Sản xuất máy thở với giá rẻ bằng vỏ máy tính chơi game
Trước nguy cơ thiếu hụt máy thở trên toàn cầu do Covid-19, Maingear đã tiếp nối các công ty như Tesla và Mercedes trong việc chế tạo máy trợ thở khẩn cấp.
LIV hứa hẹn có giá chỉ bằng một phần tư giá máy thở truyền thống hiện nay
Theo Neowin, công ty chuyên sản xuất vỏ máy tính để bàn chơi game này đã tạo ra máy thở mang tên LIV, với phần khung của máy được làm từ phiên bản cũ của vỏ máy tính F131 từ Maingear.
LIV đã được thiết kế đặc biệt để giúp đỡ các bệnh nhân nguy kịch và cần đặt nội khí quản trong đại dịch Covid-19. Nó hoạt động dựa trên một nền tảng đã được sử dụng ở Thụy Sĩ và Ý, có khả năng tự động kích hoạt hơi thở cho bệnh nhân. Điều này cho phép các nhân viên y tế có thể cung cấp oxy vào bệnh nhân chỉ trong 1,5 giây.
Được biết, LIV đã được thiết lập sẵn các giá trị tiêu chuẩn để việc sử dụng trở nên đơn giản nhất có thể, cũng như phần mềm chuyên dụng được điều khiển qua giao diện màn hình cảm ứng, giúp truy cập trực tiếp vào các điều chỉnh quan trọng ngoài các điều chỉnh thủ công trên thiết bị.
Video đang HOT
Maingear tuyên bố LIV có thể được sản xuất với một phần tư giá của các máy thở truyền thống đang được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, công ty vẫn đang chờ phê duyệt để máy thở có thể sử dụng tại Mỹ và hiện đàm phán với các quan chức nhà nước để triển khai tại quốc gia này. Maingear cũng hy vọng sẽ cung cấp LIV trên phạm vi quốc tế trong tương lai.
Thành Luân
Vũ khí giá rẻ mở ra cơ hội chặn dịch Covid-19
Một nhóm nghiên cứu tại MIT đã phát triển thành công máy thở với chi phí 100 USD, rẻ hơn rất nhiều so với chi phí của những loại hiện nay.
SciTechDaily đưa tin, một nhóm nghiên cứu tại MIT đã phát triển thành công loại máy thở trị giá 100 USD. Đây là con số rẻ hơn rất nhiều so với chi phí trung bình khoảng 30.000 USD của hầu hết loại máy thở được sản xuất hiện nay.
Theo bài báo khoa học chi tiết về thiết bị này, chiếc máy hoạt động chủ yếu dựa vào một bóng Ambu. Đây là một quả bóng thở bóp tay có thể được tìm thấy dễ dàng tại các bệnh viện để giúp cấp cứu bệnh nhân ngay ở hiện trường mà không cần máy thở.
Chiếc máy hoạt động chủ yếu dựa vào một bóng Ambu.
Thực tế, phát minh này là cỗ máy mà các sinh viên MIT đã thiết kế từ 10 năm trước như một bài tập thực hành. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu hụt máy thở trầm trọng giữa đại dịch COVID-19, thiết bị này đã đến lúc được sử dụng.
Theo SciTechDaily, một nhóm nghiên cứu của MIT có tên E-Vent gồm các bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học máy tính đã được thành lập để làm sống lại dự án này.
Thông thường, với phương pháp bóp bóng Ambu bằng tay, nhân viên y tế sẽ phải liên tục trực bên cạnh nạn nhân và cần thực hiện đúng kỹ thuật mỗi lần. Trong khi đó, thiết kế của máy bóp bóng Ambu bằng cơ khí có thể chạy liên tục trong nhiều ngày và bắt chước được kỹ thuật của các bác sĩ cấp cứu.
E-Vent đã chia sẻ miễn phí toàn bộ các tài liệu, bản thiết kế được sử dụng để tạo ra chiếc máy thở giá rẻ này với mục đích góp phần mở rộng quy mô sản xuất thiết bị trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh đây không phải loại thiết bị bất kỳ ai cũng chế tạo được và cần có những bác sĩ chuyên môn hỗ trợ mở rộng sản xuất.
Thiết kế của máy bóp bóng Ambu bằng cơ khí có thể chạy liên tục trong nhiều ngày và bắt chước được kỹ thuật của các bác sĩ cấp cứu.
"Sự an toàn cho bệnh nhân vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Do đó, chúng tôi đã thiết lập những yêu cầu tối thiểu cũng như thiết bị phải được sản xuất theo yêu cầu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)", một thành viên trong nhóm cho biết.
Đội ngũ E-Vent cũng nhấn mạnh thêm vì bản chất kỹ thuật của máy, thiết bị phải có khả năng điều chỉnh không khí và áp suất cho bệnh nhân để phù hợp với nhu cầu từng người. Thêm vào đó, chiếc máy phải có khả năng hoạt động liên tục vì bất kỳ sự cố nào cũng có thể gây chết người.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang chờ đợi nhận được phản hồi từ FDA để áp dụng loại máy thở này trên quy mô lớn. SciTechDaily cũng cho biết thêm, ngoài E-Vent, nhiều nhóm khác cũng đang tích cực nghiên cứu trên các dự án thiết kế tương tự để thúc đẩy tốc độ sản xuất máy thở.
Anh Tuấn
Đại học Mỹ chế tạo máy thở giá rẻ để chống dịch Covid-19 Loại máy thở giá rẻ do sinh viên, giảng viên ĐH Rice, Mỹ, chế tạo sẽ sớm có mặt trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở nước này. Chi phí cho mỗi chiếc dưới 300 USD. Theo Click2houston, ĐH Rice đã có sẵn loại máy thở y tế này. Chi phí thiết kế, lắp đặt chưa đến 300 USD. Đây là sản phẩm...