Sản xuất thiết bị điện/điện tử hoàn chỉnh chỉ bằng máy in 3D
Để tiên phong cho xu hướng sản xuất mới này, các nhà nghiên cứu tại đại học Cornell đã tiến hành tạo thành công một chiếc loa vận hành được chỉ bằng cách sử dụng 2 máy in 3D.
Với tốc độ phát triển như vũ bão tương đương với smartphone trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên, dường như cứ mỗi tuần trôi qua chúng ta lại có thêm một câu chuyện về các bước tiến của công nghệ in 3D. Sau câu chuyện về một studio thiết kế với bộ phần mềm cho phép người dung in ra các chất liệu linh hoạt như vải, mới đây ba nhà nghiên cứu của đại học Cornell đặt thêm một cột mốc mới trong lịch sử của ngành công nghiệp non trẻ này bằng việc tạo ra một mẫu loa với khả năng vận hành gần như…ngay lập tức sau khi lấy ra khỏi máy in.
Hiện nay, trên các máy in 3D thông dụng hầu hết các sản phẩm với kích cỡ khoảng lớn hơn một ấm trà đều phải được in riêng lẻ dưới dạng từng mảnh ghép nhỏ, sau đó được lắp ghép lại bằng tay. Tuy nhiên Hod Lipsen, phó giáo sư chuyên ngành cơ khí hàng không, cùng với hai sinh viên Apoorva Kiran và Robert MacCurdy của mình đã tìm ra một giải pháp hoàn toàn mới để tạo ra các linh kiện, thậm chí là thiết bị hoàn chỉnh có thể vận hành ngay lập tức chỉ sau một lần in duy nhất.
“Do các khó khăn về giá thành và tuổi đời của ngành công nghiệp, nhiều người cho rằng công nghệ in 3D đã đạt tới giới hạn, rằng đây chỉ là một trào lưu nhất thời đã chuẩn bị đi đến hồi kết”. Hod phát biểu trong video của mình: “Theo chúng tôi, họ chỉ mới thấy được phần nổi của tảng băng khi bình luận về công nghệ này”.
Video đang HOT
Chiếc loa mini mà nhóm của Hod in được chủ yếu sử dụng chất liệu nhựa, một số chất dẫn điện và một vài thành phần kim loại. Phần dây nối từ amply sau đó có thể ngay lập tức với thiết bị phát âm thanh, như ta thấy trong video chiếc loa được lắp đặt và phát lại tuyên bố rằng các nhà nghiên cứu đang “dần tinh thông một kĩ thuật in 3D có khả năng thay đổi hoàn toàn quy trình sản xuất của hầu như mọi loại nhà máy”. Không như nhiều hình ảnh tuy được quảng bá tràn lan trên mạng là loa in từ máy in 3D, nhưng vẫn sử dụng rất nhiều cấu kiện điện tử lấy từ bên ngoài.
“Để nhấn mạnh, ta có thể gói gọn việc chúng tôi vừa làm được trong một mệnh đề: tạo thành công một thiết bị điện tử tiêu dùng chỉ bằng máy in 3D. Dù rằng đây vẫn chỉ là một thiết bị đơn giản”. Hod nói tiếp “Việc cải tiến các kỹ thuật in cho phép ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn của việc in ấn các chi tiết tĩnh của một vật thể, nâng tầm lên tới quy trình in các mạch tích hợp hay thậm chí là các thiết bị tự động/chủ động với khả năng vận hành thực thụ với đầy đủ pin, dây dẫn và các cấu kiện điện tử khác bên trong nó”.
Nhóm của Hod đã phải sử dụng hai máy in khác nhau để tạo hai phần riêng của chiếc loa, chủ yếu nhằm tránh sự phức tạp của quá trình pha trộn các loại vật liệu có tính chất rất khác biệt trong hai phần này (đặc biệt là phần nam châm và màng rung). Tuy nhiên ông cũng dự đoán trong tương lai gần ta sẽ sớm có những chiếc máy in với khả năng quản lý nhiều loại vật liệu và quy trình in cùng lúc. “Một trong những thách thức lớn nhất của việc in các sản phẩm điện tử từ máy in 3D hiển nhiên là việc xử lí nguyên liệu in”. Vị phó giáo sư cho biết “Ta có thể đưa nhiều loại nguyên liệu vào các máy in 3D hiện đại ngày nay, nhưng vấn đề là phải bảo đảm chúng tương thích với nhau”. Dây dẫn, đồng và nhựa cần được xử lí với nhiệt độ và khoảng thời gian khác nhau là thách thức lớn cho các máy in thông dụng – và đây là điểm các nhà sản xuất cần không ngừng cải thiện.
Có thể tưởng tượng quá trình tạo sản phẩm điện tử từ những chiếc máy in này tương tự như việc in một bức tranh màu từ một máy in màu hiện tại. Vào thời kì đầu của ngành công nghiệp in 2D, việc phối màu sao cho hợp lí để đáp ứng yêu cầu tạo ra các bức tranh phức tạp nghe có vẻ rất khó khăn. Nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ – giờ đây ta có thể dễ dàng mua được một chiếc máy in với khả năng trộn màu tinh tế ở bất cứ đô thị nào. Dựa vào cách so sánh này, Hod cho rằng chỉ trong một vài năm tới khả năng phối hợp vật liệu của các máy in 3D sẽ sớm hoàn thiện.
Theo VNE
Bộ dàn nghe nhạc hợp lý khoảng 1000 USD
Trong gia đình, phòng ngủ là nơi mà chúng ta gắn bó, nếu tính theo thời gian là nhiều nhất trong ngày. Chính vì vậy, nhiều khi phòng ngủ phải kiêm nhiều chức năng. Và thưởng thức âm nhạc là một trong những chức năng quan trọng. Có điều là nhiều khi, chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nếu chúng ta có một chút hiểu biết về âm thanh, thì dạo các cửa hàng để mua một bộ dàn secon-hand cũng là một thú vui. Nhưng trên thực tế, thì việc này chứa đựng quá nhiều rủi ro. Rất nhiều đồ âm thanh cũ đã được tân trang lại, hoàn hảo đến mức ngay cả những audiophile sành sỏi cũng chưa chắc đã phát hiện ra. Hơn nữa, chúng ta sẽ được các chủ cửa hàng đưa cho những công thức phối ghép có sẵn mà đôi khi chúng ta không hài lòng nhưng không biết phải diễn tả như thế nào. Tóm lại là, chúng ta lạc vào một ma trận chỉ có cửa ra duy nhất là nở nụ cười cảm ơn rồi ra về.
Chúng ta có một phương án nữa là đến các siêu thị điện máy, mua một bộ dàn về hình thức cũng khá bắt mắt rồi mang về thưởng thức. Phương án này quả không tồi, thế nhưng chúng ta phải bỏ quá nhiều tiền để rồi phải sở hữu một chất lượng âm thanh không tương xứng với tầm tiền. Phần lớn các bộ dàn all-in-one hiện nay chỉ đáp ứng được phần nhìn chứ không phải phần nghe. Trong các bộ dàn đó, để giảm giá thành, nhà sản xuất dùng những linh kiện rẻ tiền và sẵn có nhất. Chính vì vậy, chất lượng âm thanh không được như mong muốn của bạn cũng là điều dễ hiểu.
Lưu ý rằng phòng ngủ, với diện tích nhỏ gọn, với rèm che cửa và chăn ga gối đệm, kệ để đồ hay bàn trang điểm, chúng ta đã có một không gian tương đối tốt để có thể thưởng thức âm nhạc. Những vật dụng đó chính là những vật liệu tiêu tán âm rất hiệu quả. Bởi chúng ta đôi khi thấy âm thang bị vang, rất khó chịu khi nghe ở phòng khách, đơn giản là bởi với một căn phòng rộng và không được xử lý, điều đó là tất yếu.
Không gian thì lý tưởng, điều kiện nghe cũng tốt, vậy bây giờ, việc của chúng ta là tìm một giải pháp cho thú vui tao nhã này. Tìm thông tin trên mạng, chao ôi, hoa hết cả mắt. Chúng ta bị ấn tượng bởi những dòng quảng cáo, tất nhiên, dù quảng cáo chỉ là quảng cáo nhưng cũng không phải là không có cơ sở. Thế nhưng, chúng ta rất ngại, do tâm lý đầu tiên chỉ muốn nghe thử cho biết, tất nhiên, âm thanh phải hay thì chúng ta mới bỏ tiền ra mua. Nhưng nếu cứ nghe mà không mua thì cũng ngại. Tâm lý kiêng kị trong bán hàng đến ngày nay, vẫn còn tồn tại.
Nắm bắt được tâm lý này, cửa hàng Công Audio sau nhiều thời gian chọn lọc và phối ghép, đã đưa ra một công thức cho bộ dàn tầm giá 1.000 USD. Là một tầm giá vừa phải, phục vụ được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Linh hồn của bộ dàn chính là đôi loa. Ở đây, Công Audio gợi ý đôi loa bookself Usher-520, là một đôi loa gần như hay nhất trong khoảng 350 USD. Đã có rất nhiều review tích cực về chất lượng của cặp loa này. Ngay trên diễn đàn lớn nhất về âm thanh, VNAV, topic về đôi loa này đến giờ vẫn còn nóng bỏng. Đôi loa này bắt mắt về hình thức, có nhiều mầu để khách hàng lựa chọn sao cho hợp với phòng ngủ của minh. Dải tần tương đối rộng nếu so với kích cỡ, âm thanh trong trẻo ngọt ngào, và thể hiện được nhiều loại nhạc khác nhau.
Để đôi loa này phát huy tối ưu chất lượng, Công Audio đã sử dụng ampli tích hợp Cambridge 351A. Hình dáng ngoài của ampli rất đơn giản với mặt nhôm phay xướt sang trọng. Kích thước ngang 430mm và cao 86mm nên có dáng nhìn khá thanh và gọn. Ngay giữa mặt trước được bố trí nút chỉnh volume. Các nút chức năng còn lại như balance và treble/bass được chia ra hai bên. Ampli này có đến 5 ngõ vào RCA, 1 ngõ vào jack 3.5 ly dùng kết nối các thiết bị nghe nhạc cầm tay và 1 ngõ USB dùng kết nối với Macbook hoặc PC. Tương ứng với các ngõ này là 6 phím bấm chọn ngõ vào bên phải của mặt trước máy. Một nút nhấn speaker B bên trái dùng để kết nối thêm một đôi loa nữa cho phòng khác hoặc dùng để đánh kiểu bi-ampli. Âm thanh do ampli này mang lại vượt quá giá tiền. Tinh tế và chính xác kiểu người Anh, quê hương của cuộc đại cách mạng công nghiệp mà nhờ đó, cuộc sống của chúng ta mới mỗi ngày thêm văn minh và hiện đại. Giá niêm yết là 375 USD, có thể nói là hợp lý so với chất lượng.
Nếu chúng ta phối ghép cùng với đầu DVD có sẵn để vừa nghe nhạc, vừa xem phim, đó cũng không phải một giải pháp tồi nếu xét về mặt kinh tế. Nhưng nếu để nghe nhạc có chất lượng và tương xứng với hai thiết bị trên, chúng ta có thể xét đến việc mua một đầu phát CD. Trong khoảng kinh phí này, Công Audio dùng đầu đọc CD Cambride 351C. Với vẻ ngoài trang nhã, mắt đọc không kén đĩa, đầu đọc này đáp ứng được tất cả các thể loại nhạc. Với mức giá 375 USD, quả thật chúng ta không có gì phải phàn nàn khi được sử dụng một đầu phát CD ở tầm mid-end mà giá low-end. Vậy là, với giá hơn 1.000 USD chút xíu, chúng ta đã có một bộ dàn rất hay trong tầm giá. Còn thiết bị phụ kiện như dây loa, dây tín hiệu, chân kê loa, chúng ta sẽ đầu tư sau, tất nhiên chi phí sẽ không cao bởi chẳng ai muốn "một tiền gà ba tiền thóc" cả.
Chúng ta có thể đến chuỗi cửa hàng Công Audio ở các địa chỉ số 8 Hai Bà Trưng, 67A Hai Bà Trưng, Hà Nội để được thưởng thức và tư vấn thêm về bộ dàn trong tầm 1.000 USD này. Chúng ta đừng ngần ngại khi bước vào, bởi đôi khi, những đôi loa hay thiết bị hi-end được bầy ở vị trí dễ nhìn nhất làm ngăn bàn chân ta. Bạn cứ yên tâm, các chuyên gia của Công Audio sẽ tư vấn nhiệt tình cho bạn, và chỉ riêng sự ghé thăm của bạn đã là niềm vui cho cửa hàng.
Theo VnMedia
Bí quyết xây dựng hệ thống âm thanh Việc xây dựng một hệ thống âm thanh như ý với khoảng ngân sách vừa phải không khó như nhiều bạn tưởng tượng. Điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ bạn muốn hệ thống đó như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu với bạn một số suy nghĩ của một chuyên gia âm thanh Anh quốc David Price trao đổi...