắc khoải, nhớ nhung của nửa đời người bác sĩ.

Hơn 10 năm trước, từ một người trăn trở về chuyên ngành của mình, trong khi ở Hà Nội đã có ngành Hồi sức cấp cứu chống độc, ở phía Nam thì chưa có, cô Thảo cùng với một số người đã lập một Ban vận động để xin nhà trường (ĐH Y Dược TP.HCM) mở ra một mã số để đào tạo chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Và cũng chính từ đây, một lớp bác sĩ giỏi, có tay nghề cao về mặt hồi sức xuất hiện, sẵn sàng triển khai những kỹ thuật mới của chuyên ngành.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 6

Nữ bác sĩ chia sẻ về quá trình giảng dạy, truyền lửa cho lớp y bác sĩ kế cận

"Công tác đào tạo rất cần thiết đối với nghề y, mình học ở thầy, ở bạn và cả ở thế hệ đàn em. Hiện nay, việc đào tạo hay học ở trường là học suốt đời, vòng đời của các kiến thức lại rất ngắn, lại được cập nhật, người làm ngành y mà không cập nhật thì lạc hậu về mặt tri thức.

Cách đây hơn 10 năm, chúng tôi được đi học ở nước ngoài về kỹ thuật ECMO, ban đầu không dễ dàng gì khi đòi hỏi rất nhiều thứ về mặt teamwork, sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo và phải đối mặt với biến chứng có thể xảy ra", PGS.TS Thảo trải lòng.

PV: Cô Thảo có bao giờ nghĩ kỹ thuật ECMO lại cần thiết và tạo nên nhiều kỳ tích về mặt cứu chữa người bệnh, nhất là trong đại dịch Covid-19?

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 7

BS. Thảo là một trong những người đầu tiên của BV Chợ Rẫy được cử qua Bệnh viện ĐH Regensburg - Cộng hòa liên bang Đức học kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy màng ngoài cơ thể) từ hơn 10 năm trước

Khi mình đi học một kỹ thuật mới thì mình cũng mong kỹ thuật đó cứu được nhiều người. Chúng tôi thấy rằng kỹ thuật ECMO đã ra đời rất lâu nhưng vẫn chưa phát triển được, đến khi các công nghệ bổ trợ cho việc chạy ECMO ra đời thì mọi người thấy kỹ thuật này có thể cứu sống rất nhiều người. Đặc biệt là người tổn thương phổi nặng, viêm cơ tim nặng mà mình không thể điều trị nội khoa được nhưng vẫn có thể "hồi sinh" một cách ngoạn mục nhờ ECMO.

Bao giờ một kỹ thuật đỉnh cao, hiện đại đòi hỏi hệ thống nhân lực đào tạo chuyên sâu, ở phía Nam ban đầu không nhiều, khi đào tạo thì chúng tôi thành lập các team, vừa tiến hành kỹ thuật, vừa đào tạo nâng cao, từ những bệnh nhân mình điều trị để rút kinh nghiệm.

Mình phải đọc, đọc rất nhiều để thấy mình cần phải thêm vấn đề gì. Bên cạnh ECMO, chúng tôi thực hiện nhiều kỹ thuật khác... Hiện nay, đối với các y bác sĩ tại BV Chợ Rẫy, kỹ thuật về ECMO đã gần như thông thạo.

PV: Trong số các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, phải can thiệp ECMO, có câu chuyện xúc động nào không thể quên mà cô cùng đồng nghiệp đã trải qua?

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 8

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 9

Những câu chuyện vui, xúc động được cô Thảo kể lại sau gần 2 năm chiến đấu với đại dịch Covid-19

Phải kể đến là việc chữa trị cho phi công người Anh (BN91) vì nó quá đặc biệt. Đây là bệnh nhân đầu tiên của đợt dịch mình cứu chữa được từ "cõi c.hết trở về" nhờ vào sự hỗ trợ, đồng lòng của tập thể, chuyên gia của cả nước.

Mọi người đều mất ăn mất ngủ, trong suốt thời gian đó thì tôi cũng chẳng biết mình có ngủ không nữa, cứ liên tục liên tục đặt câu hỏi làm sao để cứu được bệnh nhân. Nhiều thời điểm, chỉ cần ê-kíp bác sĩ chậm một chút bệnh nhân đã ngưng tim bất kỳ lúc nào nên chúng tôi đều phải đưa ra nhiều quyết định căng não.

Có rất nhiều group để chữa trị cho phi công người Anh, 116 ngày thì gần 60 ngày phải điều trị ECMO. Đặc biệt đây là lần đầu tiên, bệnh nhân có triệu chứng kháng Hyberrin, thay màng 7 lần, kỷ lục trong những bệnh nhân tôi làm ECMO, vừa kéo dài, vừa phức tạp nhưng cuối cùng thành công. Đó là kỳ tích!

Sau đợt đó thì có nhiều bệnh nhân khác cũng được chạy ECMO và cứu sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân vượt qua được giai đoạn hồi sức nhưng đến giai đoạn sau đó thì mất, không qua khỏi...

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 10

"Nữ tư lệnh hồi sức" luôn túc trực, trao đổi với các y bác sĩ chuyên môn để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong việc cứu chữa bệnh nhân nặng

PV: Nhiều người chia sẻ là cô Thảo quá yêu công việc khi 2-3h sáng vẫn trả lời email, hỗ trợ mọi người. Vậy có khi nào cô nghĩ mình đang phải hi sinh quá nhiều hay không?

Đối với một bác sĩ về mặt hồi sức cũng như bản thân tôi, quản lý lãnh đạo thì thời gian rất cấp bách, nhiều công việc, nên cái công việc nào giải quyết được liền thì mình giải quyết.

Thực chất là giờ giấc nào thì tôi không biết nhưng khi nào có những nhiệm vụ thì thường tôi rất là nhạy, chỉ cần nghe tiếng tít là biết người ta đang đợi ý kiến của mình.

Ngoài việc điều trị tôi còn giúp các em làm luận văn, luận án, mình phải chỉnh sửa. Các em cũng làm việc giống như mình, nên đến tối mới có thời gian làm.

Mình làm nghề cũng giống như một cái nghiệp luôn rồi nên dù có vừa nghiên cứu khoa học, vừa chữa trị cho bệnh nhân, vừa quản lý... thì mình vẫn có thể làm được. Nhất là những công việc đó nó hoàn toàn bổ trợ cho nhau, giúp ích cho người bác sĩ rất nhiều.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 11

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 12

Gần 2 năm chống dịch, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo cùng đồng nghiệp đã không ít lần đưa bệnh nhân từ cõi c.hết trở về

Nhói lòng khi thấy đồng nghiệp nữ mang thai nhiễm Covid-19

Mặc dù từng chinh chiến, trải qua rất nhiều đợt bùng phát dịch, thiên tai... nhưng chưa bao giờ cô Thảo lại chứng kiến nhiều cảnh bi thương xảy ra như đại dịch Covid-19. Công việc của cô và các đồng nghiệp luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Trong gần 2 năm gồng mình chống dịch, ngoài việc tuân thủ các quy trình, cô Thảo luôn nghĩ trong đầu "mình phải được an toàn thì mới có thể cứu giúp được nhiều người hơn".

Với vai trò quản lý lãnh đạo, ngoài việc chăm lo về các chế độ, chính sách cho nhân viên, BS. Thảo còn luôn quan tâm, động viên đồng nghiệp từ những việc làm nhỏ nhất.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 13

Dù luôn bận rộn với công việc, nghiên cứu, quản lý nhưng lúc nào cô Thảo cũng dành thời gian để quan tâm, hỏi han đồng nghiệp

Khi dịch Covid-19 trở nên căng thẳng, các y bác sĩ dường như đã kiệt sức khi phải liên tục làm việc trong môi trường nhiễm bệnh, kín mít đồ bảo hộ, những tin nhắn động viên, an ủi của BS. Thảo trong group chung - riêng phần nào đó đã giúp các nhân viên trẻ dằn lòng để chiến đấu.

"Điều mà tôi xúc động nhất là khi thấy đồng nghiệp nữ mang thai nhiễm bệnh, sau đó nặng lên, nó đau lòng lắm... Đối với lãnh đạo bệnh viện, khi mà đồng nghiệp tuyến đầu bị nhiễm, trở nặng thì mình phải tập trung vô cứu chữa vì họ đã cống hiến quá nhiều rồi, phải làm tất cả để cứu sống đồng nghiệp của mình", BS. Thảo tâm sự.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 14

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 15

Những trăn trở của PGĐ BV Chợ Rẫy khi đã cố gắng hết sức nhưng đôi lúc vẫn không thể giúp bệnh nhân chiến thắng được cửa tử thần...

Có lẽ đối với cô Thảo cũng như tất cả các y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, khi đã chọn nghề y, mọi người đều hiểu rằng việc hi sinh hạnh phúc cá nhân là điều không thể tránh khỏi.

Một may mắn khi cô Thảo và chồng đều làm trong ngành y nên cả 2 đều có sự cảm thông cho nhau. Riêng với gia đình nội ngoại, ai nấy đều thấu hiểu được sự chưa trọn vẹn của cô Thảo với vai trò của một người mẹ, người vợ, người con trong nhà.

"Có thể nhiều người nghĩ công việc của bác sĩ chỉ đơn giản khám bệnh, cho thuốc là xong. Nhưng đến khi thấy được rồi thì sẽ có cảm nhận khác. Một lần đi trực thì có khi đi bộ hơn 10km, cứ đi tới đi lui, chạy bên này bên kia. Đến khi mình bước ra khỏi đêm trực rồi thì cơ thể lúc đó chỉ còn lê bước..." , BS. Thảo nghẹn lời.

PV: Phải đ.ánh đổi hạnh phúc riêng tư quá nhiều để phục vụ cho công việc, có bao giờ cô Thảo nghĩ mình cần dừng lại để chăm lo tốt hơn cho tổ ấm của mình?

"Mình đã chọn nghề này, nó như cái nghiệp rồi" , BS. Thảo trải lòng.

Việc bác sĩ đi trực, thường xuyên xa nhà, không thể chăm lo vẹn toàn hết cho gia đình đó là điều mà những người trong ngành y đều gặp phải.

Với tôi, hễ mình làm mệt thì mình "nghỉ giữa hiệp", làm một chuyện khác. Ví dụ như làm quản lý quá căng thẳng, trong đó phải quyết định những vấn đề hệ trọng cho bệnh viện thì mình xuống làm chuyên môn. Mình giải quyết cái căng thẳng này cũng ở trong môi trường bệnh viện nhưng với một vai trò khác, cho nên có mệt mỏi hay gì đó thì nó chỉ là nhất thời.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 16

Sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, những sinh hoạt riêng tư trong đời sống thường ngày là điều mà các y bác sĩ luôn phải đối mặt

Vì cả 2 vợ chồng đều làm trong ngành y nên con cái cũng hiểu, thông cảm cho bố mẹ. Mình có những buổi họp mặt, ăn cơm chung với nhau là đủ rồi. Với những ông bố, bà mẹ ngành y, con cái chịu thiệt thòi hơn những đ.ứa t.rẻ khác là có nhưng quan trọng phải giải thích cho con hiểu, tại sao mình lại vắng ở những lúc đó.

Món quà đặc biệt trong ngày 20/10

Đó không phải là những bó hoa, bằng khen hay những lời chúc mừng từ đồng nghiệp, người thân quen. Món quà đặc biệt nhất với cô Thảo là những tin nhắn, động viên, cảm ơn từ người xa lạ.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 17

Nụ cười hiền hậu của BS. Thảo khi nhận được những món quà "vô giá" từ bệnh nhân

"Có những bệnh nhân mình đã cứu họ, những người mình đã từng giúp đỡ..., họ gửi chúc mừng, tin nhắn nó vô nườm nượp, mình cảm động lắm. Tôi nghĩ là việc làm của mình đã thể hiện tất cả, những người mình không quen biết, họ nhắn tin rồi kể lại việc ông bà, cha mẹ họ đã được cứu sống ra sao, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với bản thân mình trong dịp lễ như thế này.

Ngày lễ mà, nó vui lắm, bình thường thì bệnh viện sẽ tổ chức, các y bác sĩ nữ được đồng nghiệp nam chúc mừng. Có điều mấy chục năm rồi, những ngày trực chuyên môn, trực lãnh đạo, cứu chữa bệnh nhân..., nó toàn rơi vào ngày lễ thôi em ơi" , BS. Thảo cười hiền hậu.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 18

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 19

Những kỷ niệm với bệnh nhân luôn là hồi ức đẹp trong vị nữ tư lệnh hồi sức tài ba của Việt Nam

Trong gần 30 năm làm nghề, có lẽ chưa một ngày nào PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo ngừng học hỏi để luôn cải tiến năng lực cho bản thân, làm sao để cứu chữa bệnh nhân được nhiều nhất có thể. Dù đã ở độ t.uổi U50 nhưng trong cô luôn có những ấp ủ, dự định mới mà hiện tại, bản thân cô chưa chạm đến được, nhất là trong lĩnh vực Hồi sức - Cấp cứu - Chống độc.

Làm sao để nghiên cứu, bắt kịp nền y học trên thế giới, làm sao để cấp cứu trước viện, các kỹ thuật cấp cứu chuyên sâu mà nước ngoài đang sử dụng được áp dụng tại Việt Nam. Làm sao để mảng Chống độc được nghiên cứu một cách bài bản nhất..., tất cả là dự định, là ước mơ của người phụ nữ luôn hết mình cống hiến, cho đam mê, cho nhiệt huyết của bản thân và sự phát triển của nền y học nước nhà.

Cảm ơn cô PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo - "nữ tư lệnh hồi sức" đã mang đến rất nhiều điều tốt đẹp, góp phần cứu sống hàng ngàn bệnh nhân nặng, nguy kịch trước lưỡi hái tử thần.

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 20

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 21

Cầu chúc những điều tốt đẹp, bình an nhất sẽ đến với cô và tất cả mọi người, nhất là các chị em phụ nữ trong ngày 20/10

Gặp nữ tư lệnh hồi sức đưa kỹ thuật ECMO về Việt Nam: Tôi chỉ mong cứu được nhiều người hơn nữa! - Hình 22

Trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu, cô đóng vai trò là "người tiên phong", thực hiện những nghiên cứu mở đường cho chuyên ngành này. Cô còn được đồng nghiệp và mọi người trìu mến gọi là "chị Hai" hay "nữ tư lệnh hồi sức"

Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy nhận g.iải t.hưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021

Là 1 trong 10 cá nhân tiêu biểu được vinh dự nhận g.iải t.hưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo cho biết bản thân cô rất vui khi một lần nữa những đóng góp của cô được xã hội ghi nhận.

"Giống như lời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh nói trong buổi lễ, chúng tôi là người phụ nữ bình thường nhưng làm những điều tốt đẹp cho sự nghiệp của nước nhà. Tôi nghĩ nhiêu đó đủ rồi", PGS.TS Thảo chia sẻ.

Với tư cách là thành viên tổ hội chẩn chuyên môn điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng của cả nước, BS. Thảo là người có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam trong thời gian qua.

Đặc biệt trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu, cô đóng vai trò là "người tiên phong", thực hiện những nghiên cứu mở đường cho chuyên ngành này. Cô còn được đồng nghiệp và mọi người trìu mến gọi là "chị Hai" hay "nữ tư lệnh hồi sức".

Tên t.uổi của PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo còn được gắn với đề tài nghiên cứu: "Ứng dụng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể trong điều trị hội chứng nguy ngập hô hấp cấp và viêm cơ tim cấp" , từng tạo nên kỳ tích tại Việt Nam. Ngoài ra, cô còn tham gia rất nhiều đề tài nghiên cứu khác liên quan đến cấp cứu chấn thương, hồi sức ghép tạng, nhiễm khuẩn huyết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người
10:23:14 30/06/2024
Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa
15:01:03 29/06/2024
Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13
20:14:27 29/06/2024
Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn
22:18:18 29/06/2024
CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID
11:51:16 30/06/2024
Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID
13:09:30 30/06/2024
Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'
20:56:48 30/06/2024
Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy
21:53:45 30/06/2024

Tin đang nóng

Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024
Phát sốt ảnh cận cảnh Daehan - Minguk - Manse lột xác cao 1m75 ở t.uổi 12, nhưng visual bố tài tử sau 10 năm mới là plot twist!
10:17:13 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Nguyên mẫu "Câu chuyện Hoa Hồng": Mỹ nhân khiến 2 đại gia phá sản
08:48:27 01/07/2024
Tuấn Hưng lên tiếng khi bị chê cố tình đối đầu khán giả, nói thẳng câu đau lòng
08:27:16 01/07/2024

Tin mới nhất

Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích

13:16:21 01/07/2024
Hầm nghi khai thác vàng trái phép ở Bắc Kạn bất ngờ sập xuống khiến 2 người bị mắc kẹt bên trong, 1 người thoát được nhưng bị thương ở tay.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân

11:27:12 01/07/2024
Trước đó, theo thông tin ban đầu của UBND huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 30/6/2024, tại thôn Liên Kết (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sập hầm nghi là khai thác vàng trái phép.

Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường

11:23:38 01/07/2024
Công ty CP cơ khí và xây lắp Phương Nam khẳng định đã trang bị đầy đủ biển báo, dây và hàng rào mềm trước khi vụ tai nạn xảy ra.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung

Sao việt

13:53:44 01/07/2024
Về hưu, NSND Ngọc Huyền sống cùng mẹ ruột. Chị tham gia nhiều phong trào văn nghệ ở chung cư nên thấy mình sống vui, sống khỏe hơn.

NSND Việt Anh nếm mùi thất bại đầu tiên sau loạt phim nghìn tỷ của Trấn Thành

Hậu trường phim

13:25:00 01/07/2024
Phim điện ảnh Mùa hè đẹp nhất với sự tham gia của NSND Việt Anh ra rạp cuối tuần qua nhưng đạt doanh thu đáng quên.

Dàn lãnh đạo huyện, xã sắp hầu tòa vì chiêu quyết toán khống lấy t.iền chúc Tết

Pháp luật

13:23:15 01/07/2024
Đầu tháng 7 này, 23 bị cáo với phần lớn là lãnh đạo xã, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cùng nhiều chủ công ty xây dựng sẽ được Toà án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Diễm đưa Dũng đi bệnh viện

Phim việt

13:22:47 01/07/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 26, Diễm đưa Dũng đi bệnh viện khám vì anh đã cứu cô khỏi nguy hiểm trong lúc thuyết phục bán hàng.

8 mẫu váy trắng duyên dáng, hack t.uổi cực khéo, giúp nàng công sở t.uổi 30+ mặc đẹp như Lưu Diệc Phi trong phim

Phong cách sao

13:01:32 01/07/2024
Những bộ váy áo mà Lưu Diệc Phi diện trong phim không chỉ hợp với chị em công sở t.uổi 30+ mà còn cực kỳ sang chảnh, kiêu kỳ khiến ai nhìn cũng mê.

Gia đình 3 người chuyển từ nhà 200m2 về căn hộ 24m2: Ở nhà to hay nhỏ đều thế, không ảnh hưởng đến cuộc sống

Sáng tạo

12:51:52 01/07/2024
Vài năm trước, vợ chồng kiến trúc sư Xiong Wei đã bán căn biệt thự rộng 200m2 ở ngoại ô để chuyển đến ngôi nhà rộng 24m2 nằm trong trung tâm thành phố Thượng Hải.

Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt

Phim châu á

12:30:55 01/07/2024
Theo đ.ánh giá của khán giả xem phim, Hải Quan Chiến Tuyến có nội dung thiếu sự mới mẻ chủ yếu là cảnh hành động, đồng thời phim có không ít lỗ hổng trong khâu kịch bản.

CLB Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ Tuấn Hải sang Nhật

Sao thể thao

12:21:56 01/07/2024
Phạm Tuấn Hải được CLB Hà Nội tạo điều kiện đi thi đấu ở nước ngoài dưới dạng cho mượn trong thời gian từ nay tới năm 2027.

Brad Pitt và Angelina Jolie sau 8 năm ly hôn: Kẻ bị con ruột lạnh lùng quay lưng, người hạnh phúc nhận tình yêu con trẻ

Sao âu mỹ

12:18:23 01/07/2024
Vụ ly hôn của Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ xé nát 1 cuộc tình mà còn phơi bày ra những câu chuyện đầy rẫy sự giả dối.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.