Sản xuất một quả bom nguyên tử, Iran có thể chỉ mất 12 ngày?
Iran dường như đang tăng tốc năng lực chế tạo bom hạt nhân ở ngưỡng IAEA và Mỹ lên tiếng báo động.
Các hạt phân tử urani được làm giàu tới 83,7% tại một cơ sở hạt nhân của Iran. (Nguồn: The Gal Times)
Phát hiện mới của IAEA
Theo một báo cáo được hãng tin AP tiếp cận ngày 28/2, các thanh sát viên từ cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ) đã tìm thấy các hạt phân tử urani được làm giàu tới 83,7% tại Cơ sở làm giàu nhiên liệu Fordow của Iran (FFEP), một cơ sở hạt nhân dưới lòng đất nằm cách thành phố Qom khoảng 20 dặm về phía Đông Bắc. Đây là phát hiện mới, sau khi Mỹ cảnh báo rằng, năng lực chế tạo bom hạt nhân của Tehran đang tăng tốc.
Báo cáo hàng quý của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) có trụ sở tại Vienna (Áo) được gửi tới các quốc gia thành viên có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Iran và phương Tây về chương trình hạt nhân của Tehran.
Báo cáo của IAEA mô tả các thanh sát viên phát hiện vào ngày 21/1 rằng, hai tầng máy ly tâm IR-6 tại cơ sở Fordow của Iran đã được cấu hình theo cách “khác biệt đáng kể” so với những gì đã được tuyên bố trước đó.
Theo báo cáo được hoàn thành vào tháng 1, IAEA đã lấy các mẫu môi trường tại nhà máy Fordow, cho thấy sự hiện diện của các hạt urani được làm giàu cao với độ tinh khiết lên tới 83,7% – sát với mức làm giàu 90% cần thiết để chế tạo bom hạt nhân.
Video đang HOT
IAEA sau đó đã thông báo cho Iran rằng, những phát hiện này “không phù hợp với mức độ làm giàu tại nhà máy Fordow như Iran đã tuyên bố và yêu cầu Iran làm rõ nguồn gốc của các hạt này”.
Cũng theo báo cáo trên, kho dự trữ urani được làm giàu tới 60% của Iran cũng đã tăng từ 25,2 kg lên 87,5 kg kể từ báo cáo quý trước đó.
Báo cáo của IAEA cho biết, các cuộc thảo luận với Iran để làm rõ vấn đề đang diễn ra, đồng thời lưu ý rằng “những sự kiện này cho thấy rõ năng lực của IAEA trong việc phát hiện và báo cáo những thay đổi trong hoạt động của các cơ sở hạt nhân ở Iran”.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN ngày 28/2, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã không trả lời trực tiếp câu hỏi về các báo cáo liên quan đến hoạt động làm giàu urani của nước này.
Ông Amir-Abdollahian cho biết, Phó tổng giám đốc IAEA Massimo Aparo đã đến thăm Iran hai lần trong những tuần qua và Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng đã được mời đến thăm nước này.
Trong khi đó, Phát ngôn viên chương trình hạt nhân dân sự của Iran, Behrouz Kamalvandi, tuần trước đã tìm cách mô tả bất kỳ phát hiện nào về các hạt phân tử urani được làm giàu đến mức đó là tác dụng phụ nhất thời của việc cố gắng đạt được thành phẩm có độ tinh khiết 60%.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự khác biệt lớn như vậy về độ tinh khiết ngay cả ở cấp độ nguyên tử sẽ khiến các thanh sát viên nghi ngờ.
Cảnh báo từ phía Mỹ
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28/2 cho biết, báo cáo của IAEA cho thấy “diễn biến tình hình hết sức nghiêm trọng” và “chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với các đồng minh, đối tác ở châu Âu và khu vực trong khi chờ đợi thêm thông tin chi tiết từ IAEA về diễn biến nghiêm trọng này”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl ngày 28/2 cũng nói rằng “Tiến bộ hạt nhân của Iran kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 là rất đáng chú ý. Khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, có lẽ Iran phải mất khoảng 12 tháng để sản xuất một vật liệu phân hạch, tương đương với một quả bom hạt nhân. Nhưng bây giờ họ sẽ chỉ mất khoảng 12 ngày”.
Hơn một năm đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran nhằm cố gắng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã đổ vỡ vào tháng 9/2022. Căng thẳng giữa hai nước trở nên tồi tệ hơn sau khi Iran được cho là đã cung cấp máy bay không người lái (UAV) cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran đã giới hạn kho dự trữ urani của Tehran ở mức 300 kg và độ làm giàu ở mức 3,67% – đủ để cung cấp nhiên liệu cho một nhà máy điện hạt nhân.
Nếu như urani tới gần mức 84% là hầu như ở cấp độ vũ khí – có nghĩa là bất kỳ kho nào dự trữ vật liệu đó cũng có thể nhanh chóng được sử dụng để sản xuất bom nguyên tử khi Iran chọn.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đã cảnh báo, Iran hiện có đủ urani để sản xuất “một vài” quả bom hạt nhân nếu họ muốn. Nhà máy Fordow tuy có kích thước bằng một sân bóng đá nhưng đủ lớn để chứa 3.000 máy ly tâm và rất kiên cố khiến các quan chức Mỹ nghi ngờ nó có mục đích quân sự.
Hiện tại, bất kỳ lời giải thích nào từ Iran có thể sẽ không đủ để làm hài lòng Israel, đối thủ của Iran trong khu vực. Ngày 28/2, Ngoại trưởng Đức cho biết, Đức và Israel đều lo lắng về những cáo buộc về urani được làm giàu gần 84% của Iran.
Iran khẳng định đã thông báo cho IAEA về việc làm giàu urani
Ngày 5/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết Tehran đã thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về quyết định bắt đầu làm giàu urani lên mức tinh khiết 60% tại nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow (FFEP) vào tháng 11/2022.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Quan chức ngoại giao Iran đưa ra tuyên bố trên nhằm đáp lại một tuyên bố chung của Mỹ, Anh, Pháp và Đức hôm 3/2 vừa qua, trong đó cáo buộc Iran "không nhất quán trong việc đáp ứng các nghĩa vụ hạt nhân của nước này như được chỉ ra trong báo cáo gần đây của IAEA".
Trong tuyên bố được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Iran, ông Kanaani nêu rõ Iran đã thông báo cho IAEA về việc làm giàu urani lên mức tinh khiết 60% tại cơ sở Fordow vào ngày 17/11/2022 và nội dung liên quan đến phương thức làm giàu urani đã được nộp cho cơ quan này. Về cuộc thanh sát gần đây của IAEA đối với cơ sở Fordow vào tháng 1 vừa qua, ông Kanaani khẳng định không có biện pháp mới hay trái ngược nào được thực hiện tại cơ sở này so với nội dung đã thông báo hồi tháng 11 năm ngoái.
Trước đó, IAEA ngày 3/2 đã chỉ trích Iran vì không công khai thực hiện điều chỉnh đối với liên kết giữa hai cụm máy tiên tiến làm giàu urani lên mức tinh khiết 60%, được cho là cao gấp 16 lần ngưỡng cho phép và rất gần cấp độ vũ khí hạt nhân, ở nhà máy Fordow.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho rằng tuyên bố của IAEA dựa trên một báo cáo "sai lầm" của một thanh sát viên.
Phía Iran cho biết nước này tăng gấp đôi khả năng làm giàu urani thông qua các hệ thống máy ly tâm mới và các nhà máy điện hạt nhân đang mang lợi ích kinh tế lớn cho Iran, giúp nước này giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Trước đó, ngày 3/2, các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã ra một tuyên bố chung nhất trí với báo cáo của IAEA, trong đó cho rằng Iran không nhất quán về việc đáp ứng các nghĩa vụ theo thỏa thuận Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Nga khẳng định sẵn sàng duy trì liên hệ cấp cao với IAEA Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa có kế hoạch gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi, tuy nhiên Moskva quan tâm đến việc duy trì liên hệ giữa hai bên liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Enerhodar, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Sputnik, phát biểu...