Sản xuất thông minh – Yếu tố cốt lõi trong chuyển đổi số
‘ Sản xuất thông minh là yếu tố cốt lõi trong chuyển đổi số trong đó doanh nghiệp là trụ cột’. TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam nhận định với Báo Diễn đàn doanh nghiệp.
Áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả của nền kinh tế. Ảnh: Quốc Tuấn
Vai trò quan trọng của sản xuất thông minh
Theo TS. Nguyễn Quân, sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, giữa bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 ( CMCN 4.0). Nó là xu hướng mà chúng ta không thể đứng ngoài, không thể không tham gia.
“Vừa rồi Bộ Chính trị đã ra một nghị quyết chuyên đề vào ngày 27/9, đó là NQ số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4. Tôi cũng được biết Thủ tướng Chính phủ cũng chuẩn bị phê duyệt đề án chuyển đổi số quốc gia với những nội dung chủ yếu về chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan quản lý (xây dựng chính phủ điện tử).” – Ông trao đổi.
Đánh giá về thực trạng hiện nay của Việt Nam, TS. Nguyễn Quân nhận định Việt Nam còn đang ở trong giai đoạn CMCN lần thứ 2, vừa tiếp cận với cuộc CMCN lần thứ 3 đã phải bắt buộc tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Năng suất lao động còn rất thấp. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan, 1/5 của Malaysia và 1/15 của Singapore.
Trình độ công nghệ của Việt Nam cũng đang ở mức thấp, máy móc, thiết bị đã lạc hậu vài chục năm, nguồn nhân lực trong công nghiệp và nông nghiệp chủ yếu chưa qua đào tạo, tỉ lệ qua đào tạo chỉ trên dưới 30%. Việt Nam đang thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao, và vì thế sản xuất thông minh tạo nên một áp lực, một sức ép rất lớn để tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng.
TS.Nguyễn Quân khẳng định, khi áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả của nền kinh tế: năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, tăng cường khả năng cạnh tranh và nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Việt Nam sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, nhiên liệu và chi phí nhân công cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời sẽ giải phóng sức lao động cho người lao động.
Video đang HOT
Ở những môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì những máy móc thông minh, robot thông minh sẽ giúp cho con người giải quyết các vấn đề để người lao động làm việc trong một môi trường an toàn, lành mạnh.
Sản xuất thông minh gồm hai cấu phần quan hệ chặt chẽ với nhau: phần cứng thông minh và phần mềm thông minh.
Trong đó, phần cứng thông minh bao gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất thông minh, trang thiết bị, công nghệ, máy móc… Phần mềm thông minh bao gồm hệ thống quản lý điều hành hệ thống sản xuất thông minh, nhân lực công nghệ cao. Như vậy chúng ta sẽ phải tích hợp cả phần cứng và phần mềm để tạo nên một nhà máy thông minh, thậm chí là một nền kinh tế thông minh.
Doanh nghiệp là yếu tố trụ cột
Cốt lõi của sản xuất thông minh chính là nằm ở chuyển đổi số. Chuyển đổi số bao gồm hai trụ cột: chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số quản lý nhà nước.
Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số sẽ phải trải qua hai công đoạn quan trọng. Thứ nhất là số hóa các hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng của dữ liệu quốc gia và thậm chí cơ sỡ dữ liệu số toàn cầu. Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần phải số hóa từ nhân lực, công nghệ, dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn, mẫu mã, các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất.
Thứ hai, doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ số để khai thác cơ sở dữ liệu đã số hóa. Một số công nghệ có thể áp dụng như IoT, AI, Blockchain, Bigdata. Các công nghệ này khai thác cơ sở dữ liệu, tích hợp tất cả các thông tin trong cơ sở dữ liệu để có thể tự động điều hành sản xuất, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất để có sức cạnh tranh trên thị trường để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Phân tích thêm, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho biết việc chuyển đổi số của doanh nghiệp chịu tác động của ba yếu tố:
Đầu tiên là các sáng kiến công nghệ, các phát minh, sáng chế có thể sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công nghệ mới đang phát triển từng ngày, một ngày có thể phát triển mấy chục năm so với trước đây.
Thứ hai, phản hồi của người tiêu dùng. Tư duy và phản hồi của người tiêu dùng là một sức ép rất quan trọng cho doanh nghiệp. “Nếu doanh nghiệp không biết lắng nghe người tiêu dùng sẽ sớm bị lạc hậu về sản phẩm về công nghệ dẫn tới không đáp ứng nhu cầu của thị trường” – TS. Quân cho biết.
Cuối cùng, yếu tố ngoại cảnh hay các cơ chế chính sách của nhà nước cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế, hải quan, cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp về đất đai, những tiêu chuẩn mới được ban hành v.v…
Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp cần diễn ra như thế nào?
Vấn đề chuyển đổi số đang được rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn, có 5 vấn đề doanh nghiệp muốn chuyển đổi số phải quan tâm.
Thứ nhất, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất sản xuất: trang thiết bị, máy móc có tương thích với công nghệ số hay không. Nếu như doanh nghiệp chưa có các máy gia công CNC, các cánh tay robot tự động thì chắc là rất khó để tự động hóa các dây chuyền sản xuất và chuyển đổi số thành công.
Thứ hai, chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số. Gần như 70% số doanh nghiêp Việt Nam chưa biết đến chuyển đổi số, chưa chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số.
Thứ ba, các doanh nghiệp trước khi chuyển đổi số phải cân nhắc, lựa chọn sản phẩm của mình. Lựa chọn công nghệ phù hợp với thời đại công nghệ số, với công nghệ lạc hậu không thể chuyển đổi số thành công.
Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta số hóa toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp theo tư duy của công nghệ số, từ nhân lực, tổ chức, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và mọi hoạt động quy trình sản xuất phải được số hóa.
TS. Nguyễn Quân cũng cho biết, các doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng cơ sở dữ liệu phải được đồng bộ chung để sau có thể nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, tương thích với cấu trúc cơ sở dữ liệu mà thế giới cũng đang sử dụng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể khai thác được nguồn dữ liệu quốc gia và toàn cầu.
Cuối cùng, doanh nghiệp lựa chọn công nghệ số tích hợp được tất cả những công đoạn sản xuất cũng như khai thác cơ sở dữ liệu đã số hóa. Từ đó tạo ra một dây chuyền tự động hóa trình độ cao và được điều khiển bởi công nghệ thông minh được mô phỏng theo tư duy như con người.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghệp
FPT Software giúp doanh nghiệp bứt phá dẫn đầu với loạt giải pháp chuyển đổi số dựa trên công nghệ AI, Blockchain
Hội thảo Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số trong ngành tài chính - akaFintech thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong lĩnh ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công nghệ thông tin...
Ngày 10/9/2019, tại Hà Nội, FPT Software tổ chức Hội thảo Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số trong ngành tài chính - akaFintech với sự tham gia của các diễn giả là lãnh đạo cấp cao, giám đốc công nghệ đến từ các doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan cùng hơn 40 lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công nghệ thông tin...
Tại Hội thảo, FPT Software và các đối tác đã cung cấp những thông tin cập nhật về xu hướng Fintech trên thế giới và khu vực; chia sẻ kinh nghiệm triển khai các ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain trong xác thực thông tin khách hàng (KYC), hoạt động tương tác với khách hàng, quản lý nhân sự doanh nghiệp.
Theo báo cáo của PwC về Công nghệ Dịch vụ Tài chính năm 2020 và xa hơn thế, công nghệ AI, blockchain và tự động hóa sẽ là một trong những xu hướng chủ chốt làm thay đổi môi trường cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính đến năm 2020.
Cũng tại Hội thảo, bên cạnh phần tham luận và tọa đàm, các đại biểu được trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu giải pháp eKYC - xác minh danh tính của khách hàng thông qua giấy tờ tùy thân, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), số hóa tài liệu dựa trên công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR) đang được FPT Software phát triển.
Với kinh nghiệm trên 20 năm cung cấp dịch vụ phần mềm cho các tập đoàn lớn trên toàn cầu, FPT Software đang đi theo con đường mà công ty có kinh nghiệm và nhiều thế mạnh nhất, đó là tập trung phát triển hệ sinh thái các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số góp phần giúp các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các mô hình kinh doanh mới để bứt phá dẫn đầu trên thị trường.
Ông Nguyễn Khải Hoàn - Phó tổng giám đốc FPT Software
Trong đó, có một số nền tảng tiêu biểu như: akaChain - nền tảng công nghệ Blockchain, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhanh hệ thống mạng lưới kinh doanh và các ứng dụng phân tán bằng công nghệ blockchain, giúp cho doanh nghiệp triển khai các mô hình kinh doanh mới một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư ban đầu. Ví dụ phát triển các ứng dụng liên quan tới quản lý khách hàng thân thiết, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thiết lập chuỗi thông tin liên kết trong chăm sóc sức khỏe... akaBot - nền tảng tự động hóa quy trình toàn diện cho doanh nghiệp. Việc áp dụng akaBot để tự động hóa nhiều hoạt động nghiệp vụ có thể giúp doanh nghiệp tăng tốc độ xử lý công việc và giảm thiểu các sai sót thường mắc phải do con người.
Mới đây nhất, dựa trên nền tảng akaChain, FPT Software đang cùng Bảo Kim phát triển, triển khai dịch vụ iCredit - dịch vụ liên quan đến chấm điểm tín dụng khách hàng, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hiểu khách hàng rõ hơn và đánh giá chính xác những rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng cá nhân. Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ Blockchain được ứng dụng để số hóa hoạt động xác thực thông tin khách hàng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.
Theo đấu thầy
Bộ TT-TT muốn miền Trung thành một Hub về ICT Các tỉnh miền Trung phải dựa vào hạ tầng số, công nghệ số để giải quyết các vấn đề của mình và để phát triển; cần phải đi đầu về viễn thông - CNTT. Bộ TT-TT sẽ chỉ đạo xây dựng miền Trung thành một Hub về ICT, kết nối quốc tế. Về chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số; Đô...