Sản xuất nhiều dầu nhất thế giới, tại sao Mỹ phải dựa vào Saudi Arabia để giảm giá dầu?
Giá dầu cao, nỗi lo về nguồn cung năng lượng toàn cầu và chi phí mua xăng đắt đỏ đang là nguyên nhân gây ra một những cú sốc kinh tế lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Một cơ sở lọc dầu của Mỹ ở Vịnh Galveston, bang Texas. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang Moneywise ngày 22/7, đó chính là thực tế quen thuộc hiện nay tại Mỹ – quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu nhưng lại thuộc số những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất hành tinh.
Giá xăng đã bắt đầu giảm, khiến người dân Mỹ giảm bớt nỗi lo trong mùa du lịch hè, nhưng giá xăng vẫn cao khi dao động ở 4,4 USD/gallon trên toàn quốc.
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không thể khiến Saudi Arabia gia tăng sản lượng dầu và sau khi Mỹ bán 5 triệu thùng dầu từ kho dự trữ sang châu Âu và châu Á, dư luận lại chú ý tới nghịch lý về tình trạng xuất nhập khẩu dầu của Mỹ.
Khi phải bỏ ra tới 75 USD để đổ đầy bình xăng ô tô, người Mỹ có thể khó chịu khi nhìn thấy dầu trong nước rời Mỹ nhanh hơn dầu nước ngoài được nhập vào. Đó là một thách thức có từ hàng thập kỷ qua và chỉ có bản chất của cuộc khủng hoảng đã thay đổi.
Mỹ là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới (gồm dầu thô, sản phẩm dạng lỏng của dầu và nhiên liệu sinh học) kể từ năm 2018.
Video đang HOT
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tính đến năm 2021, Mỹ sản xuất 18,88 triệu thùng mỗi ngày, nhiều hơn 10 triệu thùng/ngày so với Saudi Arabia (10,84 triệu thùng) và Nga (10,78 triệu thùng). Saudi Arabia và Nga đứng thứ hai và ba về sản xuất dầu.
EIA cũng lưu ý rằng Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất khi sử dụng 20,54 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 20% trữ lượng toàn cầu. Con số này vượt xa con số của Trung Quốc (14,01 triệu thùng). Theo báo cáo của EIA, Mỹ đã nhập khẩu 7,86 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm ngoái.
Vì vậy, nếu Mỹ đang sản xuất lượng dầu tương đương với lượng dầu mà nước này nhập khẩu và quan tâm nhiều hơn đến năng lượng tái tạo, thì lẽ ra Mỹ phải không phụ thuộc nhiều vào dầu nước ngoài và lẽ ra không phải lo ngại về giá năng lượng vì dự trữ của Mỹ khá nhiều.
Tuy nhiên, thực tế lại không như thế vì có mối liên hệ giữa dầu và chính trị. Các lý do khiến Mỹ có chênh lệnh giữa nhập và xuất khẩu dầu thực sự khá đơn giản.
Thứ nhất, dầu nước ngoài rẻ hơn. Chi phí khai thác dầu thường thấp hơn ở các nước khác.
Công ty nghiên cứu năng lượng tư nhân Rystad Energy đã phát hiện ra trong một phân tích năm 2020 rằng các mỏ dầu ở Trung Đông có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới: 31 USD/thùng. Dầu từ các giếng nước sâu của Mỹ có chi phí sản xuất mức 43 USD/thùng, còn dầu sản xuất bằng công nghệ fracking (nứt vỡ thủy lực) có chi phí 44 USD/thùng.
Thứ hai, năng lượng là một vũ khí. Giá dầu thường chịu tác động từ các biện pháp bảo vệ môi trường, từ yếu tố kinh tế và địa chính trị.
Một số mối quan tâm có ảnh hưởng lớn hơn những mối quan tâm khác. Ví dụ như xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay.
Cuộc xung đột này cuối cùng đã khiến Tổng thống Biden ký lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, nhưng không rõ lệnh cấm này có tác động tới Nga hay không. Trong khi đó, châu Âu đang bấp bênh về khả năng tiếp cận nguồn dầu quan trọng của Nga trước mùa đông.
Thứ ba, không phải tất cả các loại dầu đều giống nhau. Đây là một thách thức cơ bản đối với Mỹ – nơi chủ yếu xử lý dầu thô nặng, khó tinh chế mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Đông và các nơi khác. Ngành dầu của Mỹ không thể tinh chế loại dầu thô ngọt nhẹ đặc trưng ở Oklahoma, Texas và những nơi khác.
Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết chuyển đổi cơ sở hạ tầng của Mỹ theo hướng lọc dầu thô ngọt nhẹ có thể gây ra biến động đáng kể trên thị trường và gây nguy hiểm cho các khoản đầu tư khổng lồ hiện nay.
Nỗ lực chuyển đổi này luôn bị đình trệ vì gặp áp lực từ các cuộc biểu tình về môi trường hoặc gặp các rào cản chính trị khác. Hầu hết tin rằng tình hình hiện tại sẽ không thay đổi cho đến khi Mỹ tăng thêm công suất lọc dầu hoặc chuyển đổi để có thể xử lý dầu do chính mình sản xuất. Chi phí để thay đổi như vậy sẽ rất lớn.
Châu Âu trở thành khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Mỹ
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang châu Á lần đầu xếp sau châu Âu kể từ năm 2016 đến nay.
Giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Báo tài chính Bloomberg trích dẫn dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ cho biết châu Âu đã trở thành nhà nhập khẩu dầu Mỹ lớn nhất trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt với dầu thô của Nga.
Theo báo cáo, từ tháng 1 đến tháng 5/2022, châu Âu đã nhập khẩu gần 213,1 triệu thùng dầu thô, khiến khu vực này lần đầu tiên vượt qua châu Á trở thành khách hàng lớn nhất của Mỹ trong cùng giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2016. Các số liệu cho thấy châu Á chỉ mua 191,1 triệu thùng dầu của Mỹ trong thời gian này.
Sự chuyển hướng dòng chảy trên diễn ra trong bối cảnh Nga đang hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ, EU và các quốc gia khác liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine. Với mục tiêu cắt giảm nguồn doanh thu từ dầu mỏ của Nga, EU mới đây áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu mỏ của Nga cũng như hạ dần mức nhập khẩu.
Trong khi đó, Mỹ đã đề xuất áp mức trần đối với giá dầu Nga, đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ sáng kiến này, đáng chú ý nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước trên gần đây đã tăng cường mua dầu của Nga để tận dụng các khoản chiết khấu lớn mà Moskva tung ra trong nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu.
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo nỗ lực của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) nhằm áp mức giá trần đối với dầu mỏ trên thực tế có thể khiến giá "vàng đen" tăng.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do xung đột ở Ukraine có nguy cơ gây ra đợt tăng giá năng lượng nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Ba lý do khiến giá dầu sẽ tiếp tục đắt đỏ Giá dầu đã tăng vọt trở lại như những ngày đầu xảy ra xung đột Nga - Ukraine và không hề có triển vọng giảm đáng kể trong thời gian gần. Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Giá dầu thô Brent - tiêu chuẩn định giá toàn cầu - đã tăng vọt lên 124 USD/thùng vào đầu tuần...